Giỏ Hàng Items 0
Hướng Dẫn Bảo Quản Các Tượng Gỗ Để Mộc

Những tượng gỗ để mộc là loại tượng có giá trị cao vì thường được chế tác từ những loại gỗ quý và có mùi thơm. Do không có lớp sơn bảo vệ vậy nên tượng gỗ sẽ cần nhiều công chăm sóc cũng như là có những lưu ý nhất định để giữ cho tượng luôn như mới. Sau đây là hướng dẫn bảo quản các tượng gỗ để mộc từ Gỗ Đỉnh cho những ai yêu thích loại tượng này.

Tượng Di Lặc Nhất Phúc Để Mộc

Tượng Di Lặc Nhất Phúc Để Mộc

1. Đặc điểm của tượng gỗ để mộc

Tượng gỗ để mộc thường là những loại gỗ thơm có đặc điểm là giữ được chất gỗ nguyên bản, có mùi hương tỏa lâu và mạnh. Gỗ để mộc hoàn toàn sau khi được tạc và tạo hình, không phủ lớp sơn PU để tránh làm mất mùi hương của gỗ. Tất cả các loại gỗ có tinh dầu thơm và gỗ để mộc sẽ gặp phải tình trạng co ngót, nứt nẻ do không có lớp bảo vệ và bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường. 

Thường thì để khắc phục tình trạng này, người ta sẽ sơn phủ lớp PU thật dày để bảo quản, tuy nhiên lại làm mất giá trị mùi hương của các loại gỗ quý. Thế nên nếu bạn là người yêu thích gỗ để mộc thì nhất định phải biết những cách bảo quản tượng cũng như dành nhiều công sức để gìn giữ tượng của mình ở trạng thái tốt nhất.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ chất gỗ nguyên bản và mùi thơm mạnh

Tượng Đạt Ma Sư Tổ chất gỗ nguyên bản và mùi thơm mạnh

2. Cách bảo quản các tượng gỗ để mộc

Một số cách bảo quản tượng gỗ để mộc phổ biến hiện nay:

Bảo quản trong lồng kính

Các tượng gỗ để mộc thường khá “mong manh” trước các tác động của môi trường. Tượng có thể bị bụi bám bẩn trên bề mặt dẫn đến việc khó lau chùi, làm đổi màu tượng cũng như là kém tỏa mùi thơm. Nếu có điều kiện, bạn nên bảo quản kỹ tượng gỗ trong lồng kính, chụp ra ngoài tượng để giữ cho tượng luôn được an toàn. Đặc biệt với những tượng gỗ như Hoàng Đàn, Ngọc Am,... thì việc giữ tượng trong lồng kính sẽ giúp tượng tránh gió, đủ ẩm, có môi trường để xảy ra hiện tượng lên tuyết.

Tượng Di Lặc gỗ Hoàng Đàn đặt trong lồng kính

Tượng Di Lặc gỗ Hoàng Đàn đặt trong lồng kính

Bảo quản tại nơi khô ráo

Tượng gỗ để mộc nếu bị đặt ở nơi có độ ẩm cao hoặc bị dính nước thì sẽ rất dễ bị nấm mốc, mối mọt gây hỏng tượng. Những tượng trước khi hoàn thành sẽ đều trải qua công đoạn sấy khô nên có tính hút ẩm rất cao, nên giữ tượng ở nơi có độ ẩm không khí khoảng 50%. Nếu ở nơi có khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều thì tượng có thể bị phồng rộp bề mặt gỗ. Bạn nên để tượng ở nơi cao, có thể đặt túi hút ẩm hoặc máy hút ẩm để bảo quản tượng.

Không để trong máy lạnh hoặc ngoài nắng gắt

Do trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím nên tượng gỗ mộc nếu bị ánh mặt trời chiếu trực tiếp trong thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng cong vênh, mất độ ẩm, màu sắc của tượng gỗ cũng sẽ dần dần phai mờ. Tốt nhất bạn không nên đặt đồ gỗ ngoài trời hoặc nơi có ánh nắng chiếu thẳng. 

Khi để tượng trong máy lạnh, bạn cũng cần chú ý vì nếu điều hòa hoạt động mạnh quá sẽ dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ lớn, độ ẩm quá thấp khiến phía ngoài của gỗ bị co rút còn phía trong lại ẩm, ở trạng thái trương nở dẫn đến hiện tượng nứt gỗ.

Tượng Di Lặc Tam Phúc gỗ Ngọc Am - đặt tránh ánh nắng trực tiếp

Tượng Di Lặc Tam Phúc gỗ Ngọc Am - đặt tránh ánh nắng trực tiếp 

Định kỳ hàng tháng hoặc hàng tuần dùng khăn sạch ngâm với nước ấm rồi vắt khô, sau đó lau sạch bề mặt tượng để làm sạch lớp bụi bẩn cũng như tinh dầu khô lại trên tượng, giúp tinh dầu mới có thể tiết ra, tượng sẽ tỏa mùi thơm hơn.

Đóng bì Nilon

Khi di chuyển tượng gỗ bạn nên bọc kỹ tượng bằng nhiều lớp Nilon hoặc vật mềm để tránh gỗ có những vết trầy xước do va chạm. Ngoài ra, nếu không sử dụng hoặc thời tiết ẩm, mưa nhiều, bạn cũng nên bọc Nilon cẩn thận để tránh nước dính vào tượng gây phồng rộp, nấm mốc.

Để cách sàn nhà từ 50cm trở lên

Khi trưng bày tượng, nên đặt tượng ở mặt bàn, tủ cao ráo hoặc trên đôn, cách sàn nhà từ 50cm trở lên chứ không nên để tượng gần sát sàn. Sàn nhà thường có độ ẩm từ đất cũng như là tích tụ bụi bẩn, dễ va chạm với xung quanh. Theo phong thủy thì kê tượng cao cũng là cách bày tỏ lòng thành kính, tôn trọng với những vị thần thánh.

 Tượng Đạt Ma Sư Tổ - đặt ở nơi cao ráo

 Tượng Đạt Ma Sư Tổ - đặt ở nơi cao ráo

Không để gần những nơi ẩm thấp như nhà vệ sinh, phòng bếp

Phòng bếp, nhà vệ sinh thường là những nơi ẩm thấp, tích tụ nhiều vi khuẩn và không thoáng khí nên đặt tượng ở những nơi này sẽ khiến tượng mau hư hỏng, phồng rộp, nấm mốc. Ngoài ra, với các tượng tâm linh thì đặt tại nhà vệ sinh, phòng bếp là một nơi không tôn nghiêm, chỗ người qua lại nhiều nên rất bất kính, có thể không đem lại tiền tài sức khỏe mà còn khiến gia chủ đau ốm, lụi bại. 

Xem thêm: Các Yếu Tố Tạo Nên Giá Của Một Bức Tượng Gỗ

Nếu bạn đang sở hữu được một bức tượng gỗ để mộc với mùi hương luôn thơm ngát, vừa có giá trị kinh tế lại vừa có giá trị tinh thần, chắc chắn là một điều may mắn với nhiều người. Nắm vững các hướng dẫn bảo quản các tượng gỗ để mộc sẽ giúp việc chăm sóc tượng gỗ để mộc trở nên đơn giản hơn. Qua các kiến thức tổng hợp trên chắc hẳn Gỗ Đỉnh đã phần nào hướng dẫn cho bạn tìm hiểu về các phương pháp bảo quản tượng gỗ để mộc, để có nhiều kiến thức về gỗ, các loại tượng gỗ phổ biến hiện nay bạn có thể xem thêm tại trang Gỗ Đỉnh nhé!

Mua Sản Phẩm Tượng Gỗ tại Gỗ Đỉnh : Tượng Gỗ

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn.

Website: https://godinh.com/

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (Zalo)

Email: godinh321@gmail.com