Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Táo Quân được xem là vị thần trong việc cai quản bếp núc, giữ gìn ngọn lửa và sự đầm ấm hạnh phúc cho ngôi nhà. Bên cạnh đó, việc thờ Táo Quân được xem như là một trong những nét đẹp tâm linh không thể thiếu trong văn hoá Phương Đông. Đặc biệt vào ngày 23 tháng Chạp được coi là ngày tiễn Táo Quân về trời báo cáo với Ngọc Hoàng về những thành quả mà hạ giới đã đạt được trong một năm vừa qua. Vậy sự tích Táo Quân bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa Phong thủy của việc đặt tượng Táo Quân trong nhà như thế nào? Hãy cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Tượng Táo Quân - vị thần cai quản bếp núc, giữ gìn ngọn lửa
Sự tích, nguồn gốc Táo Quân
Ngày nay, những bức tượng Táo Quân với nhiều mẫu mã từ các chất liệu khác nhau nhưng đa phần được làm bằng gỗ. Theo đó, tượng đã trở thành hình ảnh quen thuộc và được đông đảo gia chủ lựa chọn để trưng bày trong nhà nhất là khu vực bếp,... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa của Táo Quân. Sau đây, Gỗ Đỉnh sẽ giới thiệu một vài thông tin về nguồn gốc vị thần này.
Thần Táo Quân có nguồn gốc xâu xa từ Trung Quốc
Thần Táo Quân có nguồn gốc xâu xa từ Trung Quốc bắt nguồn từ 3 vị thần: Thổ Công (thần đất), Thổ Địa (thần Nhà), Thổ Kỳ (thần bếp núc). Tuy nhiên, sau khi được du nhập vào Việt Nam thì sự tích này đã được hóa thành câu truyện dân gian “ 2 ông 1 bà” được kể lại như sau:
Tương truyền rằng, Thị Nhi và Trọng Cao là đôi vợ chồng trẻ ở với nhau mặn mà, thân thiết nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao thường xuyên kiếm chuyện xô xát dằn vặt Thị Nhi.
Một hôm, Trọng Cao đã đánh Thị Nhi và đuổi đi khiến nàng phải bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác. Tại đây nàng gặp được Phạm Lang cả hai người kết nghĩa thành vợ chồng.
Một thời gian sau, Trọng Cao khi nguôi giận thì quá ân hận, nên lên đường tìm Thị Cao. Khi đã hết gạo và tiền Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường để sống qua ngày. Tình cờ một hôm xin ăn đúng nhà Thị Nhi đúng lúc Phạm Lang vắng nhà. Nhi sớm nhận ra người chồng cũ. Nàng mời chồng cũ vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Lúc sau, Phạm Lang trở về, Thị Nhi sợ chồng mới nghi oan nên giấu Cao dưới đống rơm sau vườn.
Đêm ấy, Phạm Lang đốt đống rạ nơi Trọng Cao đang nằm để lấy tro bón ruộng. Khi lửa cháy, Thị Nhi liền lao mình vào cứu chồng cũ Trọng Cao ra. Sau khi Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang cũng nhảy theo khiến cả 3 người cùng chết.
Sau khi chết, Thượng Đế thương tình và cảm nhận được 3 người sống có nghĩa có tình nên đã phong cho làm vua bếp cai quản công việc dưới trần gian và cứ 23 tháng chạp hàng năm sẽ cưỡi Cá Chép về trời để báo cáo với Thượng đế những việc đã làm trong một năm qua.
Ý nghĩa Phong thủy của tượng Táo Quân
Tượng Táo Quân giúp xua đuổi ma quỷ
Táo Quân là 3 vị thần giúp cai quản mọi hoạt động của gia chủ. Theo đó, Thần Táo sẽ quyết định đến sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ.
Với ý nghĩa Phong thủy này mà hầu như các gia đình thời tượng Táo Quân tượng để mọi chuyện trở nên suôn sẻ, thuận lợi trong công việc làm ăn, gia đình ngày càng trở nên hạnh phúc, yên ấm, đủ đầy.
Tượng Táo Quân giúp thu hút tài lộc
Người Phương Đông quan niệm rằng, khi đặt và thờ tượng Táo Quân trong nhà giúp trông coi nhà cửa, bếp núc cũng là cách để thu hút tài lộc giữ tiền bạc và tránh được những nguy cơ gây thất thoát tài sản khi bị kẻ xấu lợi dụng.
Tượng giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng hơn