Giỏ Hàng Items 0
Tranh Tiệc Ly ( Bữa Ăn Tối cuối cùng ) trong Kinh Thánh

Tranh Tiệc Ly là một bức tranh lừng danh thế giới, phổ biến rất nhiều quốc gia dù là có theo Đạo Công giáo hay không theo đều biết đến bức tranh này. Bức tranh Tiệc Ly này sở hữu một đề tài đầy ý nghĩa chính là Bữa Tiệc cuối cùng của Chúa và những đệ tử của mình. Đây là bức tranh gỗ rất quen thuộc phổ biến trong không gian nhà của các gia đình Việt theo Đạo Thiên Chúa. Dù rất được ưa chuộng nhưng ý nghĩa sâu sắc của bức tranh này không phải ai cũng biết và hiểu hết được. Hôm nay, Gỗ Đỉnh sẽ trả lời mọi thắc mắc về ý nghĩa của bức tranh cho mọi người biết qua bài viết này nhé!

Tranh Tiệc Ly Gỗ Pơ Mu

Tranh Tiệc Ly Gỗ Pơ Mu

Nguồn gốc bức tranh Tiệc Ly cuối cùng

Theo các sách Phúc Âm, Tiệc Ly là bữa ăn sau cùng mà Chúa Giê-su ( Jesus ) chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chết. Tranh Tiệc Ly cũng là tiêu đề của nhiều tác phẩm hội họa nổi tiếng mà nổi tiếng nhất có lẽ là bức tranh Tiệc Ly của danh họa Leonardo da Vinci. Tác phẩm được sáng tác vào khoảng những năm 1495 đến 1498. Theo các học giả, đó là bữa ăn vào ngày Lễ Vượt Qua, được cử hành vào tối thứ Năm trước khi Chúa Giêsu chịu hình phạt đóng đinh trên thập tự giá để cứu chuộc tội cho mọi người. Quan điểm này dựa trên kỹ thuật của các sách Phúc Âm Nhất Lãm, nhưng theo ký thuật của Phúc âm John (Gioan hoặc Giăng), Tiệc Ly được tổ chức trước Lễ Vượt qua, như vậy Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng ngay vào thời điểm giết con chiên trong Lễ Vượt Qua (ký thuật này được chấp nhận bởi Chính Thống giáo). Tuy nhiên, một số tín hữu Cơ Đốc lại tin rằng, qua sự xem xét cẩn trọng các ký thuật của các sách Phúc Âm, thời điểm tổ chức bữa Tiệc Ly là vào thứ Ba và Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào ngày thứ Tư.

Tranh Tiệc Ly ( Bữa Ăn Tối ) cuối cùng của Chúa thể hiện bởi Vinci

Tranh Tiệc Ly ( Bữa Ăn Tối ) cuối cùng của Chúa thể hiện bởi Vinci

Bối cảnh lịch sử nhân loại

Tranh Tiệc Ly vẽ lại bức họa Bữa Tiệc Ly vào thời điểm cuối cùng Chúa Giêsu ngồi ăn với các môn đồ của mình trước khi ngài bị chính quyền La Mã bắt và bị đóng đinh lên thập tự giá. Muốn hiểu rõ ràng hoàn cảnh của bữa tiệc này, chúng ta cần phải đặt nó trong hoàn cảnh sự xuất hiện của Chúa Giêsu. Thời bấy giờ, trong hoàn cảnh nhà cầm quyền La Mã cùng với giới lãnh đạo tôn giáo lợi dụng tín ngưỡng của người dân để trục lợi và làm điều xấu, sự xuất hiện của Chúa đã làm chấn động Do Thái giáo. Ngài đã chỉ ra sự dối trá trong đời sống tôn giáo, chỉ ra rằng nơi cầu nguyện ăn năn đã biến thành chốn trục lợi, chỉ ra thói đạo đức giả trong cách suy nghĩ của những người làm chính trị,...

Chính vì lẽ đó, nhà chức trách quyết định phải bắt giữ Chúa Giê-su vì xem Ngài là mối đe dọa cho quyền lực của họ. Tuy nhiên, họ chỉ dám làm việc này vào ban đêm hầu tránh bùng nổ bạo loạn vì Ngài rất được dân chúng yêu mến.

Hằng năm, người Do Thái cử hành Lễ Vượt Qua vào ngày 14 tháng Ni-san. Lễ này nhắc họ nhớ lại cách Đức Giê-Hô-Va đã giải thoát họ khỏi ách nô lệ ở Ai Cập và đưa họ vào Đất Hứa. Vào năm 33 CN, Chúa Giê-su và các sứ đồ cử hành Lễ Vượt Qua trong một căn phòng trên lầu ở Giê-ru-sa-lem. Cuối bữa ăn, Chúa Jesus nói: “ Một người trong anh em sẽ phản bội tôi ”. Các sứ đồ sửng sốt và hỏi lại Chúa: ‘ Người đó là ai? ’. Ngài đáp: ‘ Đó là người mà tôi đưa cho miếng bánh này ’. Rồi ngài đưa một miếng bánh cho Judas Iscariot. Ngay lập tức, Judas đứng dậy và ra khỏi phòng.

Sau đó, Chúa cầu nguyện, bẻ bánh ra đưa cho các sứ đồ còn lại và nói: ‘ Hãy ăn đi. Bánh này tượng trưng cho thân thể mà tôi sẽ hy sinh vì anh em’. Rồi Ngài cầu nguyện về rượu và đưa cho các sứ đồ mà nói: ‘ Hãy uống đi. Rượu này tượng trưng cho huyết mà tôi sẽ đổ ra để tha tội. Tôi hứa rằng anh em sẽ được làm vua cùng với tôi ở trên trời. Hằng năm, hãy làm việc này để nhớ đến tôi ’. Ngày nay, những người theo Chúa Giêsu vẫn nhóm lại vào buổi chiều tối ấy hằng năm. Lễ này được gọi là Bữa Ăn Tối của Chúa.

Sau bữa ăn, các sứ đồ cãi nhau xem ai quan trọng hơn. Nhưng Chúa bảo họ: ‘Ai lớn nhất trong anh em phải xem mình như người nhỏ nhất, kém quan trọng nhất.

Anh em là bạn tôi. Tôi đã nói với anh em mọi điều Cha muốn tôi cho anh em biết. Giờ đây, tôi sắp về trời cùng Cha, còn anh em thì ở lại. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đồ tôi bởi tình yêu thương anh em thể hiện với nhau. Anh em phải yêu thương nhau như tôi yêu thương anh em’.

Cuối cùng, Chúa Giê-su cầu xin Đức Giê-hô-va bảo vệ tất cả môn đồ và giúp họ làm việc hòa thuận với nhau. Ngài cũng cầu nguyện cho danh Đức Giê-hô-va được nên thánh. Rồi Chúa cùng các sứ đồ hát ngợi khen Đức Giê-hô-va và đi ra ngoài. Đã gần đến lúc Chúa bị bắt.

Ý nghĩa bức tranh Tiệc Ly với tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật

Bức tranh Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là tác phẩm đầu tiên và duy nhất dung hòa tính chất “thần thiêng” và tính chất “thế tục” một cách hoàn hảo, với sự hòa trộn một cách tuyệt diệu ngôn ngữ tả thực và ngôn ngữ ẩn dụ.

Nó vừa thể hiện được tính cách uy nghiêm của chủ đề, vừa hết sức sinh động và rất con người. Trên bức tranh Tiệc Ly của danh họa cao 460cm và rộng 880cm, Ông Vinci đã vẽ 13 nhân vật với 13 dáng vẻ, thần thái, biểu cảm khác nhau.

Trong đó, có một môn đồ mặt tái nhợt, lưng hơi ngả về sau, tay nắm chặt túi tiền đó chính là Judas. Sau lưng Judas là một khoảng tối, còn sau lưng Chúa Giê-su là hình ảnh cửa sổ đầy ánh sáng. Ánh sáng chiếu vào gương mặt, làm ánh lên vẻ điềm tĩnh, hiền từ và cương nghị của Ngài.

Ngay sau khi được hoàn thành, tác phẩm tranh Tiệc Ly này đã gây choáng váng cho người mộ điệu đương thời, và nó nhanh chóng trở thành một kiệt tác, không chỉ trong lịch sử “Nghệ thuật Thánh Công giáo” nói riêng, mà của cả lịch sử nghệ thuật của nhân loại nói chung.

Những bức tranh Tiệc Ly này có thể bị phai nhạt bởi thời gian, nhưng giá trị cũng như sức ảnh hưởng của chúng sẽ còn mãi cùng lịch sử nhân loại và Leonardo da Vinci hay những tuyệt tác nghệ thuật của Ông chính là một điển hình của sức sống trường tồn đó.

Đồng Hồ Bữa Tiệc Ly cuối cùng gỗ Xá Xị ( Gù Hương )

Đồng Hồ Bữa Tiệc Ly cuối cùng gỗ Xá Xị ( Gù Hương )

Ý nghĩa tranh gỗ Tiệc Ly

Bức tranh Tiệc Ly miêu tả Chúa Giêsu với các môn đồ của mình trong bức tranh này các môn đồ được chia ra thành bốn nhóm chính. Nhóm thứ nhất là Bartholomew, James và Andrew, gương mặt họ biểu lộ nét ngạc nhiên khi nghe thấy lời tiên tri của Chúa. Nhóm thứ hai trong bức tranh Tiệc Ly này là Peter với con dao cầm trong tay và vẻ mặt tức giận đang nói chuyện với John. Ý nghĩa của hành động này là Peter đã nổi nóng tấn công lính La Mã bằng một con dao lúc giờ chuẩn bị bắt Chúa Giêsu. Người còn lại là Judas với gương mặt đầy sự sợ hãi khi nghe lời tiên tri. Nhóm thứ ba là Thomas trông có vẻ rất buồn và tỏ ra sự ngờ vực, Philips bày tỏ lòng trung thành và lắng nghe từng lời của Chúa nói. Cuối cùng là nhóm thứ tư, Matthew và Jude Thaddeus đang nhìn Simon với vẻ thắc mắc như muốn hỏi Simon liệu ông có biết câu trả lời về lời tiên tri của Chúa. Đặc biệt, chính giữa bức tranh Tiệc Ly là hình ảnh Chúa Giêsu với gương mặt bộc lộ sự bình thản và thoáng nét buồn, mặc dù biết trước tội lỗi của Judas, biết trước mình sắp phải trải qua những ngày tháng như địa ngục, người vẫn thản nhiên ăn uống và cầu nguyện cho các môn đệ của mình lần cuối cùng. Người dùng cái chết của chính mình, hy sinh để cứu chuộc loài người. Biết trước hành động của Judas nhưng người không ngăn cản hay vạch trần mà vẫn nhìn ông với ánh mắt của một vị thầy, bao dung đối với học trò của mình để từ đó khiến họ nhận ra cái sai của bản thân. 

Tranh Tiệc Ly cuối cùng của Chúa gỗ ghép

Tranh Tiệc Ly cuối cùng của Chúa gỗ ghép

Tranh Tiệc Ly cũng hay được gọi là Bữa Tiệc của Chúa, là bữa tiệc tối mà Chúa đã cùng dự với các tông đồ trước khi Ngài dâng mạng sống làm của Lễ hy sinh. Đó cũng là Bữa Ăn Tối cuối cùng Chúa dự với các môn đồ trung thành của Ngài, theo truyền thống nó được gọi là Bữa Tiệc Ly. Vì do chính Chúa thiết lập nên nó còn có tên là Bữa Tiệc của Chúa.

Qua nhiều thế kỷ, rất nhiều người đã hy sinh mạng sống của họ cho điều mà họ xem là chính nghĩa. Những cái chết này đem lại lợi ích tạm thời cho một số người nào đó. Tuy nhiên, khi đem ra so sánh, trong số đó không có cái chết tự hiến nào cho dù đáng ca ngợi, mà lại có ý nghĩa bằng cái chết của Chúa Giê-su. Không chỉ vậy, ngoại trừ cái chết của Chúa có lẽ không có cái chết nào trong lịch sử đầy hỗn loạn của nhân loại có thể có ảnh hưởng sâu rộng đến như vậy.

Xem thêm: Ý Nghĩa Tranh Đồng Quê Bằng Gỗ

Với những ý nghĩa to lớn và giá trị văn hoá dân tộc, tính ngưỡng sâu sắc, tranh Tiệc Ly là bức tranh nổi tiếng được nhiều người ưa thích, lựa chọn. Không phải chỉ có mỗi người theo Đạo mới thích hợp treo tranh mà tranh gỗ này phù hợp với tất cả mọi người. Đây cũng là bức tranh mà Gỗ Đỉnh gợi ý cho bạn để trang trí cho không gian nhà hay sử dụng làm quà tặng rất phù hợp. 

Xem các sản phẩm tranh gỗ: Tranh Gỗ Bữa Tiệc Ly

Gỗ Đỉnh bán hàng ngàn sản phẩm về tượng gỗ mỹ nghệ, Nội thất gỗ,...

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn!

Website: https://godinh.com/

Hotline: 08 6863 2345 - 07 8481 3456 (zalo)

Email: godinh321@gmail.com