Sơn PU là một loại sơn quen thuộc chuyên dùng để sơn lên sản phẩm gỗ. Chúng ta có thể gặp nó hàng ngày trên các loại đồ gia dụng, đồ nội thất, đồ văn phòng chế tạo từ nhiều loại gỗ khác nhau. Mặc dù vậy, khái niệm rõ rệt và thành phần cụ thể của dòng sơn này có lẽ vẫn có khá xa lạ với nhiều người. Để tránh gặp phải tình trạng sử dụng sơn trong trạng thái mơ hồ, chưa hiểu hết về nó, Gỗ Đỉnh xin mời bạn tham khảo thêm một vài thông tin về Sơn PU dưới đây để có thể tuỳ vào những mục đích chế tạo khác nhau mà tìm mua cho mình sản phẩm phù hợp.
Sơn Pu
Sơn PU là gì?
PU - PolyUrethane là chất có khả năng chịu nhiệt tốt kèm với độ bền cao, thế nên hiện nay chúng được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, công nghiệp, đồ thủ công,... PU có 2 dạng chính được sử dụng dựa vào nhu cầu khác nhau của người dùng:
PU dạng Foam: Là một dạng nhựa tổng hợp, có khả năng đàn hồi và có độ dẻo dai cao. Đây là kết quả của quá trình kết hợp giữa 2 chất Polyol và Isocyanate tạo nên. PU dạng này thường được sử dụng làm vật liệu trong các loại mút cách âm hoặc tấm cách nhiệt
PU dạng cứng: Thành phần chính để làm vecni đánh bóng gỗ của sơn, giúp cho màu sơn lên các sản phẩm trông đẹp mắt và tránh được sự tác động của các loại mối mọt và ẩm ướt.
Sơn PU dựa vào thành phần, tỷ lệ pha chế mà được chia thành nhiều loại khác nhau.
Ngoài ra độ bóng mờ của sơn cũng có nhiều cấp độ như: 0%, 50%, 75% và 100%.
Các lớp thành phần chính của sơn PU
Sơn PU để có thể phát huy công dụng tốt nhất thì phải được sơn đủ 3 lớp:
Sơn lót: Gỗ sau khi được làm nguội (đánh bóng) bằng giấy nhám và phủi bụi sạch, sẽ được sơn lên lớp sơn lót để có thể che đi các khuyết điểm còn lại trên sản phẩm, lấp lỗ gim (sớ gỗ) tạo độ mịn cho sản phẩm, sơn lót có tính thẩm thấu cao, tạo tính ổn định cho sản phẩm, hạn chế nứt nẻ và giúp sản phẩm nổi tone gỗ. Tùy vào tính chất, đặc điểm của gỗ và yêu cầu mà số lớp sơn lót PU ít hay nhiều.
Sơn màu (Nếu cần tùy theo yêu cầu): Lớp sơn này sẽ tạo nên màu sắc chính của sản phẩm. Việc chọn lựa màu sắc còn tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng hoặc mục đích chế tạo của người thợ, nhưng nhìn chung thì vẫn sẽ là những màu có thể làm nổi bật lên các đường vân tự nhiên của gỗ.
Sơn bóng: Lớp ngoài cùng có tác dụng bảo vệ cho 2 lớp cũ, tạo nên màng khoá màu và giúp cho sản phẩm trông được bóng mịn hơn. Lớp sơn này đóng vai trò chính trong việc kháng nước, hạn chế mối mọt.
Một số loại sơn PU phổ biến
Hiện nay trên thị trường có 6 loại Sơn PU chính được sử dụng nhiều nhất:
Sơn 1K: Được dùng cho các loại đồ gỗ, mây tre, gốm và thậm chí là kim loại
Ưu điểm: Tính năng bám dính và độ bền cao, dễ sử dụng, chống chịu được nhiều loại thời tiết và có thể bảo vệ tốt cho những bề mặt dưới lớp sơn. Sơn 1K sẽ luôn giữ được màu sắc ban đầu nếu người thợ mộc có tay nghề và am hiểu nhiều về loại sơn này.
Nhược điểm: Lớp sơn dễ bị hoà tan trong dung môi. Sản phẩm có thể cấn trầy nếu không được bảo quản kỹ lưỡng.
Ví dụ Sơn Pu 1K
Sơn 2K: Là dòng sơn có độ bóng 2k, thành phần chính quyết định sự khác biệt giữa dòng sơn này với các loại sơn PU khác. Với chi phí khá cao, thế nên thông thường Sơn 2k chỉ sử dụng cho các đồ nội thất cao cấp làm từ nhiều loại gỗ khác nhau như: Tủ, bàn, cầu thang, kệ tivi,...
Ưu điểm: Có độ căng bóng và mịn hơn hẳn các loại sơn khác, khả năng bám dính cũng như chống trầy cũng được phát huy hiệu quả. Điểm đáng khen nhất của dòng sơn này có lẽ vẫn là độ bền màu sắc bất chấp mọi loại thời tiết, phù hợp để sản xuất các loại sản phẩm chuyên dùng ngoài trời.
Nhược điểm: Thời gian khô của sơn khá lâu và giá cao hơn nhiều so với sơn PU thường và cần có tỷ lệ pha chế hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất trên sản phẩm.
Ví dụ Sơn Pu 2K
Sơn Vinyl: Được sản xuất đặc biệt dùng cho các dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp.
Ưu điểm: Cũng có khả năng bám dính cao, độ bền tốt như Sơn 1K. Nhưng Sơn Vinyl còn dễ sử dụng hơn nhiều vì khô nhanh và hoàn toàn trong suốt.
Nhược điểm: Độ cứng sau khi khô của sơn không được đánh giá cao.
Ví dụ Sơn Pu Vinyl
Sơn hệ nước (sơn gốc nước): Là loại sơn có dung môi chính là nước. Hàm lượng chất hữu cơ trong dung môi của loại sơn nước này là rất ít. Chính vì thế mà nó có tên khác là sơn gốc nước. Khác với các loại sơn dung môi có cơ chế hoạt động chính là lớp dung môi bay hơi kết hợp cùng với phản ứng hoá học giữa polymer là hardener, thì sơn hệ nước chỉ cần tạo màng sơn bằng việc chờ hơi nước bốc hơi hoàn toàn và để lại lớp màng sơn trên sản phẩm.
Ưu điểm: Quá trình thi công sản phẩm đơn giản tạo ra lớp màng sơn cứng, có độ bền dẻo cao. Giữ được màu sắc ban đầu mà không bị ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và thời gian. Ngoài ra lớp sơn dư sau mỗi lần sử dụng nếu được bảo quản đúng cách vẫn có thể dùng được cho những lần sau.
Nhược điểm: Lớp nước bay hơi quá nhanh khi thực hiện sơn dưới thời tiết nắng nóng dẫn đến khó đều màu.
Ví dụ Sơn Epoxy
Sơn Epoxy: Là dòng sơn được tạo ra bởi sự kết hợp của 2 thành phần cao cấp là Epoxy Resin và Polyamide (chất đóng rắn). Được đặc chế dùng để phủ lên bề mặt các sản phẩm như: Gỗ, kim loại, nhựa hoặc bê tông,...
Ưu điểm: Hoàn hảo cả về độ bền và bám dính trên sản phẩm.
Nhược điểm: Thời gian khô lâu làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn và kéo dài.
Ví dụ Sơn Epoxy
Sơn nước: Là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết có chứa các hỗn hợp chất tạo màu có khả năng bám cao trên sản phẩm tạo nên màu sắc khác so với màu nguyên thuỷ của chúng.
Ví dụ Sơn Nước gỗ
Mỗi sản phẩm gỗ tạo ra sẽ được sử dụng vào nhiều loại mục đích khác nhau. Một người thợ mộc giỏi sẽ là người biết tìm ra loại Sơn PU phù hợp để phục vụ cho sản phẩm của mình. Hy vọng những thông tin mà Gỗ Đỉnh chia sẻ về Sơn PU sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề chọn lựa và sử dụng sơn một cách hiệu quả nhất.
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.