Giỏ Hàng Items 0
Gỗ Đinh Hương Là Gỗ Gì ?

Hiện nay, các gia đình ở Việt Nam cực kì ưa chuộng việc sử dụng đồ nội thất trang trí, ván sàn,... bằng gỗ. Không chỉ bền, đẹp mà nó còn toát lên sự uy nghi, cổ kính nhưng đầy sang trọng. Ngoài ra nó còn mang lại giá trị văn hoá tinh thần cao . Gỗ tự nhiên là chất liệu được nhiều người quan tâm và yêu thích sử dụng nhất để thiết kế đồ nội thất. Đinh Hương là một trong số đó. Vậy, gỗ Đinh Hương là gì ? gỗ Đinh Hương thuộc nhóm mấy ? gỗ Đinh Hương có tốt không... Vì sao Đinh Hương lại nhận được nhiều sự ưu ái của giới chơi đồ gỗ hiện nay ? Chúng ta cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu nhé. 

Cây gỗ Đinh Hương

Cây gỗ Đinh Hương

Tên gọi: Chữ Đinh bắt ngồn từ dòng gỗ Đinh cộng với hương thơm vốn có của gỗ cây, nên cây có tên gọi là Đinh Hương.

Tên gọi khác: cây Hùng Tử Hương, Đinh Tử, Công Đinh Hương, Đinh Tử Hương.

Tên khoa học: Có tên khoa học là Syzygium aromaticum.

Thuộc họ: Đinh Hương thuộc họ Myrtaceae.

Bộ: Thuộc bộ tứ thiết của Việt Nam cùng với Đinh – Lim – Sến – Táu.

Nhóm: Đinh Hương thuộc vào nhóm gỗ II trong bảng phân loại nhóm gỗ Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng cây Đinh Hương: 

Đinh Hương cây thường xanh thể cao tới 10–20 m, có các lá hình bầu dục lớn và các hoa màu đỏ thẫm mọc thành cụm ở đầu cành. Các chồi hoa ban đầu có màu nhạt và dần dần trở thành màu lục, sau đó chúng phát triển thành màu đỏ tươi, là khi chúng đã có thể thu hoạch. Các hoa được thu hoạch khi chúng dài khoảng 1,5–2 cm, bao gồm đài hoa dài, căng ra thành bốn lá đài hoa và bốn cánh hoa không nở tạo thành viên tròn nhỏ ở trung tâm.  

Hoa và lá cây Đinh Hương

Hoa và lá cây Đinh Hương

Đặc điểm sinh học, sinh thái cây Đinh Hương:

Cây ưa khí hậu nóng và ẩm, độ cao dưới 200-300m. Đinh Hương thích hợp trồng trên đất đồi núi, nhiều mùn và có độ ẩm cao. được trồng nhiều tại vườn cảnh, vườn thuốc, sân vườn…Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm cành, dễ dàng sinh trưởng và phát triển. Sau khi trồng vào khoảng năm thứ 5 hay thứ 6 cây sẽ ra hoa, và thu hoạch cao nhất vào năm thứ 20. Tùy theo từng vùng, mỗi năm có thể thu hoạch 1 đến 2 vụ. Người ta sẽ hái hoa bằng tay khi còn ở giai đoạn nụ, bỏ cuống sau đó phơi hay sấy khô cho đến khi ngả màu nâu.

Phân bố: 

Cây Đinh Hương vốn có nguồn gốc từ Indonexia. Sau đó cây được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như châu Phi và châu Á. Nhiều nhất là các đảo ở Ấn Độ dương, bờ biển phía đông Châu Phi, Braxin, Malaysia.

Gỗ Đinh Hương: 

Tên gọi: Gỗ Đinh Hương chỉ có một loại nhưng do xuất xứ mà ta gọi theo nhiều cách gọi khác để phân biệt chất lượng gỗ khác nhau như: Gỗ Đinh Hương Nam Phi, gỗ Đinh Hương Lào, gỗ Đinh Hương Gia Lai, gỗ Đinh Hương đỏ, gỗ Đinh Hương chun, gỗ Đinh Hương xám,... Do khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên chất gỗ trong mỗi loại cũng có sự thay đổi nhỏ.

Đặc điểm, màu sắc, vân gỗ Đinh Hương: 

Gỗ có bán kính to, thân gỗ có kích thước từ 60- 80 cm,  có màu sắc trầm, gần giống như màu đỏ vàng nhưng khi được ngâm vào nước thì dần chuyển sang màu vàng xanh, còn khi đưa ra điều kiện ngoài trời thì một thời gian sẽ lại trở thành màu xám. Nhựa mùi thơm nhẹ nhàng, đây là mùi đặc trưng của loại gỗ này, khi sờ có cảm giác mát tay, mềm mịn nên chúng luôn khiến cho người dùng cảm nhận được độ bền đẹp, tinh tế. Gỗ có đường vân gỗ tự nhiên và thớ thịt gỗ rất đẹp mắt. Nếu so với những loại gỗ cùng loại thì gỗ Đinh Hương có một số nét khá tương đồng với gỗ Hương nhưng vân gỗ đẹp hơn, chất gỗ tốt hơn và màu sắc nhạt hơn.

Gỗ Đinh Hương

Hình ảnh cây gỗ Đinh Hương

Ứng dụng gỗ Đinh Hương: 

Trong y học hiện đại sử dụng Đinh Hương chế rượu làm kích thích tiêu hoá, sát trùng mạnh. Trong 1 một số đợt dịch người ta nhai Đinh Hương để phòng bệnh.

Nhưng công dụng phổ biến nhất của Đinh Hương là dùng làm nguyên liệu cất lấy tinh dầu Đinh Hương có tác dụng sát khuẩn và diệt sâu bọ mạnh. Thường tinh dầu Đinh Hương dùng trong nha khoa để làm thuốc tê và diệt tủy răng.

Trong công nghiệp Đinh Hương được sử dụng để chiết lấy eugenola, từ đó bán tổng hợp chất thơm là vanillin. Ở nước ta chưa có Đinh Hương người ta dùng hương nhu trắng để cất lấy eugenola.

Khi chế tạo thành những đồ dùng nội thất như Sập gỗ, tiện Lục Bình gỗ,  nó lại càng đẹp và quý phái, không chỉ bởi mẫu mã mà còn cả sự bền bỉ và thoải mái khi sử dụng. Các đồ vật làm từ Đinh Hương có khả năng chịu sức nặng lớn, qua thời gian sử dụng lâu nhưng gỗ không hề bị khô hay gãy giòn như những loại gỗ thường. Đặc biệt hương thơm trên gỗ không bị mất đi theo thời gian, vẫn cảm nhận được mùi nhẹ dịu ghi tiếp xúc hoặc ngồi gần.

Sập gỗ Đinh Hương

Sập Gỗ Đinh hương

Tủ gỗ Đinh Hương

Tủ gỗ Đinh Hương

Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Đinh Hương:

Nguồn tài nguyên quý, dần cạn kiệt theo thời gian, cần được nhân giống và bảo về.

Giá thành gỗ Đinh Hương: 

Gỗ Đinh Hương là gỗ quý, chất lượng gỗ cao cấp nên giá của chúng hẳn nhiên cũng có đôi phần “đắt đỏ” hơn các loại gỗ họ Hương thông thường. Đặc biệt là gỗ Đinh Hương được người tiêu dùng đánh giá cao, nên giá cả loại gỗ này cũng có nhiều biến động. Tuy nhiên thì giá cả và chất lượng thì luôn đi kèm với nhau, tỉ lệ thuận với nhau.

Biện pháp bảo vệ: 

Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp căn cứ vào tình hình rừng và nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu , trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng khối lượng gỗ khai thác hàng năm, trong đó ấn định rõ khối lượng gỗ quý, hiếm thuộc nhóm IIA được phép khai thác.

Các tỉnh, thành phố có rừng, trong khi trình Bộ Lâm nghiệp duyệt thiết kế khai thác rừng hàng năm, phải có thiết kế cụ thể về khối lượng từng loại cây gỗ quý, hiếm thuộc nhóm IIA của từng đơn vị để báo cáo Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt chỉ tiêu khai thác gỗ quý, hiếm hàng năm của các địa phương trong cả nước. Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được duyệt đó, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp quyết định giao chỉ tiêu khai thác gỗ quý, hiếm cho các tỉnh, thành phố và giao cụ thể cho từng đơn vị Trung ương, địa phương.

Chủ rừng, khi khai thác phải chấp hành đúng thiết kế được duyệt, lệnh mở rừng của Bộ Lâm nghiệp và quy trình khai thác phải tận dụng sản phẩm của gây gỗ đã chặt hạ và nhanh chóng đưa ra khỏi rừng không được để gỗ bị hư hỏng, tồn rừng. Gỗ khai thác ra phải được hạt kiểm lâm sở tại kiểm tra, đo đếm lập lý lịch từng loại cây, đóng dấu búa kiểm lâm, lập biên bản kiểm tra và phải nộp thuế tài nguyên theo chính sách hiện hành.

Nhà nước đã quy định gỗ quý, hiếm chỉ được sử dụng để xây dựng các công trình đặc biệt của Nhà nước, chế biến hàng mỹ nghệ, đồ mộc cao cấp phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng gỗ quý, hiếm (nhóm IIA), phải làm văn bản trình bày rõ nhu cầu sử dụng, khối lượng chủng loại, địa điểm mua và có xác nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi cư trú hoặc Bộ chủ quản, để báo cáo sở lâm nghiệp sở tại xét, cho phép. đối với gỗ quý, hiếm (nhóm IIA) xử lý tịch thu, cũng áp dụng theo quy định này.

Khi vận chuyển gỗ ra ngoài tỉnh, phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt của Bộ Lâm nghiệp.

Đối với các loại thực vật rừng ngoài cây lấy gỗ, thuộc nhóm IIA.

Chủ rừng hoặc tổ chức, cá nhân hợp đồng mua bán với chủ rừng, khi có nhu cầu khai thác, phải làm văn bản trình bày cụ thể về loại cây, số lượng, địa điểm khai thác, để báo cáo cơ quan quản lý lâm nghiệp cấp tỉnh xét, cho phép.

Xem thêm: Gỗ Xoan Đào là gỗ gì ?

Khi khai thác, người được phép khai thác phải chấp hành đúng giấy phép và quy trình kỹ thuật lâm nghiệp. Lâm sản khai thác ra phải được hạt kiểm lâm sở tại kiểm tra, lập biên bản kiểm tra và phải nộp thuế tài nguyên theo chính sách hiện hành. Khi vận chuyển ra ngoài tỉnh, phải có giấy phép vận chuyển do chi cục kiểm lâm sở tại cấp.

Xem sản phẩm làm bằng gỗ Đinh Hương: Gỗ Đinh Hương

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (Zalo)

Website: https://godinh.com

Email: godinh321@gmail.com