Giỏ Hàng Items 0
Gỗ Samu Là Gỗ Gì ?

Nguồn gốc: Trong nhiều tài liệu nghiên cứu, cây Samu có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc, Đài Loan. Sau đó được nhân giống rộng rãi sang nước ta.
Tên gọi: Cây Samu hoặc cây Sa Mộc

Tên khoa học: Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook.

Họ thực vật: Bụt mọc  (Taxodiaceae).

Thuộc nhóm: I ( Danh sách gỗ quý hiếm Việt Nam )

Dãy rừng cây Samu
Dãy rừng cây Samu (ảnh sưu tầm)

Đặc điểm cây Samu:
S
inh trưởng tốt ở những nơi có đất mùn, có độ ẩm tốt, tấc đất dày và thoát nước tốt. Nồng độ PH lớn hơn 5, tấc đất dày khoảng từ 0.7-0.8m. Chúng không thích hợp với các loại đất kiềm hay đất mặn. Mà chủ yếu là đất trên đá phiến sét, đá vôi, macma, mica,…

Chiều cao trung bình của cây Samu hơn 30m, những cây lớn có thể cao hơn 50 - 55m. Đường kính của cây có thể lên tới 2m. Thân cây tròn và thẳng, vỏ cây có màu nâu xám, xù xì, nứt dọc theo thân cây. Cành cây mọc thành từng tầng, xếp vòng tròn theo thân cây tạo thành hình trụ.

Lá cây Samu là loài lá kim, tương tự lá thông rất cứng, có màu xanh lục. Lá cây dài từ 2 - 7cm, có thể chuyển qua màu nâu đồng khi gặp thời tiết lạnh giá. Lá có hình thanh giáo, có răng cưa sóc và nhọn, gai lá xoắn. Cành cây mọc thành nhiều vòng, tầng, xếp thành dạng trụ.

Cây ra hoa khi sống được khoảng 10 năm. Thường ra hoa vào tháng 3- tháng 4 và kết trái vào mùa đông.  Sau 10 năm cây sẽ đơm hoa, hoa thường mọc và cuối mùa xuân và có màu giống lá nên khó thấy. Quả được thu hoạch vào cuối tháng 10-12 dương lịch, có hình giống với vỏ dứa, hạt chứa trong các vẩy. Mùa thu hoạch quả vào giữa tháng 10 – cuối tháng 12 dương lịch.

Cây Samu có mùi thơm dễ chịu, không hắc. Rễ cọc(rễ chính) thường ít phát triển sâu vào lòng đất, thay vì đó chúng mọc ngang, ăn nông, tận dụng lớp dinh dưỡng từ lớp bề mặt.

Quả cây Samu
 Quả cây Samu (ảnh sưu tầm)

Phân bố:
Phân bố và sinh trưởng nhiều tại các vùng có khí hậu ôn đới và nhiệt đới thuộc các tỉnh miền Trung và Trung Quốc biên giới Việt – Trung, ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh phía băc như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng…

Ưu điểm:
Samu cho nhiều tinh dầu với mùi thơm dễ chịu. Tinh dầu Samu dùng để xua đuổi côn trùng, chống mối mọt và không bị mục nát. Thớ gỗ có màu sắc đẹp, vân gỗ rõ nét. Gỗ Samu rất dễ cưa xẻ, vân gỗ thẳng, thớ mịn đẹp, màu sắc bắt mắt. Chế tác dễ dàng uốn cong làm nhiều loại khác nhau. Cũng vì thế được sự yêu thích của những người làm nghề. Gỗ nhẹ, chịu được sức ép ngang lớn và có thể sử dụng bền trong hàng chục năm.

Ứng dụng gỗ Samu:
Vì cây Samu cho ra những thớ gỗ thẳng, dễ dàng cưa xẻ, đánh bóng lại chịu được sức ép và uốn cong nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu. Và nó cũng rất được ưa chuộng khi thi công đồ nội thất trong nhà như Sập gỗ, cửa gỗ, cầu thang, bàn ghế, tủ quần áo, xà, cột trụ đền chùa…Ngoài ra, gỗ Samu còn được sử dụng để sản xuất ra đồ gỗ mỹ nghệ, tượng gỗ phong thủy.

 Gỗ Samu
 Gỗ Samu (ảnh sưu tầm)

Trong đời sống, gỗ Samu được ứng dụng để làm các sản phẩm đồ gia dụng như đũa, môi gỗ sử dụng trong gia đình và các nhà hàng. Ngoài ra, tinh dầu Samu được chiết xuất để điều trị các bệnh xương khớp, bôi lên các vết bỏng, các vết thâm tím, điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại, một số bệnh ngoài da.
Biện pháp khai thác và bảo vệ:
Hiện nay cây Samu già trong tự nhiên thường có dấu hiệu tại sinh kém bằng trồi chính vì vậy tại Việt Nam, các biện pháp nhân giống đã được phát triển từ nhiều năm mang lại hiệu quả cao tại các trang trại, viện nghiên cứ hoặc thậm trí từ cả những người nông dân. Tiêu biểu có nông dân Vừng Chả Chống dân tộc người Mông tại Kỳ Sơn Nghệ An sở hữu khoảng 1500 cây Samu.
Ngoài ra còn nhiều rừng trồng gỗ thay thế việc khai thác trong tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế cao với trữ lượng 300 – 400m3/1ha, tăng trưởng 10 – 15m3/1ha/1 năm.

Xem thêm: Gỗ Du Sam là gỗ gì ?

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Website: https://godinh.com/

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 

Email: godinh321@gmail.com