Gỗ Sồi là một loại gỗ có thể thấy được sử dụng nhiều trong nội thất đồ gỗ. Một loại gỗ ngoại nhập, thường được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ và các nước châu Âu như Anh, Thụy Điển. Các sản phẩm nội thất được sản xuất từ gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại. Cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu về cây gỗ Sồi này nhé.
Cây Sồi (ảnh sưu tầm)
Sồi là tên gọi chung của 400 loài cây gỗ hay cây bụi thuộc chi Quercus của họ Sồi.
Thân gỗ sồi thường cao từ 19.5 – 25,5 m, được khai thác khi cây có tuổi thọ trên 80 năm.
Cây sồi là loại cây có thể sống ở các vùng đất khô, đất cát, sỏi đá những nơi có tầng lớp đất thị mỏng nhất tuy nhiên cây không sinh trưởng được ở các vùng đất trũng đất không thoáng nước. Cây gỗ sồi vẫn sinh trưởng bình được trong nhiều kiểu khí hậu có khi trên mặt đất có phủ một lớp băng tuyết dày, nhiệt độ cây có thể sinh bình thường là từ 7 độ c cho đến 21 độ c. Cây sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 13 độ c.
Các loài sồi có lá mọc vòng, với mép lá xẻ thùy ở nhiều loài; một số loài có mép lá xẻ khía răng cưa hay mép lá nguyên. Hoa là kiểu đuôi sóc, ra hoa vào mùa xuân. Quả được gọi là quả đấu, mọc ra trong một cấu trúc hình chén; mỗi quả đấu chứa 1 hạt (hiếm khi 2 hay 3) và mất 6–18 tháng để chín, phụ thuộc vào loài. Nhóm sồi thường xanh được phân biệt do nó chứa các loài có lá thường xanh, nhưng trên thực tế không phải là một nhóm khác biệt về mặt phát sinh loài mà thay vì thế nó chứa các loài nằm rải rác và phân tán trong cây phát sinh loài của chi Quercus.
Lá và quả Sồi
Có hai loại gỗ Sồi: Gỗ Sồi Trắng và gỗ Sồi Đỏ
Gỗ Sồi Trắng: Sồi Trắng (White oak) có khối lượng trung bình 769 kg/m3, độ cứng 6049N, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm. Tâm Sồi Trắng có khả năng kháng sâu mọt tấn công do có hàm lượng tannin (chất dùng để thuộc da) cao. Đa số Sồi Trắng có vân gỗ thẳng, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi Đỏ.
Gỗ Sồi Đỏ: Sồi Đỏ (Red oak) có khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng 6583N, dát gỗ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Về đặc tính vật lý, gỗ sồi Đỏ cứng và nặng, khả năng chịu lực xoắn và độ chắc trung bình, độ chịu lực nén cao, dễ uốn cong bằng hơi nước. Như vậy, về độ cứng Sồi Trắng và Sồi Đỏ tương đương nhau.
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ Sồi
Gỗ Sồi là một trong những loại vật liệu gỗ được sử dụng rất nhiều ở Việt Nam, các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ sồi như: tủ bếp, giường ngủ, tủ, kệ …tạo được độ bền cao, màu sắc trẻ trung hiện đại.
Ưu điểm: Gỗ có đặc điểm cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt sau khi đã qua Xử lý, độ chịu lực uốn xoắn thường, chịu lực nén cao, dễ uốn cong bằng hơi nước. Gỗ Sồi có cấu trúc dạng chai, các tế bào gỗ có độ gắn kết chặt chẽ được với nhau do đó không cho nước thấm qua. Gỗ có màu nâu trắng, dát gỗ màu vàng nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu đậm.Vân gỗ thẳng to và dài, các tom gỗ rất đẹp. Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt. Gỗ có thể nhuộm màu và đánh bóng để hoàn thành thành phẩm tốt.
Nhược điểm: Gỗ Sồi khô chậm, có xu hướng nứt và cong vênh khi phơi khô. Gỗ cũng nở mạnh khi bị ngấm nước hay không khí ngoài trời có độ ẩm cao.
Giá trị gỗ Sồi
Nội thất Gỗ bằng gỗ sồi được sử dụng nhiều vì những đặc tính tốt mà giá cả lại rẻ và vô cùng hợp lý, mặt khác những sản phẩm nội thất gỗ sồi luôn tạo cảm giác ngôi nhà hài hòa với ánh sáng tự nhiên, trẻ trung, ấm cúng và hiện đại.