Tượng Tế Công
Danh Mục Sản Phẩm
Tượng Tế Công
Tế Công là một nhân vật rất nổi tiếng và cực kì quen thuộc với mỗi người qua các câu chuyện dân gian, phim ảnh. Trong phong thủy, tượng gỗ Tế Công cũng là bức tượng vô cùng nổi tiếng và được nhiều người ưa thích sử dụng làm vật phẩm thờ cúng cũng như trang trí cho không gian sống của mình với mục đích trấn trạch, trừ tà, xua đuổi vận xấu, mang lại thế cân bằng cho ngôi nhà. Để biết rõ hơn về bức tượng phong thủy đặc biệt này thì chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.
Tượng Tế Công gỗ Trắc
Tế Công là ai ?
Tế Công hay Tế Điên hoà thượng là một nhân vật có thật thường được nhắc đến trong các tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc. Theo truyền thuyết kể lại, ông nguyên là Hàng Long La Hán, giáng thế làm người nhà họ Lý, tên là Lý Tu Duyên, sống vào đời Tống, năm Thiệu Hưng. Lúc người được sinh ra, ánh hồng quang cùng hương thơm lạ bao phủ khắp căn nhà, có gương mặt tuấn tú, ngũ quan sáng sủa, đoan chính nhưng lại cứ khóc mãi không ngưng. Cho đến ba hôm, khi nhìn thấy lão phương trượng của chùa Quốc Thanh đến chúc mừng thì mới ngừng khóc, nhếch mép cười. Vì thế, phương trượng đặt cho người cái tên Lý Tu Duyên. Lúc 7 tuổi, người chẳng nói chẳng cười, chẳng tụ họp chơi đùa với con nít cùng làng, cha người mời một vị lão tú tài đến dạy đọc sách cho người ngay tại nhà.
Tế Công rất thông minh, trí nhớ rất tốt, hiểu bài rất nhanh, nhìn qua là không quên được, năm 14 tuổi thì thi lấy Tú Tài, nào ngờ cha bệnh qua đời. Năm 18 tuổi mẹ ruột cũng mất vì bệnh. Nhìn thấu hồng trần, sau khi mãn kì thủ hiếu người đem những việc trong nhà giao phó lại cho Vương viên ngoại, đến chùa Linh Ẩn xuất gia tu hành, bái Nguyên Không trưởng lão làm thầy, pháp danh gọi là Đạo Tế. Sau khi ngộ đạo thì giả điên giả khùng tại thế, đi khắp nơi tạo phúc, hàng yêu diệt ma, trị bệnh, cứu giúp đời người. Tế Công thường uống rượu và ăn thịt chó nên người đời còn gọi ông là Tế Điên. Vì đi khắp nơi cứu người, công đức vô lượng nên rất nhiều người xem người là Phật sống, xưng là Tế Công Hoạt Phật.
Tượng gỗ Tế Công gỗ Trắc
Thời Tông, người dân mê muội, tăng lữ tu hành thì nhiều người không thực tâm muốn tu hành, chỉ chú trọng bề ngoài. Tế Công điên điên khùng khùng để gần gũi, hoà chung vào dân chúng nhằm cứu thế, giúp đỡ và độ hoá họ thoát khỏi cảnh u mê, phá bỏ chấp niệm của chúng sanh về cái thiện bên ngoài, thực tâm hướng nội tìm cầu. Vẻ ngoài của ta tuy trông điên khùng, nhưng trong tâm ta là một dải chơn không, lời nói hành động xuất phát từ tự nhiên, khuyên người đời hướng thiện, độ chúng sanh quay đầu về bờ.
Ý nghĩa phong thủy tượng gỗ Tế Công
Tế Công rất giỏi trong việc trừ tà diệt ma, giúp đỡ mọi người, chính vì thế người dân rất kính trọng và thờ phượng ông như một vị thần, vị Phật sống. Người ta cho rằng, thờ tượng Tế Công hoà thượng sẽ giúp trấn trạch, xua đuổi tà ma, thanh trừ độc khí, đem lại nguồn năng lượng tốt, vượng khí cho không gian sống của gia chủ. Những nhà phong thủy học, pháp sư, thầy cúng thường truyền tai nhau kinh nghiệm rằng nếu ngôi nhà nào ở vào địa thế xấu, bị ma quỷ, vong quấy phá, nhà gần bãi tha ma, nghĩa địa,...
Thì đặt một bức tượng gỗ Tế Công trong nhà sẽ giúp hoá giải. Những gia đình có trẻ nhỏ và hay quấy khóc, bệnh tật nếu đặt tượng trong nhà cũng sẽ giúp hoá giải hung khí, ma mị át vía đứa trẻ, giúp trẻ ăn no ngủ kĩ, ngoan ngoãn hơn. Đồng thời, tượng còn mang lại bình an, khoẻ mạnh, tránh được bệnh tật, đau ốm cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Tượng gỗ Tế Công
Tượng Tế Công lúc nào cũng mang khuôn mặt tươi cười, sảng khoái khiến người khác nhìn vào sẽ có cảm giác dễ chịu vì vậy đặt tượng trong nhà sẽ giúp không khí gia đình thêm vui vẻ, thoải mái.
Vị trí đặt tượng hợp phong thủy
Nên đặt tượng ở những nơi có không gian trang trọng, thoáng mát, sạch sẽ, đặt tại cửa chính, mặt tượng hướng ra ngoài để giúp phát huy tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma và những luồng khí xấu xâm nhập vào nhà.
Nếu ngôi nhà của bạn đang nằm ở những hướng xấu thì có thể đặt tượng Tế Công ở những hướng này để hoá giải, ngăn chặn những điềm xấu, tai hoạ cho gia đình.
Thường xuyên vệ sinh tượng sạch sẽ để phát huy giá trị phong thủy tốt nhất. Có thể thờ cúng bằng cả đồ chay lẫn đồ mặn.
Tượng Tế Công gỗ Cẩm
Lưu ý:
Không nên đặt tượng ở những nơi không sạch sẽ, ẩm mốc, thiếu trang nghiêm như gần nhà vệ sinh, phòng tắm, gầm cầu thang, nhà bếp,... Vì điều này thể hiện sự bất kính và sẽ mang lại những hiệu quả không tốt cho ngôi nhà.
Không nên thờ cúng hoặc bài trí quá nhiều tượng Phật cùng một lúc vì sẽ làm rối loạn về mặt phong thủy, và rườm rà, rối mắt về mặt thẩm mỹ.
Đến đây, chắc có lẽ các bạn đã hiểu biết hơn về tượng Tế Công cũng như tác dụng, giá trị, ý nghĩa phong thủy mà nó mang lại cho gia đình phải không nào. Vậy thì còn chần chờ gì mà không sắm ngay bức tượng này cho gia đình mình cũng như làm quà tặng cho bạn bè, người thân trong các dịp lễ tết quan trọng cũng mang lại ý nghĩa rất to lớn đấy. Nếu như còn thắc mắc gì thì hãy liên lạc với Gỗ Đỉnh ngay để được chúng mình tư vấn kĩ hơn nhé.
Tượng gỗ Tế Công được ví như một bảo vật trấn trạch trừ tà, Tế Công được nhiều người kính trọng và thờ cúng như một vị thánh giúp trừ yêu diệt ma. Đặt tượng Tế Công trong nhà sẽ mang đến hiệu quả bảo hộ, trừ tà và trấn trạch rất tốt.