Bắt nguồn từ văn hóa ứng xử và giao tiếp từ ngày xưa ở Trung Hoa nhưng xưa nay hình tượng bộ Tam đa đã hiện diện rất nhiều ở mỗi gia đình, cửa hiệu. Dù là treo, trưng bày cho đẹp hay để thờ như một tín ngưỡng để cầu mong những điều Phúc Lộc Thọ thường đến với mình trong cuộc đời thì cũng cần phải hiểu được ngọn nguồn lai lịch của nó. Tam đa còn được gọi là Phúc Lộc Thọ hay Phước Lộc , là những thuật ngữ thường được sử dụng trong văn hóa của đất nước Trung Hoa. Ba vị này thường đi chung với nhau và không được tách rời.
Tượng Phúc Lộc Thọ
Nguồn gốc Phúc Lộc Thọ (Tam Đa)
Theo truyền thuyết đầu tiên thì đời thượng cổ ở Trung Quốc. Theo quan niệm vua Nghiêu, một vị Hoàng đế hiền minh thời thịnh trị, thái bình, nhân dịp tiết xuân đi thưởng ngoạn cảnh xuân , nhân dân đã chúc tụng nhà vua ba điều: Chúc nhà vua trường thọ, phú quý nhiều lộc, sinh nhiều con trai tỏa phúc ấm cho cả Hoàng tộc. Tuy nhiên nhà vua vẫn không chấp nhận những lời chúc phúc ấy. Nhà vua đã thay mặt triều đình ban những lời chúc tụng đó thành ba điều “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” được gọi làm tam đa cho cả trăm họ.
Còn theo truyền thuyết thứ hai, truyền thuyết này đã kể rất nhiều về 3 nhân vật ấn tượng này. Ngày xưa bên Trung Quốc, hình tượng Phúc Lộc Thọ xuất phát từ ba con người có thật ở ba triều đại phong kiến Trung Hoa. Theo quan niệm người Hoa Hạ, ông Lộc là một quan tham chuyên ăn tiền đút lót. Ông Thọ là vị quan thực dụng, ưa xu nịnh vua để được ban thưởng. Chỉ có riêng ông Phúc là quan thanh liêm, ngay thẳng, con cháu đề huề.
Ý nghĩa 3 nhân vật Phúc Lộc Thọ (Tam Đa)
Ông Phúc: Tên thật là Quách Tử Nghi. Làm thừa tướng thời nhà Đường. Ông xuất thân vốn là quý tộc, ông không vì những danh hoa phú quý mà làm mất đi nhân cách con người. Cụ ông và cụ bà bằng tuổi nhau. Theo người Hoa Hạ ở Trung Nguyên thì vợ chồng cùng tuổi là rất tốt, họ có thể điều hòa sinh khí âm dương cho nhau, dễ thông cảm cho nhau. Hai cụ đã 83 tuổi đã có cháu ngũ đại. Vì thế ông Phúc hay bế đứa bé đó trên tay là vậy. Theo phong tục người Hoa, sống đến lúc có cháu ngũ đại giữ ấm chân nhang của tổ tiên là sung sướng lắm. Bởi thế ông mới bế thằng bé, cháu ngũ đại, đứng giữa trời, giữa đời.
Tượng Phúc Lộc Thọ gỗ Hương
Ông Lộc: Tên thật là Đậu Từ Quân, làm quan đến chức Thừa tướng nhà Tấn. Nhưng vào thời điểm đó, ông là một ông quan rất tham lam, ông đã không biết ăn biết bao nhiêu tiền, vàng bạc của những kẻ nịnh nọt, mua quan, chạy tội cho mình hoặc cho gia đình. Cứ ngờ đâu ông được nhiều tiền, vàng bạc là rất sung sướng. Năm ông đã được đến 80 tuổi mà vẫn chưa có cháu đức tôn. Do vậy ông đã buồn rầu và sinh bệnh mà chết. Đến khi gần sắp lìa đời, ông đã than rằng: “Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta”, nói xong ông đã trút hơi thở cuối cùng và lìa khỏi cõi đời.
Tượng Thần Tài gỗ Bách Xanh
Ông Thọ: Tên thật là Đông Phương Sóc, ông đã từng làm tướng đời Hán. Triết lý của ông à khi làm quan thì phải lấy lộc, không lấy lộc thì làm quan làm gì. Ông coi buôn chính trị là buôn khó và lãi rất cao. Nhưng ông chỉ thích lộc của vua ban thưởng cho ông. Bao nhiêu tiền thưởng thì ông đều đổ mua gái, những cô gái trinh được ông mua về để làm thê thiết. Vì muốn có nhiều tiền để mua nhiều gái làm liều thuốc dưỡng dương, vì thế ông tìm những lời ngon ngọt, những lời thật đẹp thật hay để lấy lòng vua. Có một người bạn thân đã khuyên ông nhưng ông bỏ ngoài tai những lời đó. Ông đã thọ tới 125 tuổi, nên nhân gian mới gọi ông là ông Thọ. Trước khi chết, ông còn lấy một cô trinh nữ 17 tuổi về làm thiết, ông bảo ông sống được đến 125 tuổi là nhờ ông biết lấy âm dưỡng dương. Khi ông mất thì con ông cũng không còn, cháu cũng đã hết cơm hết gạo mà chắt đích phải làm ma, phải thay cha, thay ông, chở ông nội. Làm quan như ông thì có lợi ích gì.
Tượng Ông Thọ gỗ Bách Xanh
Ba vị đó được người Trung Hoa dựng lên ba hình tượng, không phải để thờ mà để cho người đời nhìn đó làm gương.
Bộ tam tiên còn mang nguyên khí của sao Lục, Bạch, Kim Tinh có tác dụng rất lớn trong vận 8. Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài tăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về Phúc Lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khỏe và cầu sinh thêm con cái.
Đặt ở những vị trí may mắn trong nhà, vì đặt ở đó sẽ mang đến những may mắn. Không nên đặt ở vị trí hung, kị với tuổi của chủ nhà sẽ gây hao tài tốn của và dính vào nhiều chuyện thị phi trong cuộc sống.
Đặt ở hai bến cửa chính: Nên đặt ở một trong hai vị trí bên cạnh cửa chính. Không nên đặt đối diện, vì như vậy chẳng khác gì bạn đang đuổi thần ra khỏi nhà.
Đặt hướng vào trong phòng: Hướng mặt tượng vào trong giúp đem tiền tài và những hạnh phúc trong ngôi nhà. Nếu đặt hướng ra ngoài đồng nghĩa với việc đưa tiền ra khỏi nhà.
Đặt bên trong phòng làm việc mang đến nhiều may mắn trong công việc. Tuy nhiên tượng Phúc Lộc Thọ cần phải đặt phía sau bàn làm việc.
Đặt trong ô tô ở phía đằng trước, quay mặt lại phía người lái sẽ giúp bạn thượng lộ bình an trong chuyến đi.
Không nên đặt tượng thấp hơn đầu người nếu không sẽ mạo phạm đến thần linh.
Nên đặt tượng trên bàn cao, trước một bức tường vững chắc.
Không bày tượng khi chưa khai quang. Nếu chưa tượng ba ông Tam Đa không khác gì một món đồ trang trí.
Thứ tự bày tượng Tam Đa phải đặt từ phải sang trái, bắt đầu từ ông Phúc- ông Lộc- ông Thọ.
Thọ có ý nghĩa là sống lâu trăm tuổi, ước mong có một cuộc sống hạnh phúc. Ngoài ra Thọ còn có ý nghĩa là nhận lãnh, tức càng sống lâu cành nhận lãnh được nhiều.
Bộ ba Tam đa “Phúc, Lộc, Thọ” mang nguyên khí của sao Lục Vận Kim có tác dụng rất lớn trong vận 8.
Cát khí đem lại cho chủ nhà nhiều phúc lộc và công danh, tiền tài thăng tiến, thường dùng gia tăng cát khí cho sao Lục Bạch, Nhất Bạch chủ về phúc lộc, công danh, học hành hoặc gia tăng tuổi thọ, sức khỏe và cầu sinh con cái.
Chất liệu làm tượng thường được làm từ những chất liệu khác nhau như gỗ, đá, gốm sứ, mạ vàng, ngọc thạch, đồng nguyên chất. Tuy nhiên theo phong thủy, tượng được làm bằng đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất.
Có thể đặt tượng trong ô tô, đặt tượng Tam đa nhỏ phía trước, quay mặt lại phía người lái. Bộ ba Tam đa sẽ bảo vệ sự an toàn của bạn trên những cung đường.
Không nên đặt thấp hơn đầu người vì sẽ mạo phạm đến thần linh.
Cần có lưu hương và đèn chong khi thờ cúng.
Không thờ tượng Tam đa khi chưa khai quang.
Đồ cúng bộ ba Tam đa nên dùng đồ ngọt, hoa tươi.
Qua ba bức tượng Phúc Lộc Thọ đó người Trung Hoa đã dựng lên ba hình tượng. Thực ra khi thờ ba ông này người ta đã khôn khéo sắp xếp để chúng ta có được cả ba cái mà người đời ai cũng mong, chứ không phải muốn chúng ta học theo tính ông này ông kia. Nhiều người cũng hay sử dụng ông Thọ để tặng cho ông bà cha mẹ với mong muốn được ông bà ba mẹ sống lâu trăm tuổi.