Trong Phật giáo, ngoài Phật Tổ, Phật Di Lặc, Phật Quan Âm Bồ Tát,... Thì không thể không kể đến 18 vị La Hán. Trước đây, người ta thường lý giải ý nghĩa vì sao lại là con số 18 mà không phải 10 hay 16, vì số 9 là số may mắn, bội số của số 9 chính là 18 nghĩa là một con số rất tốt lành. Vì thế nên chúng ta có 18 vị La Hán quả. Trong bài viết hôm nay, Gỗ Đỉnh sẽ cùng mọi người tìm hiểu về ý nghĩa tượng La Hán, La Hán là ai? La Hán Trường Mi tượng trưng cho điều gì mà có ảnh hưởng trong phong thủy đến vậy. Nào chúng ta cùng bắt đầu.
Tượng 18 vị La Hán
La Hán là gì?
La Hán ( A-la-hán ) là từ ngữ phiên âm từ tiếng Phạn và tiếng Hán (阿羅漢) dịch nghĩa là "người xứng đáng". Theo Phật Giáo nguyên thủy thì La hán đã tu đạt đến niết bàn thoát khỏi luân hồi. Tuy nhiên theo các tông giáo khác của Phật giáo thì La Hán đã tu đến niết bàn và thoát khỏi đạo luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn chưa thành Phật quả.
Về ý nghĩa, La Hán có thể coi là Vô Cực Quả hoặc Giải Vô Học Quả đã đạt tới cực điểm, học hết mọi thứ.
Nguồn gốc La Hán
Trong các ghi chép kinh điển Phật giáo, các quá trình phát triển của Tăng đoàn, được ghi chép lại điển hình là những lời khen ngợi của Phật Thích Ca Mâu Ni dành cho các đệ tử. Trong cuốn kinh Phật "Tăng Nhất A Hàm", có ghi nhận rằng các đệ tử đứng đầu đoàn về từng phương diện khác nhau, được Phật chứng nhận như: A-nan-đà đa văn đệ nhất là thị giả của Phật Thích Ca Mâu Ni, Xá-lợi-phất có trí tuệ nhất, Mục-kiền-liên thần thông nhất... Theo ghi nhận được có 41 tì kheo, 13 tì kheo ni, 11 cư sĩ nam và 10 cư sĩ nữ, từng đã được Phật Thích Ca Mâu Ni khen ngợi. Các La Hán đệ tử Phật còn được Phật giao cho thay mặt thuyết pháp cho các đệ tử khác, một số bài thuyết pháp của các đại đệ tử này được ghi nhận trong các bài Kinh Phật.
Để đạt quả La Hán có thể tu bằng con đường Tứ thiền và Tứ Thánh quả. Phải sống độc thân không có Ái Dục vì Ái Dục và Niết Bàn là kẻ thù của nhau có thể nói như sau: Luân Hồi là Ái Dục, Ái Dục là Luân Hồi. Một vị khi được chứng A La Hán sẽ có được Tam Minh và Lục Thông. Người có được sức mạnh thần thông chưa chắc là một vị La Hán, nhưng một vị La Hán chắc chắn phải có đủ 2 thứ là Tam Minh và Lục Thông. Một vị La Hán là một vị đã phá bỏ được 10 kiết sử nhưng do phúc đức và nhân duyên khác nhau mà khả năng thần thông của các vị La Hán có thể có chênh lệch. Cho nên tạo những điều phúc hạnh, tôn kính Đức Phật, các vị Thánh thần và những bậc đáng kính,... Chính là những điều chứng đạt 1 vị A La Hán trong tương lai. Một vị đã chứng được A La Hán phải có công đức, phước và nhân duyên vô cùng lớn, đó là một trong các nhân duyên để chứng đạt được quả vị La Hán này.
Trong Phật giáo Đại thừa, Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ có 10 La Hán tiêu biểu như sau:
Ma-ha-ca-diếp: tu khổ hạnh đệ nhất, ông là người yêu cầu mở đại hội kết tập kinh điển lần đầu tiên của Phật giáo.
A-nan-đà: Đa văn đệ nhất, người "nghe và nhớ nhiều nhất". A-nan-đà hay được trình bày trong tranh tượng đứng bên cạnh Phật cùng với Ma-ha-ca-diếp. Ngài là thị giả của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Xá-lợi-phất: Trí huệ đệ nhất, đệ tử quan trọng của Phật trong các kinh Nikaya.
Bà-la-môn: Ngài là một trong hai vị tôn giả được Đức Phật giao cho trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn.Tu-bồ-đề: Giải Không đệ nhất. Phú-lâu-na: Thuyết Pháp đệ nhất. Mục-kiền-liên: Thần thông đệ nhất là một trong hai vị được Đức Phật giao cho trọng trách Thống Lĩnh Tăng Đoàn.Ca-chiên-chiên: Biện luận đệ nhất. A-na-luật: Thiên nhãn đệ nhất. Ưu-ba-ly: Giới luật đệ nhất.
La-hầu-la: Mật hạnh đệ nhất, ông cũng là người con duy nhất của Thái tử Tất-đạt-đa (sau này thành Đức Phật Bổn Sư Thích-Ca-Mâu-Ni).
Sau này, số lượng La Hán tăng lên 16, gồm những nhân vật có thật và hư cấu, được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra. Văn tự này đã được dịch sang chữ Hán nhờ pháp sư Huyền Trang, từ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên không còn xuất hiện trong danh sách này. Khoảng cuối đời Đường và đầu thời Ngũ đại Thập quốc đã có thêm 2 vị La hán được thêm vào danh sách tăng lên thành 18 vị. Hình tượng 18 La hán phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam. Trong văn hóa, Nhật Bản và Tây Tạng vẫn là 16 vị La Hán.
Không có tài liệu ghi chính xác hình dáng thật của các La Hán có thực sự tồn tại hay không. Theo văn hóa Trung Hoa, mô tả các vị La Hán là ở các tư thế, nét mặt, cử chỉ nội tâm mỗi vị mang một vẻ rất sinh động: vị ngồi, vị đứng, vị chau mày,… Thể hiện sự tôn nghiêm và cao quý mỗi vị đều có một thế tu, chân tu để hóa thánh riêng nên tên gọi rất độc đáo:
1. La Hán Ba Tiêu
2. La Hán Bố Đại
3. La Hán Cử Bát
4. La Hán Hàng Long
5. La Hán Khai Tâm
6. La Hán Kháng Môn
7. La Hán Khánh Hỷ
8. La Hán Khoái Nhĩ
9. La Hán Kỵ Tượng
10. La Hán Phục Hổ
11. La Hán Quá Giang
12. La Hán Thác Tháp
13. La Hán Thám Thủ
14. La Hán Tiếu Sư
15. La Hán Tĩnh Tọa
16. La Hán Tọa Lộc
17. La Hán Trầm Tư
18. La Hán Trường Mi
La Hán Trường Mi là ai?
Tượng La Hán Trường Mi Gỗ Mun Sừng
Theo Phật giáo, có ghi lại truyền thuyết về thân thế vị La Hán này là khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống khuôn mặt. Đó là điềm báo kiếp trước ông chính là một nhà sư tu hành đến già, tóc rụng hết chỉ còn hàng mi dài. Sau khi chết, nhà sư đầu thai chuyển thế, cọng lông mày dài cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết được điềm báo ấy từ ông nên cho ông đi xuất gia. Cuối cùng, sau khi theo Phật xuất gia thì ông chứng quả A la hán và được thế nhân gọi là La Hán Trường Mi. Ông theo Phật xuất gia, phát triển thiền quán và chứng A-la-hán
Khắc họa tượng đá La Hán Trường Mi
Ngài cũng là một trong những thị giả Phật, khi chứng quả xong vẫn thường du hóa trong dân gian. Một hôm đến nước Đạt-ma-tất-thiết-đế, nhân dân nước này không tin Phật pháp, chỉ thờ quỷ thần sông núi. Thái tử nước này bệnh nặng, vua cho mời danh y trị bệnh và thỉnh giáo các nhà tu ngoại đạo. Các vị ấy bảo: “Đại vương chớ lo, bệnh của Thái tử không cần uống thuốc cũng khỏi.” Khi gặp tôn giả A-thị-đa, vua hỏi thử thì Tôn giả bảo rằng bệnh không qua khỏi. Vua rất tức giận bỏ đi. Một tuần sau, Thái tử chết, vua không tổ chức tang lễ mà vua đi gặp tôn giả A-thị-đa, Ngài chia buồn với vua, còn khi vua gặp các ngoại đạo thì lại nghe chúc mừng Thái tử hết bệnh. Điều này chứng tỏ các ngoại đạo không có dự kiến đúng đắn. Nhà vua từ đó quy ngưỡng Phật pháp. Nhờ sự hoằng dương của Tôn giả mà Phật pháp hưng thịnh ở nước này. Đã hơn 2.000 năm, nhưng tại Ấn Độ vẫn tin rằng tôn giả A-thị-đa còn đang trị bệnh cho người hay tọa thiền trên núi.
Tượng La Hán Trường Mi
Tượng La Hán Trường Mi Gỗ Trắc
La Hán Trường Mi với bộ mi dài với cặp lông mày dài mềm mại độc đáo, khuôn mặt rất phiêu và dị tướng luôn thu hút, hấp dẫn và kích thích tài nghệ của các nhà sáng tạo nghệ thuật và ước muốn sở hữu của nhiều người.
Lúc đầu, mọi người chỉ thấy hiếu kỳ và yêu thích hình tướng kỳ lạ khác thường của Ngài. Cùng với khả năng phi hành biến hóa pháp lực vô biên thì ca ngợi tán thán tỏ lòng ngưỡng mộ. Cảm được tấm lòng từ bi, vị tha, cứu nhân độ thế của Ngài thì tỏ niềm cung kính.
Ý nghĩa tượng La Hán Trường Mi với cuộc sống?
Tượng La Hán Trường Mi Gỗ Hương
Trưng tượng gỗ La Hán Trường Mi với ước mong được Ngài độ cho có cuộc sống hạnh phúc giải trừ được mọi bệnh tật, giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Cũng là món quà trang trí phong thủy vô cùng ý nghĩa dành cho ông bà, cha mẹ, người thân cũng như đối tác kinh doanh, bạn bè.
Cũng như những bức tượng gỗ tôn quý khác về Phật giáo như: Phật Bà Quan Âm, Phật Di Lặc, Phật Tổ,... Cách bày trí tượng La Hán Trường Mi cũng phải được bày trí nơi khô ráo, cao và thường đặt trong chỗ quan trọng của ngôi nhà. Không nên để tượng ở nơi như: nhà bếp, phòng ngủ, nhà vệ sinh... Vì như vậy là thiếu sự tôn trọng với tượng La Hán Trường Mi nên sẽ ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.
Gỗ Đỉnh luôn mang lại cho quý khách hàng những bức tượng gỗ La Hán Trường Mi chất lượng, mộc mạc, đơn giản theo thế gỗ tự nhiên và giá thành phải chăng. Xem các sản phẩm tượng La Hán Trường Mi : Sản phẩm tượng La Hán Trường Mi
Liên hệ ngay với chung tôi để được tư vấn! Website: https://godinh.com/ Hotline: 07 8481 3456 - 08 6863 2345 (zalo)