Tượng Đạt Ma Sư Tổ
Danh Mục Sản Phẩm
Tượng Đạt Ma Sư Tổ
Đạt Ma là người sáng lập cũng như truyền bá Thiền học và Võ thuật tới nền văn minh Trung Hoa. Đạt Ma Sư Tổ cũng là người đã hình thành nên môn võ Thiếu Lâm qua việc truyền thụ phương pháp về cách rèn luyện thân thể cho các nhà sư. Những bức tượng Đạt Ma Sư Tổ ngày càng được lựa chọn bày trí trong nhà với nhiều ý nghĩa Phong Thủy mang lại cho gia chủ.
Đạt Ma Sư Tổ là ai?
Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạt Ma tên thật là Bồ Đề Đa La, là con trai thứ ba của vị vua đến từ Kanchipuram tên là Pallava Tamil, nguyên quán ở Nam Thiên Trúc (Ấn Độ). Bát Nhã Đa La, trong một lần đến “Hương Chí”, đã cùng Bồ Đề Đa La nói về chữ Tâm và nhận thấy rằng hoàng tử đã thông đạt chư pháp. Chính vì vậy, ông đã ban danh hiệu Đạt ma cho hoàng tử với nghĩa là hanh thông, rộng lớn. Đó cũng là nguồn gốc ra đời của cái tên Bồ Đề Đạt Ma.
Đạt Ma Sư Tổ Là Ai?
Là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27, Bồ Đề Đạt Ma sau này cũng trở thành vị Tổ thứ 28 và nghe theo lời Thầy xuất dương truyền pháp để tìm hiểu giác ngộ của con người. Năm 520, Đạt Ma xuống thuyền đi về hướng Nam Trung Hoa. Đến đây, ông đã gặp được vua Lương Vũ Đế - người luôn sùng đạo Phật và đã cho xây nhiều chùa chiền. Đạt Ma đã cùng vua nói về việc tích đức để đời, tuy nhiên vị vua này lại không lĩnh ngộ được. Cuộc gặp với này đã giúp Đạt ma thấy rõ đây chưa phải thời điểm thời truyền pháp tại Trung Quốc. Chính vì thế, ông đã băng qua sông Giang Bắc, lên núi Tùng Sơn thông qua nước Ngụy để tu thiền định. Tại đây, ông đã gặp Huệ Khả và được truyền lại việc học đạo. Viên tịch ở Hồ Nam, Bồ Đề Đạt Ma sau đó đã được một vị tăng trên đường hành hương ở Ấn Độ gặp gỡ trên núi Hùng Nhĩ, tiếp nối dòng Thiền. Khi về Trung Quốc, vị tăng này đã báo ngay cho đệ tử của mình để mở áo quan ra thì chỉ còn duy nhất một chiếc dép.
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ qua các hình tượng khác nhau
Tượng Đạt Ma được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước Châu Á, Châu Âu không chỉ vì những ý nghĩa Phong Thủy mà còn ở giá trị nghệ thuật. Với nhiều hình tượng khác nhau, tượng Đạt Ma Sư Tổ lại mang lại những ý nghĩa khác nhau.
Ý Nghĩa Tượng Đạt Ma Sư Tổ
Hình tượng “ Dữ Tợn” của Sư tổ Đạt Ma
Tượng Đạt Ma với hình tướng hung dữ, dữ tợn cùng đôi mắt to trợn, sâu thẳm và đôi mày quặm lại mang lại cảm giác như đang nhìn vào hư vô và một cảm giác gì đấy khiến người ta khá khiếp sợ. Sở hữu tượng gỗ Đạt Ma trong nhà sẽ giúp trấn trạch cực kỳ tốt.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ “Dữ Tợn”
Hình tượng Đạt Ma và một chiếc giày
Tượng Đạt Ma với một chiếc giày chứ không phải một đôi giày là vì ông sau 3 tháng viên tịch đã gặp một vị tăng hành hương ở Ấn Độ trên núi Hùng Nhĩ với một chiếc giày trên tay. Dù câu chuyện khá bí ẩn khi vị tăng này về đến Trung Quốc khi mở áo quan ra thì chỉ thấy còn một chiếc giày. Hình tượng này nhắc nhở chúng ta về cuộc sống trần gian: Hãy sống sao để mọi người luôn nhớ đến bởi đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn. Tượng Đạt Ma với một chiếc giày cũng chính là biểu tượng cho sự giác ngộ, siêu thoát. Con người chúng ta muốn được giải thoát thì cần phải giác ngộ trước tiên, đồng thời bỏ đi lòng tham, sân, si ở đời.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ Và Một Chiếc Giày
Hình tượng Đạt Ma Ngồi Thiền
Hình ảnh Đạt ma ngồi thiền được khắc họa do thời vua Lương, do không được tiếp nhận được đạo của mình, Đạt Ma Sư Tổ đã bỏ lên núi Tung Sơn đi tu, tọa thiền suốt chín năm trời. Tượng Đạt Ma ngồi thiền chính là biểu tượng của sự mơ ước, của khát vọng mãnh liệt về tình thần giác ngộ, ý chí mạnh mẽ và quyết tâm giữ gìn đạo.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ Ngồi Thiền
Hình tượng Đạt Ma Quá Hải
Do khi đến Trung Hoa truyền đạo, Đạt Ma Sư Tổ đã gặp vua Lương Vũ Đế nhưng vị vua này không lĩnh ngộ Thuyết pháp của ông nên ông đã từ giã ra đi. Khi đi qua sông Trường Giang nhưng Sư Tổ chỉ lấy nhánh cỏ bên đường và bước qua sông. Hình tượng Sư tổ Đạt Ma quá hải chính là tượng trưng cho ý chí kiên định và sự giác ngộ cao, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ, thử thách. Bên cạnh đó, tượng còn mang ý nghĩa trấn trạch, nhắc nhở con người về lối sống kiên định với tinh thần thép, phấn đấu đạt được thành công.
Tượng Đạt Ma Sư Tổ Quá Hải
Hình tượng Đạt Ma dưới gốc Tùng
Cây Tùng mang ý nghĩa kiên định, vững chãi và sự từng trải. Khi kết hợp cùng với Đạt Ma Sư Tổ cho thấy sự tự tại, tĩnh tâm giữa dòng đời xô đẩy. Trong xã hội đầy rẫy những cám dỗ, nếu không giữ được Tâm sáng, ai cũng sẽ dễ bị lợi dụng, lôi kéo, đánh mất bản thân mình. Tượng Đạt Ma dưới gốc Tùng chính là lời nhắc nhở khéo rằng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, con người cũng luôn cần giữ cho tâm sáng, phải vững tâm. Qua đó hình thành nên hạnh phúc.