Giỏ Hàng Items 0
Thước Lỗ Ban Là Thước Gì?

Người Việt vốn là một dân tộc trọng tín ngưỡng nên dù làm việc bé hay việc lớn, người Việt luôn quan niệm rằng “có kiêng sẽ có lành”. Khi làm nhà, để xây được một ngôi nhà đẹp, hợp phong thủy, sắp xếp công năng sao cho nhà có thể đón nhiều tài vận và xua đuổi vận xui, người ta hay sử dụng thước Lỗ Ban. Vậy thước Lỗ Ban là thước gì?

Khi làm nhà cần chú trọng nhiều yếu tố để đem lại vận may cho gia chủ

Khi làm nhà cần chú trọng nhiều yếu tố để đem lại vận may cho gia chủ

1. Thước Lỗ Ban là thước gì?

Lỗ Ban là tên một người thợ mộc lừng danh thời Trung Hoa, được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Tương truyền ông là người đã phát minh ra cưa, đục và các dụng cụ nghề mộc trong đó có loại thước đo được gọi là thước Lỗ Ban.

Ngày trước, thước Lỗ Ban thường là thước gỗ

Ngày trước, thước Lỗ Ban thường là thước gỗ

Thước Lỗ Ban là cây thước được dùng trong xây dựng Dương Trạch (nhà cửa) và Âm Trạch (mộ phần) để đo đạc. Trên thước Lỗ Ban có chia kích thước địa lý thông thường và các cung, cách chia này giúp người sử dụng phân định các khoảng tốt - xấu, kích thước thế nào là đẹp nên sử dụng và kích thước nào là xấu nên tránh.

Qua rất nhiều đời, thước Lỗ Ban được sử dụng và đúc kết kinh nghiệm phân định tốt - xấu. Thước Lỗ Ban không thể giúp cải đổi được vận mệnh của một con người, nhưng sử dụng thước Lỗ Ban giúp tai họa dù có ập đến thì cũng được vơi bớt, lộc đến nhà phúc tràn về thì tăng lên gấp bội.

2. Các loại thước Lỗ Ban

Trong xây nhà, sửa chữa nhà cửa hay đồ đạc người ta thường sử dụng phổ biến 3 loại thước Lỗ Ban:

Ba loại thước Lỗ Ban thông dụng

Ba loại thước Lỗ Ban thông dụng

1. Thước Lỗ Ban 52,2cm (thông thủy): 

Khi đo các khoảng không thông thủy như cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng, chiều cao tầng nhà… người ta sẽ dùng loại thước 520mm này. Trên thân thước được chia ra là 8 cung lớn, theo thứ tự là cung Quý Nhân, Hiểm Họa, Thiên Tai, Thiên Tài, Nhân Lộc, Cô Độc, Thiên Tặc và cuối cùng là Tể Tướng. Mỗi cung lớn có chiều dài 65mm, trong mỗi cung lớn lại được chia ra làm 5 cung nhỏ dài 13mm. 

2. Thước Lỗ Ban 42,9cm (dương trạch): 

Khi đo các khối xây dựng (bếp, bệ, bậc…) thường dùng thước độ dài 429mm để đo. Thước Lỗ Ban 42,9cm được chia thành 8 cung lớn, theo thứ tự lần lượt là cung Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Nạn, Hại, Mạng. Mỗi cung lớn dài 53,625mm được chia ra làm 4 cung nhỏ dài 13,4mm.

3. Thước Lỗ Ban 38,8cm (âm phần): 

Loại thước 390mm này được sử dụng khi đo đồ nội thất (bàn thờ, tủ, mộ phần…). Thước được chia làm 10 cung lớn, theo thứ tự lần lượt là Đinh, Hại, Vượng, Khổ, Nghĩa, Quan, Tử, Hưng, Thất, Tài. Mỗi cung lớn dài 39mm được chia ra làm 4 cung nhỏ dài 9,75mm.

Ngày xưa, các nhà phong thủy sử dụng thước Lỗ Ban bằng gỗ nhưng ngày nay để việc sử dụng thước được tiện lợi hơn, thước Lỗ Ban đã được thay đổi tích hợp thành các loại thước rút bao dài từ 5m, 7m đến 10m. Khi sử dụng thước đo chỉ cần chọn đúng kích thước vào các cung màu đỏ trên thước là sẽ ra kích thước đẹp. Còn việc chọn cung màu đỏ nào là tùy thuộc vào mong ước của người đó/gia đình đó.

Thước Lỗ Ban ngày nay được thay đổi về hình dáng để tiện sử dụng hơn

Thước Lỗ Ban ngày nay được thay đổi về hình dáng để tiện sử dụng hơn

3. Nguyên tắc sử dụng và ý nghĩa các cung trong thước Lỗ Ban

Khi sử dụng thước Lỗ Ban, tùy theo vị trí đo mà cần tuân theo các nguyên tắc để đạt độ chính xác nhất:

  • Khi đo cửa, phải đo kích thước thông khí khung cửa, không đo cánh cửa

  • Khi đo chiều cao nhà thì đo từ mặt cốt sàn dưới lên mặt cốt sàn trên (bao gồm cả lớp lát sàn)

  • Đo các vật dụng (bàn ghế, giường tủ..thùng rượu sồi.) thì đo kích thước phủ bì dài, rộng, cao hoặc đường kính.

Đo cửa nhà theo kích thước thông thủy

Đo cửa nhà theo kích thước thông thủy

Trong thực tế, dù một ngôi nhà có xây đúng hướng, hợp tuổi của chủ nhà, đúng ngày giờ tháng năm tốt đi nữa thì cũng chưa chắc đã là tốt nếu không hợp với thước Lỗ Ban, thậm chí tình cảnh còn có thể trở nên xấu đi. Khi kích thước thông thủy của các cánh cửa, các phòng phạm vào cung xấu trên thước thì dù có hợp hướng, hợp ngày tháng, hợp thời thì tất cả mọi cái tốt ấy cũng sẽ đều bị dìm xuống. Ngoại trừ hướng nhà thì ta có thể lựa chọn được độ hợp tuổi, thời gian để điều chỉnh thì kích thước lấy đúng cung số, nếu lấy vào cung số xấu sẽ gây tai họa nhà chủ.

  • Cung Quý Nhân: Đây là một cung tốt, gia cảnh sẽ trở nên khả quan, có quý nhân giúp đỡ, phúc lộc dồi dào, làm ăn phát đạt, nhân thế hòa hợp và con cái học vấn thuận lợi. Tuy nhiên nếu tham lam sẽ mất hết. 

  • Cung Hiểm Họa: Đây là cung xấu gây tán gia bại sản, trôi dạt tha phương, con cháu sa đọa hư thân.

  • Cung Thiên Tai: Cung này cũng là một cung xấu gây đau ốm chết chóc, của cải thất thoát, vợ chồng lục đục, con cái gặp nạn

  • Cung Thiên Tài: Cung tốt này giúp chủ nhà luôn may mắn về tài lộc, con cái được nhờ, hiếu thảo với cha mẹ

Bảng tổng hợp ý nghĩa các cung

Bảng tổng hợp ý nghĩa các cung

Hy vọng bài viết trên của Gỗ Đỉnh sẽ giúp các bạn phần nào hiểu thêm về thước Lỗ Ban cũng như biết cách sử dụng thước trong xây sửa nhà cửa, sửa chữa đồ đạc để đem lại vận may cho cả gia đình.

Xem thêm: Khối Lượng Riêng Của Các Loại Gỗ

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn.

Điện thoại: 086 863 2345 (zalo) - 07 8481 3456 (zalo)

Website: https://godinh.com

Email: godinh321@gmail.com