Giỏ Hàng Items 0
Gỗ Trắc Là Gỗ Gì ?

Gỗ Trắc là gì thế? Gỗ Trắc thuộc nhóm mấy ? Gỗ Trắc có tốt không ? Gỗ Trắc ở đâu ? Hay gỗ này như thế nào? Không ít người đã từng hỏi chúng tôi câu này. Nào bây giờ mọi người hãy cùng Gỗ Đỉnh nhau bắt đầu tìm hiểu cùng chúng tôi nhé?

Cây Trắc

Cây Gỗ Trắc

Tên gọi: Cây gỗ Trắc thường có nhiều tên gọi như: Trắc bông, Cẩm lai nam, Giâu ca (Gia Rai); Ka rắc (Ba Na), Ka Nhong.

Tên khoa học:  Dalbergia cochinchinensis Pierre.

Thuộc họ: Fabaceae

Thuộc bộ: Fabales

Lớp ( nhóm): Cây gỗ Trắc thuộc lớp Magnoliopsida, Cây nằm trong nhóm IIA sau gỗ Hương trong loài thực vật rừng quý hiếm của hội đồng bộ trưởng ban hành.

Đặc điểm nhận dạng chung của nhiều loại gỗ Trắc

Cây gỗ Trắc gỗ to, cây cao khoảng từ 20-30 m, đường kính thân 0,5-0,7 m. 

Vỏ ngoài màu vàng nâu, nứt dọc hay bong từng mảng. 

Lá kép lông chim lẻ, một lần, dài 13-25 cm, mang 5-9 lá chét. Lá chét hình trái xoan, chóp lá tù hay nhọn, gốc lá tù hay tròn, dài 3,5-8 (có thể dài đến 10) cm, rộng 2-4 cm, hai mặt nhẵn, gân bên 7-9 đôi, lá chét tận cùng thường lớn hơn các lá chét khác, cuống lá dài 2-5 cm. 

Cây gỗ Trắc là loài cây có hoa. Cụm hoa hình chuỳ ở đỉnh cành hay nách lá phía đỉnh cành, dài 10-20 cm. Lá bắc sớm rụng. 

Hoa dài 5-6mm, có mùi thơm. Đài hợp ở phía dưới, nhẵn, có 5 thuỳ bằng nhau. Tràng màu trắng, có móng thẳng. Nhị 10, hàn liền. Bầu 2-4 ô, nhẵn hay có lông. 

Quả hình đậu, dài 5-6 cm, rộng 1-1,2 cm, dẹp, mỏng, mang 1-2 hạt.

Đặc điểm nhận dạng cây gỗ Trắc đỏ

Trắc đỏ là loại cây gỗ lớn, gốc thường có bạnh vè, vỏ nhẵn màu nâu nhiều xơ, vết đẽo dày màu vàng nhạt sau thành đỏ nâu.

Gỗ Trắc đỏ là cây gỗ lớn, nhiều cành, lá non mảnh nhẵn, lốm đốm nốt sần. Lá kép lông chim 1 lần mọc cách, dài 15 - 20 cm, cuống là dài 10 - 17cm mang 7 - 9 lá chét, lá hình trái xoan đầu nhọn dần.

Hoa tự hình chùm hoặc xim viên chùy ở nách lá, các lá bắc sớm rụng, quả đậu mỏng, dài 5 - 6cm, rộng 1 cm, mang 1 - 2 hạt màu nâu, hạt nồi gồ ở quả.

Lá và quả cây Trắc

Lá và quả cây Trắc

Đặc điểm nhận dạng gỗ Trắc đen

Gỗ Trắc đen là cây gỗ cao lên đến 15m, thân mọc nhiều gai to, nhọn. Vỏ mỏng, nhẵn, thịt trắng.

Cây gỗ Trắc đen có lá kép hình lông chim, lá dài 8 - 10cm, hình mác, đầu tù, gốc thân tròn, mỏng, mặt dưới màu lục phấn, loại cây này nở hoa từ tháng 2 - 7, màu quả chính từ tháng 12 - 1, cụm hoa hình chùy, tràng gồm 5 cánh hoa, quả có đáy nhọn, hình thuôn hẹp, đầu tù dài 6,5 – 8,5cm, rộng 2 – 2,5cm, mỏng, nơi có 1 hạt.

Đặc điểm sinh học, sinh thái cây gỗ Trắc

Mùa hoa từ tháng 5-7 hàng năm. Quả chín từ tháng 9-12 hàng năm.

Cây tái sinh bằng hạt và bằng chồi mạnh và sống ở nơi có độ che phủ dưới 50%.

Cây mọc rải rác trong rừng, trên đất có tầng dày, giàu chất dinh dưỡng, ở độ cao từ thấp tới 600-700 m, đôi khi tới 1000 m.

Gỗ Trắc

Gỗ Trắc

Phân bố cây gỗ Trắc

Cây gỗ Trắc được phân bố chủ yếu các tỉnh trong nước: Đà Nẵng, Quảng Nam (Phước Sơn), Kon Tum (Đắk Tô, Sa Thầy), Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang.

Thế giới: Thái Lan, Lào, Campuchia.

Vùng phân bổ cây Trắc

Vùng phân bổ cây Trắc

Ứng dụng gỗ Trắc

Gỗ quý, bền đẹp, có màu sắc và vân đẹp, không bị nứt nẻ, không bị mối mọt, cong vênh, gỗ bóng chịu được va đập tốt. Đồng thời có màu xám đen, đỏ rất đẹp và sang trọng, tăm gỗ mịn nên khi đánh bóng gỗ trắc đen rất đẹp và tự nhiên chính vì vậy gỗ thường được dùng để thiết kế và thi công nội thất, đóng đồ đạc cao cấp trong gia đình (bàn, ghế, giường, tủ, ...) Đồ dùng làm từ gỗ Trắc luôn mang lại cảm giác rất sang trọng, bền mặt láng mịn không bị bắt bụi nên dễ vệ sinh. Gỗ Trắc còn được chuyên dùng để tạc tượng gỗ như Tượng Phật Di Lặc, Tương Đạt Ma, Tượng Quan Công...

Tượng Đạt Ma gỗ Trắc

Tượng Đạt Ma gỗ Trắc

Tượng Ngựa gỗ Trắc

Tượng Ngựa gỗ Trắc

Tình trạng

Vì là loại gỗ quý nổi tiếng nên bị khai thác rất mạnh, nên những cá thể trưởng thành có kích lớn rất hiếm gặp.

Cây trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì vậy mà giá thành cũng khá cao.

Khu phân bố bị chia cắt lại bị nạn khai thác, phá rừng nên nơi cư trú bị xâm hại nghiêm trọng.

Giá Thành

Gỗ trắc đỏ là loại gỗ quý với số lượng khan hiếm, Trắc đỏ mang giá trị rất cao tùy vào tuổi thọ và đường kính của cây gỗ thì loại gỗ này sẽ có giá cao hơn nữa và phải người có tiền mới mua được.

Tuy rằng, gỗ Trắc đen có giá cả thấp hơn so với gỗ Trắc đỏ nhưng loại gỗ này cũng không kém cạnh về giá trị sử dụng, bền mặt mịn bóng nên không cần tác động của si bóng thì những sản phẩm này cũng đã rất đẹp rồi, mùi thơm của gỗ có thể xua đuổi được ruồi muỗi và côn trùng.

Biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên gỗ Trắc

Loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "sẽ nguy cấp" (V) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm IIA) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích th­­­ương mại.

Xem thêm: Gỗ Nu Kháo và ứng dụng trong đời sống

Là đối tượng cần được bảo vệ, không những chỉ ở trong các Vườn Quốc Gia, các khu bảo tồn mà ở ngoài các khu bảo tồn cũng là đối tượng cấm khai thác, cần thu hồi nguồn giống để đưa vào trồng.

Đến đây, chắc các bạn đã hiểu thêm về loại gỗ này như thế nào rồi phải không ạ. Chúng là một loại gỗ tự nhiên rất đẹp, quý và sang trọng, Gỗ Đỉnh tin rằng bạn sẽ phải rinh ngay một bức tượng bằng loại gỗ Trắc này về nhà sẽ giúp cho bạn và ngôi nhà thêm sự sang trọng, hiện đại.

Xem sản phẩm làm bằng gỗ Trắc: Gỗ Trắc

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 

Website: https://godinh.com

Email: godinh321@gmail.com