Bồ Đề Đạt Ma được coi là người truyền bá và sáng lập ra Thiền học và Võ thuật tới Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông đã truyền thụ phương pháp rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu Lâm và dẫn đến việc hình thành môn võ Thiếu Lâm. Ông cũng là cha đẻ của Thiền Phật giáo Trung Quốc. Rất nhiều người tin rằng đặt tượng Đạt Ma trong nhà khả năng trấn trạch, không chỉ ngăn chặn được năng lượng xấu ảnh hưởng đến gia chủ mà còn có thể tăng thêm sức mạnh cho gia chủ, tránh được tà ma quấy nhiễu.Tượng Ngài thường được làm từ những loại gỗ quý như gỗ Hương, gỗ Sưa, gỗ Trắc v.v.v.
Đạt Ma Sư Tổ
Nguồn gốc của Ngài
Còn rất ít thông tin về tiểu sử của ông, chủ yếu chỉ còn lại là truyền thuyết. Theo truyền thuyết Bồ Đề Đạt Ma nguyên quán ở Nam Thiên Trúc - Ấn Độ. Bồ Đề Đạt Ma là con trai thứ ba của vị vua Pallava Tamil từ Kanchipuram. Bồ đề Đạt Ma vốn tên thật là Bồ Đề Đa La.
Trong một lần đến nước “Hương Chí” , vị tổ thứ 27 của Nhà Phật là Bát Nhã Đa La đã cùng Bồ Đề Đa La bàn luận về chữ Tâm. Vị tổ Bát Nhã Đa La thấy hoàng tử đã thông đạt chư pháp, liền ban danh hiệu cho hoàng tử là Đạt Ma có nghĩa là rộng lớn, thông đạt. Từ đó danh hiệu Bồ Đề Đạt Ma ra đời.
Bồ Đề Đạt Ma là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27, sau khi trở thành vị Tổ thứ 28 Bồ Đề Đạt Ma nghe theo lời Thầy xuất dương truyền pháp cũng như tìm hiểu thế sự, giác ngộ con người. Đạt Ma xuống thuyền đi về hướng Nam Trung Hoa năm 520.
Đạt Ma đến Trung Hoa ( Trung Quốc ngày nay) và gặp được vua Lương Vũ Đế. Vua Lương Vũ Đế là người sùng đạo Phật, nên ông cho xây nhiều chùa chiền, sau đó Đạt Ma giảng giải với vua về việc tích đức để đời nhưng vua không lĩnh ngộ được. Cuộc gặp với Lương Vũ Đế cho Bồ Đề Đạt Ma thấy rõ là chưa đến thời truyền pháp tại Trung Quốc. Bồ Đề Đạt Ma băng qua sông Giang Bắc, thẳng đường qua nước Ngụy, lên núi Tung Sơn. Nơi đây, Phật Đạt Ma tu thiền định, chín năm quay mặt vào vách không nói, cũng tại đây, Huệ Khả đã gặp Bồ Đề Đạt Ma để lại truyền thuyết bất hủ về việc quyết tâm học đạo của mình.
Bồ Đề Đạt Ma viên tịch ở Hồ Nam. Nhưng sau đó một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Sư Tổ Đạt Ma trên núi Hùng Nhĩ, tay cầm một chiếc dép, trên đường về Ấn Độ và Trung Quốc sẽ tiếp nối dòng Thiền của mình. Về tới Trung Quốc vị tăng này vội báo cho đệ tử, đệ tử mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép.
Hình tượng của Bồ Đề Đạt Ma
Có nhiều người cho rằng hình tượng của Ngài hay gắn liền với hình ảnh Dữ tợn, Chiếc giày, quá hải v..v. Ngài được khắc họa với bộ râu dài xồm xoàng, khoác áo choàng, đi chân trần, tay cầm thiền trượng.
Trong phong thủy những hình tượng của Ngài đều mang những ý nghĩa khác nhau.
Ý nghĩa của từng hình tượng Đạt Ma
Không chỉ ở Việt Nam và các nước Châu Á mà ở Châu Âu Tượng Đạt Ma cũng rất được mọi người trưng bày mặc dù với họ khi mua, không mang ý nghĩa tôn giáo chỉ thuần chất là nghệ thuật . Vì tượng Đạt Ma được đục với nhiều hình dáng khác nhau như: Đạt Ma với chiếc giày, Đạt Ma ngồi thiền, Đạt Ma thế võ...Dưới đây là ý nghĩa của từng hình tượng:
Hình tượng “ Dữ Tợn” của Sư tổ Đạt Ma:
Hình ảnh tổ sư Đạt Ma mang tướng mạo hung dữ, đôi mắt luôn trợn trắng, mày quặm lại. Đôi mắt của sư tổ Đạt Ma thường to và sâu thẳm, thần thái như đang nhìn vào hư vô, đôi mắt trừng trừng bất động và như có mãnh lực vô hình khiến người ta phải khiếp sợ.Người ta quan niệm, tượng gỗ Đạt Ma có thần thái càng hung dữ sẽ có hiệu quả trấn trạch càng cao.
Đạt Ma Sư Tổ với khuôn mặt dữ tợn
Hình tượng Đạt Ma và một chiếc giày
Một trong những hình tượng khác của Đạt Ma được nhiều người biết đến. Vì sao không phải là một đôi giày mà lại là một chiếc giày? Do là Bồ Đề Đạt Ma sau 3 tháng viên tịch, có một vị tăng đi hành hương ở Ấn Độ về gặp Bồ Đề Đạt Ma trên núi Hùng Nhĩ, tay cầm một chiếc giày đang trở về Ấn Độ. Về tới Trung Quốc vị tăng này mở áo quan ra thì không thấy gì cả, chỉ còn một chiếc dép. Dù câu chuyện còn khá nhiều bí ẩn nhưng hình tượng Sư Tổ Đạt Ma với một chiếc giày vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ cùng chiếc giày này cũng nhắc nhở con người về cuộc sống trần gian – Đời người sau khi mất đi chỉ còn lại tro tàn, hãy sống thế nào để người đời còn nhớ đến. Thiền trượng mà Ngài dùng để quẩy chiếc giày lên vai là biểu trưng của sự giác ngộ. Đức Đạt Ma chỉ dùng thiền trượng để quẩy một chiếc giày mang ý nghĩa: Chiếc giày để lại mộ phần là dù con người chết đi nhưng vẫn lưu dấu trên dương thế, dấu vết đó sẽ tùy duyên mà hiện hữu hay tuyệt diệt. Còn chiếc giày được ngài mang về cõi Tây thiên chính là cõi siêu thoát. Như vậy, hình ảnh sư tổ Đạt Ma quẩy chiếc giày cũng là lời nhắc nhở con người muốn giải thoát thì trước tiên cần giác ngộ, loại bỏ tham, sân, si mà sống tích cực hơn với đời.
Đạt Ma Sư Tổ với một chiếc dày
Hình tượng Đạt Ma quá hải
Như phần trên đã nhắc đến, khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa để truyền đạo thì đã gặp Lương Vũ Đế, do vị vua không lĩnh ngộ được Thuyết pháp của Đức Đạt Ma, Sư Tổ xem như không có duyên vua nên từ giã ra đi. Sư tổ đi qua sông Trường Giang cuồn cuộn sóng dữ nhưng Sư Tổ chỉ lấy nhánh cỏ và bước đó qua sông. Hình tượng Sư tổ Đạt Ma quá hải là biểu tượng của sự giác ngộ cao và ý chí kiên định vững vàng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trong phong thủy, tượng gỗ Đạt Ma quá hải ngoài ý nghĩa trấn trạch nói chung còn là lời nhắc nhở đối với các thành viên trong gia đình về cách sống chỉ cần con người có ý chí kiên định và tinh thần phấn đấu thì sẽ có thể vượt qua mọi khó khăn, trắc trở để đạt được thành công như mong đợi.
Đạt Ma Sư Tổ quá hải
Hình tượng Đạt Ma Xuất quyền ( thế võ Thiếu Lâm) - biểu tượng Phật Giáo
Vì sao nói tượng Đạt Ma xuất quyền là biểu tượng mới của Phật giáo? Hình ảnh các vị Phật, Bồ Tát vẻ mặt hiền từ, trang nghiêm. Ở Sư Tổ Đạt Ma là hình ảnh chiến đấu lẫm liệt. Như phần trên có nói đến Ngài lên núi Tung Sơn tu ở chùa Thiếu Lâm, Ngài đã sáng lập ra một môn võ để bảo vệ sức khỏe và chống thú giữ. Sau này tạo thành một trường phái võ thuật mới lưu truyền đến ngày nay. Tượng gỗ Đạt Ma hàng long hay Đạt Ma thế võ mang ý nghĩa trấn trạch rất mạnh. Hình ảnh này thể hiện sức mạnh và ý chí sẵn sàng chiến đấu bất kể tình huống nào xảy ra. Trưng bày tượng gỗ Đạt Ma thế võ trong phòng khách không chỉ giúp gia chủ ngăn chặn được tà ma ngoại đạo xâm nhập, bảo vệ gia đạo bình yên mà còn thể hiện sự oai hùng và phong độ của người chủ gia đình.
Đạt Ma Sư Tổ xuất quyền
Hình tượng Đạt Ma Khất Thực:
Được xem như là một truyền thống của Phật giáo để giúp các vị tu hành giác ngộ chân lý và tu thành chính quả. Hình ảnh Đạt Ma sư tổ khất thực là biểu trưng của sự nhẫn nại, giác ngộ và kiên định với mọi cám giỗ trong cuộc sống. Đặt tượng gỗ Đạt Ma khất thực trong nhà chính là lời nhắc nhở các thành viên trong gia đình phải sống tu tâm, dưỡng tính, không vì cái lợi trước mắt mà đánh mất đi giá trị của bản thân mình.
Đạt Ma Sư Tổ khất thực
Hình tượng Đạt Ma Ngồi thiền:
Là hình ảnh rất đặc trưng của vị tổ thứ nhất của trường phái Thiền Tông Trung Quốc. Tương truyền, sau khi nhận thấy vua nhà Lương không tiếp nhận được đạo của mình, Đạt Ma vượt sông, bỏ lên núi Tung Sơn. Tại đây, Ngài quay mặt vào vách núi, tọa thiền suốt 9 năm trời. Hình ảnh Đạt Ma ngồi thiền và tượng Đạt Ma ngồi thiền là khát vọng là ước mơ về sự giác ngộ và tinh thần giác ngộ. Đó cũng là ý chí cực kỳ mạnh mẽ của vị tổ Đạt Ma. Quyết tâm gìn đạo, giữ đạo để tìm được người tiếp nối chân chính.
Cây Tùng tượng trưng cho sự từng trải, vững chãi và kiên định. Đạt Ma đứng dưới gốc tùng nhắc người ta về ý nghĩa của sự tĩnh tâm, tự tại. Giữa dòng đời xô bồ. Tiền tài, danh lợi, rượu ngon, gái đẹp luôn níu kéo con người ta. Nếu không giữ cho mình được Tâm sáng, người ta rất dễ bị lôi kéo quyến rũ mà mất đi bản thể của mình. Tượng Đạt Ma đứng dưới gốc tùng là lời nhắc nhở khéo léo dành cho mỗi người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần phải vững tâm. Giữ cho tâm sáng thì mọi hành vi mới được chuẩn mực. Hạnh phúc cũng từ đó mà thành.
Theo các bạn, nếu các bạn muốn thỉnh Ngài về thì nên đặt ở đâu. Chúng ta không được đặt Ngài bừa nhé, vì chúng ta làm như vậy giống như chúng ta không tôn trọng Ngài.
Một số điều nên làm:
Trước tiên, nên đặt tượng Đạt Ma Sư Tổ trong phòng khách lớn, hướng ra cửa chính. Cửa chính là hướng chính là nơi dễ dẫn dắt tà ma ngoại đạo và năng lượng xấu vào nhà. Vì vậy, đặt tượng Đạt Ma ở phòng khách hướng ra cửa chính không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với Ngài mà còn có ý nghĩa trấn trạch cao nhất.
Nên đặt tượng Đạt Ma sư tổ ở những nơi có năng lượng không tốt. Sức mạnh của Đạt Ma sư tổ sẽ trấn áp các nguồn năng lượng xấu này để bảo vệ cho gia đình.
Có thể đặt tượng gỗ tổ sư Đạt Ma trong phòng làm việc nhằm bảo vệ gia chủ khỏi kẻ tiểu nhân gièm pha và nâng cao sức mạnh tinh thần của gia chủ.
Nên đặt tượng gỗ Bồ Đề Đạt Ma trên bàn hoặc kệ gỗ, cách mặt sàn ít nhất 1m để thể hiện sự tôn kính đối với Ngài.
Đây là một số điều cấm kỵ cho các bạn tham khảo để tránh:
Tuyệt đối không được đặt tượng Đạt Ma trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ.
Không để tượng dưới mặt sàn, mặt sân, vị trí quá thấp vì những vị trí này sẽ thể hiện sự bất kính với Ngài và mang đến tai họa cho gia đình.
Đó là một số điều cấm kỵ các bạn xem và tránh làm những điều này nhé.
Nói chung Tượng gỗ Đạt Ma được xem là một trong những pho tượng có ý nghĩa trấn trạch mạnh trong phong thủy. Cũng như những vị Phật khác, mỗi pho tượng Đạt Ma đều mang một ý nghĩa riêng. Cho nên, trước khi tìm mua tượng gỗ Đạt Ma các bạn cần tìm hiểu kĩ ý nghĩa của từng pho tượng. Để tìm cho mình một pho tượng phù hợp với mục đích mong muốn. Đồng thời, vị trí đặt tượng phải phù hợp để đạt hiệu quả trấn trạch cao nhất.