Phật Di Lặc được mô tả với cái bụng thật lớn và cái miệng cười thật tươi, thể hiện mong ước và tâm tư của đạo Phật trong việc đem nụ cười vào được đời. Khi tượng phật Di Lặc được trưng bày trong nhà, đây được coi là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, mang lại nhiều điều tốt lành cho gia chủ, gia đạo. Hôm nay, Gỗ Đỉnh sẽ cùng mọi người tìm hiểu về truyền thuyết cũng như nguồn gốc của vị Phật tương lai này nhé!.
Tượng Phật Di Lặc
Truyền thuyết về Phật Di Lặc
Theo Kinh Phật giáo, vị Di Lặc sẽ xuất hiện trên Trái Đất để cứu thế, độ nhân loại. Vị Phật Di Lặc xuất hiện khi giác ngộ hết hoàn toàn giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh chứng ngộ thành Phật. Phật Di lặc là vị Phật kế tiếp sau Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Phật Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng hàng trăm triệu năm nữa theo năm Trái Đất, khi Phật Pháp đã hoàn toàn bị loài người lãng quên.
Truyền thuyết về Phật Di Lặc còn được tìm thấy trong tài liệu kinh điển của Phật giá như: Nguyên Thủy, Đại Thừa, Kim Cương thừa. Phật Di Lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh như những vị Phật trong lịch sử. Năm Đức Phật xuất hiện trên Trái Đất được xem là hóa thân của Ngũ Phật thì Phật Di Lặc được xem như hóa thân của Thành sở tác trí (Ngũ trí). Phật Di Lặc cũng được xem là người sáng lập nên hệ phái Duy Thức của Đại Thừa.
Nguồn gốc của Phật Di Lặc:
Từ lâu hình ảnh Bồ-tát Di Lặc được xem là biểu tượng của niềm vui hoan hỷ, sự tự tại và an lạc. Bước chân đến chùa, hình ảnh đầu tiên thường bắt gặp là Bồ-tát Quán Thế Âm, biểu tượng của lòng từ bi (cứu khổ, ban vui) hoặc hình ảnh Bồ-tát Di Lặc, biểu tượng của lòng hỷ xả (hoan hỷ, buông bỏ mọi phiền não, chấp thủ). Vậy Ngài có nguồn gốc từ đâu, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
Tượng Phật Di Lặc gỗ Bách Xanh
Phật Di Lặc trong tiếng Phạn có tên là: Metteyya, Maitreya (Sanskrit), Jhampa (Tây Tạng), Milo (Nhật Bản), Từ Thị (Trung Quốc) có nghĩa là Đấng Từ bi, Người có lòng từ, mang chủng tính từ bi. Theo Đại Nhật kinh sớ, Từ Thị có nghĩa là chủng tính từ bi. Lòng từ bi này sinh ra từ chủng tính Như Lai hay Phật tính. Ấn Độ là nguồn gốc của Phật giáo nên tên các vị Bồ Tát của Phật giáo thường được xuất phát từ đây.
Vì thế, chúng ta phải hiểu nguồn gốc tên Di Lặc của Ngài chỉ là một thói quen phát âm của dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc chính là A-dật-đa (tiếng Phạn: Ajita, Hán dịch là Vô Thắng, Vô Năng Thắng hoặc Vô Tam Độc). Ngài là một vị đệ tử của Phật Thích-ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A-hàm, Kinh Xuất Diệu và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di-lặc và A-dật-đa là hai nhân vật khác nhau.
Phật Di Lặc
Trong bài viết này chúng ta sẽ phân tích về tên của Ngài:
Trong Kinh Từ Thị Bồ-tát Hạ Sanh có kể lại rằng: Thuở xưa, Đức Phật cùng các vị Tỳ Kheo bàn luận nói về sự xuất hiện của vị bồ tát vị lai này Đức Phật có nói rằng: vào thời ấy, vua Loa có một vị đại thần tên là Thiện Tịnh. Vị hiền thê của đại thần Thiện Tịnh thuở đó tên là Tịnh Diệu. Lúc bấy giờ ở trời Hỷ Túc, khi quán thấy cha mẹ mình không già và cũng không trẻ, Từ Thị Bồ tát giáng thần vào thai mẹ, rồi từ hông bên phải hạ sanh. Đây cũng y như Đức Phật đã sanh ra từ hông bên phải Từ Thị Bồ-tát cũng lại như thế. Lúc ấy đại thần Thiện Tịnh liền đặt tên cho con là Từ Thị. Từ Thị Bồ-tát có thân màu hoàng kim với 32 tướng hảo và 80 vẻ đẹp dùng để trang nghiêm nơi thân.Vào thời ấy, tuổi thọ của loài người rất dài, không có các hoạn nạn và đều sống đến 84.000 năm. Khi người nữ được 500 tuổi thì họ mới xuất giá. Lúc bấy giờ, Từ Thị Bồ-tát sống tại gia khoảng một thời gian không lâu thì sẽ xuất gia học Đạo. Nên tên Từ Thị bắt nguồn từ đây.
Tranh Phật Di Lặc
Tiếp theo là tên Vô Năng Thắng của Ngài. Theo định nghĩa của tiếng Hán có nghĩa là không thể hơn được. Vì Ngài là bậc tu pháp môn Lục Độ Ba-La-Mật tới bờ bỉ ngạn và không ai có thể thắng hơn được Ngài. Do đó mà mọi người gọi Ngài là Vô Năng Thắng. Định nghĩa Lục Độ Ba-La-Mật: Lục Độ Ba-La-Mật là 6 phương tiện để người từ bờ mê qua bờ giác. Đây là pháp tu của bậc Bồ Tát. Nhưng Bồ Tát không hề an vị tại bờ giác vì mục đích tu hành của Bồ Tát không chỉ nằm ở việc hoàn thiện mình mà chính là cứu độ chúng sanh.
Xem thêm: Hướng Đặt Tượng Di Lặc Chuẩn Phong Thủy
Theo truyền thuyết khác khi Đức Phật còn tại thế thì Phật Di Lặc là một người được sinh ra như đã nói ở trên. Sau khi gặp Phật, Ngài xuất gia và tu theo hạnh Bồ Tát, truyền thuyết về Phật Di Lặc được rất nhiều kinh nhắc tới, Đức Phật có dạy rằng: Sau này ở cõi ta-bà mọi người trở nên rất độc ác và họ bỏ qua mười nghiệp thiện và chỉ làm mười nghiệp ác. Đức Phật có dạy rằng: Sau này ở cõi ta-bà mọi người trở nên rất độc ác và họ bỏ qua mười nghiệp thiện và chỉ làm mười nghiệp ác. Cho nên tuổi thọ của con người giảm dần chỉ còn 10 tuổi (hiện nay tuổi thọ con người được coi là 100 tuổi). Khi đó nạn đao binh, chết chóc, báo ứng nên họ hàng của họ, họ mới nhớ đến 10 nghiệp thiện và tu nghiệp, họ phải tu đến 80,000 tuổi thọ thì Phật Di Lăc sẽ hạ sanh dưới cây Long Hoa.
Tượng Phật Di Lặc Gỗ Ngọc Am
Nói chung Ngài là biểu tượng cho sự an lạc, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc, một biểu tượng tôn kính trong phong thủy, nụ cười bất diệt mang lại cho gia đình gia chủ nhiều điều may mắn. Người ta thường gọi Ngài với cái tên đầy đủ đó là ”Đức Phật Di Lặc”. Đây chính là tất cả những gì Gỗ Đỉnh muốn đem lại cho mọi người, một sự an lạc, vui vẻ, hạnh phúc. Qua đây, Gỗ Đỉnh đã mang đến cho các bạn một số thông tin hữu ích về Nguồn gốc của vị Phật mang nụ cười bất diệt.
Xem sản phẩm Tượng Phật Di Lặc: Tượng Phật Di Lặc
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.
Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!
Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456
Website: https://godinh.com
Email: godinh321@gmail.com