Tượng Gỗ Phong Thủy, tượng Phật hay tượng chân dung đều phải trải qua quá trình chế tác hết sức phức tạp và tinh vi từ khâu chọn gỗ đến nước sơn, đồ dùng, từ tạo hình đến tạc thô. Chế tác tượng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và cả cái hồn của người nghệ nhân để thổi hồn vào tượng, tượng có thần thái và sắc nét. Cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu xem quy trình tạc tượng gỗ diễn ra như thế nào nhé!
Quy trình tạc tượng gỗ - Nghệ Nhân thổi hồn vào bức tượng (ảnh sưu tầm)
Chọn gỗ nào để tạc tượng?
Chắc chắn bước đầu tiên trước khi tiến hành tạc tượng đó là chọn gỗ. Những tiêu chuẩn chọn gỗ thường là gỗ có màu chuẩn, vân gỗ rõ nét, phù hợp với ứng dụng và nếu có mùi thơm thì càng tốt. Những loại gỗ thường hay được sử dụng và ưu nhược điểm của mỗi loại như sau:
Gỗ Hương: Đặc điểm của gỗ Hương là cứng, rắn, nặng nhưng dễ chế tác, gỗ có mùi thơm giúp tránh mối mọt. Vân gỗ Hương được đánh giá là có chiều sâu nên tượng gỗ có độ tinh xảo, sắc nét. Với nhiều tính chất tốt, hiếm mà chất liệu lại không hề hiếm, giá thành phải chăng thì gỗ Hương được nhiều người lựa chọn để tạc tượng
Gỗ Trắc: Gỗ Trắc có vân đẹp, tom thưa và ngắn nên đanh mặt, thớ gỗ mịn. Mùi gỗ hơi chua, có tỷ trọng cao, rất cứng.
Gỗ Cẩm: Có màu đỏ đậm hoặc nhạt, chất lượng dầu cao, kết cấu rõ và đa dạng.
Gỗ Sưa: Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chống chịu tốt với thời tiết, có vân đẹp và mùi hương nhẹ.
Gỗ Thông: Tính chất của gỗ thông là mềm và nhẹ, gỗ có màu vàng cam nhạt, vân thẳng đều.
Gỗ Mun: Gỗ Mun cứng, nặng và giòn, khi mới chế tác thường có màu xanh đen, sau một thời gian sử dụng thì chuyển dần sang đen bóng. Vân gỗ rất đẹp.
Gỗ Mun có màu đen đặc trưng - tuyệt tác của thiên nhiên
Ngoài các loại gỗ trên, các bạn cũng có thể lựa chọn các loại như Xoan Đào, Hoàng Đàn, Sồi Đỏ,... để tạc những tác phẩm tượng hoặc bàn thờ cúng.
Công cụ để tạc tượng gỗ
Có khá nhiều dụng cụ dùng trong tạc tượng gỗ và tùy vào người nghệ nhân tạc tượng mà sẽ có sự vận dụng một cách linh hoạt. Để có thể áp dụng và hoàn thành một tác phẩm hoàn chỉnh một cách chỉn chu và đẹp nhất thì phải hiểu rõ từng dụng cụ cũng như các quy trình tạc tượng gỗ. Loại sơn được dùng trong tạc tượng chính là nhựa của cây Sơn. Người nghệ nhân sẽ chế thành các loại sơn khác nhau như Sơn Phủ, Sơn Điều và Sơn Thí từ Sơn Sống. Các loại sơn này sẽ dùng để phết lên tượng sau khi được tạc một cách hoàn chỉnh.Các dụng cụ dùng để sơ chế và tạo hình cho sản phẩm gồm có cưa, rìu, bào tay hay búa,... Tiếp đó là các dụng cụ dùng để nạo, vét hay tạo nét cho sản phẩm gồm bào lăn, dụng cụ dao ve, đá giáp, đục chếch,...Các dụng cụ dùng để sơn gồm bút vẽ, thép sơn,...
Bộ dụng cụ tạc tượng
Quy trình tạc tượng gỗ
1. Tạo dáng tượng gỗ
Dựa vào yêu cầu của khách hàng, người thợ sẽ nghiên cứu các mẫu đã hoàn thiện trước đó cũng như lựa chọn nguyên liệu gỗ phù hợp với mục đích sử dụng cũng như tính chất của bức tượng. Người thợ cả sau đó sẽ vẽ phác dáng tượng ra giấy và lên ý tưởng tạc tượng. Tùy vào kích thước của khối gỗ để tính toán sao cho hợp lý.
2. Đục cắt gỗ làm tượng
Sau khi đo đạc, thợ ngang sẽ dùng cưa đục cắt, đẽo khối gỗ theo kích thước đã tính và hình khối trong bản vẽ. Đây cũng là bước đầu tiên của công đoạn tạo hình, giúp mường tượng được sản phẩm một cách tổng quát nhất
Quy trình đục cắt gỗ làm tượng (ảnh sưu tầm)
3. Tạo hình cho tượng
Nghệ nhân sẽ tạc những chi tiết đơn giản trên dáng ban đầu như chân, tay, đầu,... chứ chưa đi vào chi tiết.
4. Chạm khắc chi tiết
Sau khi tạo hình là công đoạn dập mẫu, đục vỡ, đục hạ và đục chi tiết nhằm tạo ra các đường nét rõ ràng hơn cho bức tượng. Các chi tiết từ bản mẫu phải được thể hiện ở trong bức tượng đang tạc và được xem như là một bức tượng gần hoàn chỉnh. Tiếp theo, người nghệ nhân sẽ đánh giấy giáp, tạo bóng và lắp ráp các chi tiết của bức tượng.
Sau khi chạm khắc thì công đoạn tiếp theo chính là phủ sơn để hoàn thiện bức tượng. Đầu tiên sẽ là sơn hom, sau đó là sơn trùm kín, rồi đến sơn thí, sơn phủ, sơn cầm và cuối cùng là dán vàng, dán bạc để trang trí. Việc chọn dán vàng hay dán bạc sẽ tùy vào tính chất cũng như đặc điểm của bức tượng. Công đoạn hoàn thiện này đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và cẩn thận tới từng chi tiết để tác phẩm được chỉn chu nhất. Nghệ nhân có thể phủ màu và vẽ trang trí tượng sau đó tùy vào yêu cầu của khách hàng.
Tượng Phật Di Lặc Ngũ Phúc gỗ Mun Hoa - mang đến tài lộc, may mắn cho gia chủ
Quá trình tạc tượng gỗ không hề đơn giản mà đòi hỏi người nghệ nhân phải rất công phu và tâm huyết, tốn nhiều thời gian lẫn công sức mới ra được tác phẩm tượng đẹp và có hồn. Qua việc tìm hiểu về quy trình tạc tượng gỗ này, chắc hẳn Gỗ Đỉnh đã giúp bạn có thể hình dung và có thêm những hiểu biết cơ bản về tạc tượng gỗ.