Nói về Mít thì đây là loại cây ăn trái quen thuộc của ở Việt Nam và một số nước khác. Tuy nhiên, đa số mọi người đều nghĩ cây gỗ Mít chỉ là cây ăn trái nhưng họ vẫn chưa biết những công dụng của gỗ Mít. Chúng ta cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu về cây gỗ Mít và những công dụng của gỗ Mít nhé.
Tên gọi: Mít
Tên khoa học: Artocarpus heterophyllus
Thuộc họ: Dâu Tằm ( Moraceae ).
Thuộc nhóm: IV trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam. Là một loài thực vật ăn quả.
Nguồn gốc: Ấn Độ.
Cây Mít
Đặc điểm cây gỗ Mít:
Cây Mít là loại cây cảnh trái, thân gỗ nhỏ và thường được trồng ngoài trời. Mít rất dễ thích nghi nên chúng ta có thể trồng nó ở hầu hết các nơi, kể cả những vùng đất nghèo dinh dưỡng. Mít thường sinh trưởng ở nơi khô ráo, thoát nước tốt, không bị ngập úng kéo dài, có đủ nước tưới để cây Mít sinh trưởng.
Thân cây Mít thì cao từ 10-30m, vỏ gỗ Mít khá dày thường từ 1-2cm, trung bình đường kính gốc cây thường từ 15-20cm là chủ yếu. Ngoài ra, còn nhiều cây gỗ to lên đến 30-35cm. Lớp vỏ thân cây Mít có màu nâu hoặc nâu sẫm.
Cành Mít được chia thành nhiều cấp cành, cành non có lông và vết vòng lá kèm, các cành quyết định kích thước của tán lá. Cây có càng nhiều cành thì chứng tỏ nó có sự sinh trưởng và phát triển tốt.
Lá đơn, mọc cách, phiến lá dày hình trái xoan, rộng hay trứng ngược, dài khoảng 7-15cm, đầu lá có mũi tù ngắn, mép lá nguyên và ở những cây non thường chia 3 thùy, mặt trên có màu lục đậm bóng. Cuống lá dài 1-2,5cm. Lá kèm rất lớn, dính thành mo ôm cành, sớm rụng.
Lá cây Mít
Hạt Mít có dạng hình thuôn dài 2 - 4 cm, rộng 1,5-3 cm. Hạt không có nội nhũ mà chỉ có 2 lá đài, trong hạt có chứa rất nhiều dinh dưỡng chủ yếu là chất bột.
Hạt Mít
Cụm hoa cái có hình bầu dục ở ngay trên thân hoặc các cành già. Hoa cái nhỏ, màu hơi xanh lục mọc thành các cụm hoa ngắn, nhiều thịt trên một đế hoa lồi, bầu nhụy thượng. Sau khi thụ phấn chúng phát triển thành quả tụ (quả phức) có thể rất lớn, gồm nhiều quả bế (quả thật) hợp thành. Hoa đực mọc thành bông đuôi sóc, cụm hoa đực dài, gồm nhiều hoa, có lông tơ mềm, lá bắc hình khiên, bao hoa hình ống gồm 2 cánh dính nhau ở đỉnh.
Quả Mít sẽ ra quả sau 3 năm tuổi và quả của nó là loại quả phức, ăn được, hình bầu dục kích thước (30-60) cm x (20-30) cm. Mít ra quả vào khoảng giữa mùa xuân và chín vào giữa và cuối mùa hè (tháng 7-8). Nó là một loại quả ngọt, rất được qua chuộng trong cuộc sống hằng ngày của người dân Việt Nam.
Gỗ Mít có mùi thơm nhẹ, mùi của gỗ Mít tương tự với mùi của hương trầm. Vì thế, các đồ gỗ được làm từ gỗ Mít sẽ giúp người dùng cảm thấy thư giãn và dễ chịu.
Phân bố cây gỗ Mít:
Ở Việt Nam, cây Mít phân bố nhiều ở những vùng nông thôn. Mít có nhiều loại như Mít Mật, Mít Ứớt, Mít Dai, Mít Tố Nữ (đặc sản của miền Nam) v.v, ngoài giá trị dinh dưỡng trong ẩm thực như nói trên, nhiều bộ phận của cây Mít còn là vị thuốc.
Tại Châu Mỹ, cây Mít được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới Châu Mỹ. Với cộng đồng người Mỹ gốc Việt đáng kể để tiêu thụ, Mít từ Mexico được xuất cảng sang Mỹ nhắm vào thị trường này.
Ứng dụng và ưu điểm gỗ Mít:
Trong nội thất gỗ, gỗ Mít được đánh giá là một loại gỗ khá tốt. Gỗ Mít có ưu điểm là tuổi thọ cao, gỗ mềm, không bị nứt nẻ, cong vênh, mối mọt và có kích thước nhẹ. Vì vậy những thớ gỗ Mít được sử dụng để làm nội thất. Ngoài ra, gỗ mít được đánh giá là khá phổ biến ở Việt Nam nên rất dễ cho khách hàng trong việc tìm kiếm các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ mít. Ngày xưa, chỉ có các bật quyền quý giàu sang mới có tiền để sử dụng sản phẩm từ gỗ mít như đồ thờ cúng, nhà thờ tổ…
Có thể sẽ rất khó khi định giá xem gỗ Mít bao nhiêu tiền 1 khối, giá trị gỗ có cao không? Gỗ Mít giá trị có cao hay không còn tùy theo định giá của thị trường thời điểm cũng như kích thước của loại gỗ này. Các bạn chỉ cần biết là gỗ càng to, càng dài thì giá càng cao.