Tượng Trâu
Danh Mục Sản Phẩm
Tượng Trâu
Trâu là con vật gắn liền với người dân Việt Nam từ rất lâu trong văn hoá và đặc biệt là trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, là người bạn thân thiện của nhà nông. Không phải tự nhiên mà dân gian ta lại có câu “Con Trâu là đầu cơ nghiệp”, “Con Trâu đi trước cái cày đi sau”, Trâu là con vật hiền lành, cần cù, chịu khó, bền bỉ, tượng trưng cho phẩm chất và sức mạnh của cả dân tộc. Không những thế, loài vật này còn được xem là linh vật trong phong thủy. Tượng gỗ Trâu được rất nhiều gia đình yêu thích và chọn làm vật phẩm phong thủy trang trí cho ngôi nhà của mình. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao tượng Trâu lại được ưa chuộng như thế nhé!
Tượng Trâu gỗ Pơ Mu
Về loài Trâu
Trâu là động vật thuộc họ trâu bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú. Chúng sinh sống hoang dã ở Nam Á, Đông Nam Á, miền Bắc Úc. Trâu nhà, tức Trâu đã thuần dưỡng được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới Châu Á, một số nhỏ ở Nam Mỹ và Bắc Phi. Trâu được nuôi để lấy sức, lấy thịt và lấy sữa. Ở Châu Á có hai phân loài trâu nhà là Trâu sông và Trâu đầm. Trâu sông sống ở vùng cao còn Trâu đầm phổ biến khắp miền nhiệt đới. Loài Trâu có thể tận dụng thức ăn kém chất dinh dưỡng mà vẫn giữ được sức sản xuất cao, thế nên thường được sử dụng trong việc đồng áng.
Tượng Trâu Nằm Gỗ Cẩm
Hình tượng con Trâu trong các nền văn hoá
Hình tượng con Trâu rất phổ biến trong văm hoá phương Đông và gắn bó với người dân ở vùng Nam Á, Đông Nam Á đặc biệt là văn hoá Việt Nam.
Theo văn hoá phương Đông, con Trâu còn được gọi là Sửu, là con vật đứng vị trí thứ hai trong mười hai con giáp sau Tý, mỗi con là biểu tượng cho một năm. Về tính âm dương, mười hai con vật được xếp thành hai cực âm và dương đan xen nhau, trong đó Trâu thuộc âm. Người ta còn tìm thấy và đặt tên cho 4 chòm sao gồm 28 ngôi sao chính là nhị thập bát tú. Trong đó, sao Ngưu thuộc chòm sao Huyền Vũ nằm ở phương Bắc, ứng với hành thủy, được xem là một ngôi sao sáng và thường được gắn cho những người có trí tuệ trác việt.
Theo văn hoá phương Tây, Trâu là con vật đứng đầu trong quan niệm mười hai con giáp của người Hy Lạp, tiếp đó là sơn dương, sư tử, lừa, cua, rắn, cá sấu, hồng hạc, vượn, chim ưng, chuột. Trong mười hai cung hoàng đạo của phương Tây, Trâu là biểu tượng của cung Kim Ngưu.
Đạo Phật cũng có nhiều câu chuyện nói về con Trâu, mượn hình ảnh Trâu để nói về văn hoá, triết lý, đạo lý sống đó là tự chăn tâm mình, tự chăn tâm ngã như thuần phục một con Trâu. Cụ thể là bộ tranh chăn Trâu gồm 10 bức với hai dòng Trâu tiệm hoá minh hoạ cho con đường giác ngộ của Phật giáo tiểu thừa và Trâu toàn đen dẫn bày các yếu chỉ thiền cho người học theo tư tưởng Phật giáo đại thừa.
Con Trâu cũng gắn liền với nền văn minh lúa nước của Việt Nam và nhiều quốc gia ở Đông Nam Á, tượng trưng cho bản chất hiền lành, cần cù, chịu khó của người nông dân. Hình tượng con Trâu xuất hiện trong các câu ca dao, thơ ca, trong văn học, điêu khắc, nghệ thuật, gắn liền với các tục lệ, lễ hội như lễ hội đâm Trâu, chọi Trâu,... Ngoài ra, con Trâu còn là biểu tượng của thể thao Việt Nam, linh vật của SEA Game 22 Việt Nam năm 2003.
Tượng Trâu Gỗ Trắc Nguyên Khối
Ý nghĩa tượng gỗ Trâu trong phong thủy
Ngày xưa, Trâu là tài sản và là công cụ lao động có giá trị nhất đối với các gia đình làm nông, nhà nào sở hữu ít nhất một con Trâu được xem là có tài sản, giàu có. Có thể nói sức ảnh hưởng của con Trâu là vô cùng lớn. Trong sơ đồ bát quái thì Trâu thuộc quẻ Khôn, ý chỉ về đất đai. Chính vì vậy trong phong thủy, tượng gỗ Trâu có khả năng thu hút tài lộc, giúp công việc làm ăn được thuận lợi, đạt lợi nhuận cao nhất là những người có công việc liên quan đến đất đai, bất động sản khi bài trí tượng Trâu trong nhà sẽ mang lại càng nhiều may mắn và thành công trong công việc của mình.
Con Trâu gắn liền với bản tính hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, chịu đựng được những điều khắc nghiệt mà không phải con vật nào cũng làm được vì vậy mà thu được nhiều của cải, thành quả xứng đáng với công sức của mình, cuộc sống luôn ổn định, đầy đủ, không sợ bị thiếu thốn.
Tượng Trâu còn có tác dụng trấn yểm các loại hung tinh như Nhị Hắc hoặc Ngũ Hoàng, hoá giải các hung tinh này thành cát, biến những điều xấu, điềm gở thành những điều tốt đẹp. Đặc biệt những gia đình có nhà ở hướng xấu có thể đặt tượng ở trong nhà để tránh bớt những tai hoạ, điềm gở ảnh hưởng đến gia đình.
Tượng Trâu Gỗ Nu Nghiến
Vị trí đặt tượng Trâu sao cho phù hợp phong thủy
Hướng thích hợp nhất để đặt tượng Trâu là hướng Bắc và Đông Bắc vì đây là hướng sinh khí, giúp hút được nhiều khí lộc, tránh được hung khí, hoá giải những điềm gở thành cát tường, mang đến sự thuận lợi về nhiều mặt. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên đặt tượng hướng Nam hoặc hướng Tây Nam bởi đây là hướng lục sát, dễ mang tai hoạ đến.
Nên đặt tượng tại phòng khách, trên bàn làm việc, hoặc những nơi có các vượng tinh như Lục Bạch và Bát Bạch phối chiếu.
Đặt tượng ở gần cửa ra vào, đối diện cửa sổ hoặc cửa chính để chiêu tài. Đặt tượng ở nơi khuyết góc trong nhà để trấn hưng, cầu an.
Tượng Trâu phong thủy rất hợp với những người tuổi Sửu, Tý, Dậu, Hợi, Tỵ. Xung khắc với tuổi Mùi.
Lưu ý: Tuyệt đối không nên đặt tượng Trâu ở những nơi ẩm thấp, thiếu vệ sinh, những nơi ô uế, hay trên bàn thờ, gần nhà bếp, wc,... Vì sẽ làm giảm bớt hiệu quả phong thủy hoặc nặng hơn là phản tác dụng.
Khi đặt tượng, không nên để sừng Trâu hướng về phía bạn vì dễ gây thị phi, cản trở sự nghiệp.
Xem thêm: Tượng Rồng Phong Thủy
Với những ý nghĩa văn hoá và phong thủy to lớn của mình tượng Trâu được xem là một trong những bức tượng phong thủy được ưa chuộng số một hiện nay. Đây cũng sẽ là món quà tuyệt vời để dành tặng người thân, bạn bè đấy. Thật khó để bỏ qua một bức tượng hoàn hảo như thế này phải không các bạn. Vậy thì còn chần chờ gì mà không liên lạc với Gỗ Đỉnh ngay nào.