Đá Thạch Anh
Danh Mục Sản Phẩm
Đá Thạch Anh
Đá Thạch Anh là một loại nguyên vật liệu khá phổ biến ngày nay vì được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng cũng như trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Ngoài ra, đá Thạch Anh còn được nhiều người mô tả giống như sự cộng hưởng từ vẻ đẹp kết hợp giữa đá cẩm thạch và Granite. Ở bài viết này, Gỗ Đỉnh sẽ cung cấp thông tin giúp bạn hiểu hơn về đá Thạch Anh này. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Đá Thạch Anh là gì?
Đá Thạch Anh là một loại đá biến chất được tạo nên từ khoáng thạch anh và hình thành trong địa chất từ những hạt cát nhỏ ở sa mạc, cồn cát, lòng sông hoặc bãi biển. Sau một khoảng thời gian nhất định, những hạt cát đó nén lại và dính vào nhau, tạo nên đá sa thạch. Nếu sau đó, chúng vẫn tiếp tục bị vùi sâu hơn nữa dưới các lớp đá, chúng sẽ trở nên dồn nén hơn và nóng hơn nhiều. Các hạt cát dưới nhiệt độ và áp suất nhất định sẽ mất đi hình dạng ban đầu và tan dần, tạo nên các khối đá siêu cứng và dày đặc. Quá trình này được ví với quá trình tạo tảng băng rắn từ các bông tuyết riêng lẻ. Thạch Anh thông thường có gam màu tươi sáng cùng các khoáng chất bổ sung vào thành phần hóa học và có thể tạo ra các màu sắc khác nhau đầy sống động.
Đá Thạch Anh
2. Tính chất của đá Thạch Anh
Không giống với nhiều khoáng chất khác, đá Thạch Anh sở hữu những đặc tính riêng biệt như:
2.1 Độ cứng
Độ cứng của đá Thạch Anh chính là một trong những yếu tố giúp bạn dễ dàng phân biệt chúng với các loại đá khác. Với chỉ số 7 trên thang độ cứng Mohs, đá Thạch Anh được đánh giá là rất cứng và cũng đồng thời là dòng đá mạnh nhất, chỉ sau kim cương, trong tất cả các khoáng vật.
Ngày nay, trên thế giới có xuất hiện định nghĩa về ‘Thạch anh mềm’, tuy nhiên nó hoàn toàn không đúng mà chỉ để nâng cao giá trị của đá thông thường lên bằng cách giới thiệu một loại đá giống đá Thạch Anh nhưng không cứng và bền như Thạch Anh thật.
Thạch Anh là dòng đá mạnh nhất chỉ sau kim cương
2.2 Kháng axit
Bên cạnh độ cứng cao, đá Thạch Anh còn sở hữu tính kháng axit hay không bị ăn mòn bởi dung dịch axit như giấm ăn hay nước chanh, trong khi đá cẩm thạch hoặc dolomitic vẫn bị ảnh hưởng bởi các dung dịch axit này.
Thạch Anh có tính kháng axit
2.3 Độ xốp
Ngoài ra, đá Thạch Anh có một loạt các mức độ xốp khác nhau, chẳng hạn có thể kể đến như Sea Pearl hay Taj Mahal bị biến chất mạnh và các khoáng chất được kết dính chặt chẽ với nhau dẫn đến mức độ xốp thấp. Trong khi White Macaubas và Calacatta Macaubas có mức độ xốp cao hơn do chịu áp lực ít hơn.
3. Tác dụng đá Thạch Anh trong phong thuỷ
Đá Thạch Anh được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong thiết kế nội thất, tạo nên các mẫu sản phẩm trang trí nhà cửa cực kỳ đẹp và độc đáo, giúp sắp đặt không gian nhà cửa thêm phần khoa học, đẹp mắt. Đồng thời giúp cho nguồn năng lượng trong nhà được hanh thông, mọi người tinh thần dễ chịu, thoải mái khi sống trong không khí trong lành. Tùy từng vị trí đặt đá Thạch Anh khác nhau sẽ cho ra các giá trị cũng như tác dụng phong thủy khác nhau:
Đặt tinh thể đá Thạch Anh trong không gian phòng khách, phòng làm việc sẽ giúp thu hút nhiều tài lộc, năng lượng tan tỏa, công việc suôn sẻ, hanh thông, con cái thành đạt
Đặt đá Thạch Anh trong không gian phòng ngủ, đặc biệt là gần tủ hoặc đặt trong gối sẽ giúp cho giấc ngủ được ngon và sâu hơn, đồng thời giúp cân bằng năng lượng
Chôn đá Thạch Anh hoặc các viên Thạch Anh vụn đa sắc làm nền móng cho căn nhà giúp nhà cửa được cân bằng hơn, đồng thời giúp trấn trạch hiệu quả
Ngoài ra, đá Thạch Anh còn được bố trí ở những vị trí yếu điểm trong nhà giúp trợ khí, cần bằng năng lượng cực kỳ tốt
Đá Thạch anh mang đến hàng loạt tác dụng tuyệt vời
4. Có bao nhiêu loại đá Thạch Anh trong tự nhiên?
Đá Thạch Anh có tổng thể là 13 loại, tuy nhiên chúng thường được chia theo màu sắc và kiểu vân đá:
Màu sắc (xanh, đỏ, tím,...)
Kiểu vân đá (thường, khói, tóc và ưu linh...)
Nhìn chung, màu sắc và kiểu vân đá Thạch Anh tổ hợp với nhau ra các màu sắc khác nhau khá đa dạng. Tùy theo sở thích và mục đích sử dụng mà người chơi có thể có những lựa chọn khác nhau.
Các loại đá Thạch Anh
Về cơ bản sẽ chia làm 5 kiểu:
Thạch anh đơn sắc: Thạch anh tím, thạch anh hồng, thạch anh trắng và thạch anh vàng...
Thạch anh ám khói: Thạch anh trắng khói, thạch anh vàng khói, thạch anh đen khói...
Thạch anh tóc: Thạch anh tóc đỏ, thạch anh tóc đen, thạch anh tóc tím, thạch anh tóc vàng...
Thạch anh ưu linh: Thạch anh ưu linh trắng, thạch anh ưu linh xanh, thạch anh ưu linh đỏ, thạch anh ưu linh vàng...
Thạch anh hỗn loạn: Vừa có tóc, vừa có cả vân đá ưu linh...