Tượng Ông Thọ
Danh Mục Sản Phẩm
Tượng Ông Thọ
Luôn luôn khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi chắc hẳn là ước mong của không ít người. Để phần nào thể hiện mong muốn đó, mọi người đã lựa chọn tượng Ông Thọ bày trí trong phòng và đặt ở những vị trí phù hợp với Phong Thủy. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết về tượng Ông Thọ và những ý nghĩa Phong Thủy mang lại. Hãy cùng Gỗ Đỉnh theo dõi bài viết này để biết nhé!
Tượng Ông Thọ gỗ Bách Xanh
Nguồn gốc ra đời của tượng Ông Thọ
Muốn nắm rõ được nguồn gốc ra đời của tượng Ông Thọ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hình ảnh của Ông Thọ thông qua từng giai đoạn khác nhau.
Trong dân gian, Ông Thọ có tên là Nam Cực tiên ông. Ông được biết đến với hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ, tay có cặp lông mày dài dưới vầng trán cao, tay cầm chiếc gậy treo bình hồ lô. Ông luôn nở nụ cười phúc hậu mang biểu tượng của niềm hạnh phúc, sự hân hoan, vui tươi. Bên cạnh đó, ông còn là vị tiên gắn liền với ông Phúc và ông Lộc, tạo nên bộ ba “Phúc - Lộc - Thọ” (Tam Đa). Gia chủ hoàn toàn có thể thờ cúng cả bộ tam đa hoặc thờ riêng tượng Ông Thọ đều có thể.
Ngoài đời thực, Ông Thọ có tên thật là Đông Phương Sóc, là nhân vật có thực thời nhà Hán, làm chức vụ Thừa tướng. Đối với ông, triết lý làm quan là quan thì phải lấy lộc. Chính vì vậy, bao nhiêu tiền thưởng nhận được ông đều dùng để mua gái đẹp về làm thê làm thiếp, đến nỗi người đời còn đồn thổi rằng trong dinh ông gái đẹp chẳng kém gì cung nữ ở cung vua. Thậm chí trước khi từ biệt cõi đời, ông vẫn còn cưới một cô gái xinh đẹp tuổi đôi mươi. Do sống đến tận 125 tuổi nên ông được đặt cho cái tên là ông Thọ.
Tượng Ông Thọ - mang biểu tượng của niềm hạnh phúc
Trong phong thủy, Ông Thọ được xem là bắt nguồn từ một chòm sao tinh tú trên bầu trời - trong Nhị Thập Bát Tú. Trong chương “Thiên Quan thư” thuộc bộ "Sử ký" của Tư Mã Thiên có ghi chép lại rằng: Tây cung Lang có một ngôi sao lớn là Nam Cực Lão Nhân. Đất nước sẽ bình yên khi sao này xuất hiện và ngược lại. Chính vì vậy, sao Nam cực Lão nhân được xem là sao chưởng quản cả vận mệnh của quốc gia, số mệnh của người dân trong thiên hạ.
Qua bao nhiêu giai đoạn khác nhau, Ông Thọ vẫn luôn được người đời ghi nhớ, tiêu biểu cho điều này là sự ra đời của các bức tượng Ông Thọ mang đầy ý nghĩa Phong Thủy tốt. Tượng Ông Thọ nhìn chung mang lại nhiều ý nghĩa về sức khỏe và vượng khí. Tục thờ cúng Ông Thọ từ lâu cũng đã trở thành một trong những nét truyền thống văn hóa đẹp trong dân gian Việt Nam.
Ý nghĩa tượng Ông Thọ
Nhắc đến Ông Thọ - một trong ba vị tiên thuộc bộ Tam Đa, người ta sẽ nghĩ ngay đến biểu tượng của sự trường thọ, cho cuộc sống lâu dài bởi hình ảnh râu tóc bạc trắng, gương mặt phúc hậu. Đúng vậy! Những bức tượng Ông Thọ trong Phong Thủy tượng trưng cho cuộc sống yên lành, khỏe mạnh. Ngoài ra, tượng ông Thọ còn thường đi kèm với nhiều hình ảnh khác như quả đào tiên, nấm linh chi hay nai,…
Tất cả đều mang đến ý nghĩa về sức khỏe dồi dào, sự trường sinh bất tử, khả năng vượt qua mọi bệnh tật. Chính vì vậy, việc bày trí tượng ông Thọ trong phòng sẽ giúp thu hút nhiều vượng khí, nguồn năng lượng tốt vào nhà.
Tượng Ông Thọ gỗ Bách Xanh - tượng trưng cho sức khỏe
Cách bài trí tượng Ông Thọ trong phòng
Mặc dù, tượng Ông Thọ - một vật thờ cúng không thể thiếu mang lại nhiều ý nghĩa Phong Thủy tốt, tuy nhiên không phải bày trí ở nơi nào cũng tốt. Dưới đây là một số những lưu ý cũng như cách bài trí, trưng bày tượng Ông Thọ trong gia đình mà bạn cần biết.
Khi trưng bày tượng Ông Thọ trong phòng, gia chủ nên đặt tượng ở vị trí trên cao, thoáng đãng, sạch sẽ và có hướng hướng ra cửa chính. Điều này không chỉ giúp thể hiện sự tôn kính đối với Ông Thọ mà đó còn là vị trí thu hút nhiều vượng khí tốt cho gia chủ
Trong quá trình sử dụng và bày trí tượng Ông Thọ, lưu ý không nên đặt tượng ở những vị trí không phù hợp Phong Thủy như trong phòng tắm, nhà bếp, nhà vệ sinh, dưới gầm cầu thang, trước cửa sổ. Bởi lẽ, nếu như thế, không chỉ đang thể hiện sự bất kính với Ngài mà còn làm giảm hiệu quả mang lại.
Do không phải là vị thần trong Phật Giáo nên thông thường tượng Ông Thọ sẽ không được thờ cúng chung với Đức Phật. Chính vì vậy, tuyệt đối không được đặt tượng Ông Thọ trên bàn thờ để thờ cúng
Cần vệ sinh tượng thường xuyên bằng khăn mềm, tránh tình trạng để tượng bị bám bụi bẩn, bị vỡ,...