Ngựa Phong Thủy là loài vật có giá trị tinh thần cao. Loài Ngựa thể hiện vai trò gắn kết, biểu trưng của sự mạnh gây ảnh hưởng tích cực đến các nền văn hoá nhiều nước. Từ xưa, nhiều người tin rằng trưng tượng Ngựa Phong Thủy trong nhà sẽ mang lại thành công thuận lợi và thường được điêu khắc từ nhiều loại gỗ quý. Cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu nhé!
Tranh Mã Đáo Thành Công Gỗ Hương
Ngựa cũng là con vật được chọn trong 12 con giáp, đứng sau loài Rắn. Ngựa thể hiện sự dũng mãnh, trung thành, chịu khó cũng như sự thịnh vượng. Các quốc gia cũng lấy Ngựa là con vật biểu trưng cho quốc gia của họ như: Cộng hòa Azerbaijan, Canada, Na Uy. Ngựa được chọn nằm trong cung hoàng đạo ở phương Tây là cung Nhân Mã.
Nguồn gốc loài Ngựa:
Ngựa là loài động vật có vú trong họ Equidae, thuộc bộ Perissodactyla ( bộ móng guốc ). Loài động vật này được Linnaeus mô tả trong những năm 1758 và là một trong số 8 phân loài còn tồn tại cho tới ngày nay thuộc họ Equidae. Ngựa đã tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm, từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón thành động vật lớn với chân một ngón như ngày nay.
HÌnh Ảnh Ngựa Trong Thực Tế
Người ta, bắt đầu thuần dưỡng loài vật hoang dã này cách đây khoảng năm 4000-4500 TCN. Có nhiều minh chứng cho rằng, Ngựa được nuôi rộng rãi ở Châu Âu khoảng năm 3000-3500 TCN do lúc đó Ngựa chiến được sử dụng nhiều trong chiến tranh cổ xưa. Ngựa xuất hiện sớm trong các nền văn hóa phương Đông và phương Tây vì luôn gắn liền với các cuộc chiến tranh cổ đại. Cũng như loài Trâu, Ngựa được thuần hóa và nhân giống dùng để kéo củi, cày ruộng, chở đồ và làm ngựa chiến. Loài Ngựa được phân bố rộng rãi gần như toàn thế giới nên ảnh hưởng rất nhiều trong các nền văn hóa thế giới. Nào chúng ta cũng tìm hiểu về chúng.
Loài Ngựa trong văn hóa phương Đông và phương Tây Văn hóa phương Tây: Ngựa dùng cho việc kéo, chở hàng và cày ruộng. Ở nước Scotland, Hoa Kỳ, Canada, loài Ngựa lùn được dùng dưới hầm mỏ để kéo thanh, kéo thuyền. Ngựa cũng được dùng trong thể thao, các môn nghệ thuật. Từ những năm 1500 TCN, đua xe ngựa đã được diễn ra ở Hy Lạp. Vào những thế kỷ thứ VII TCN, cuộc đua xe bốn ngựa là môn thể thao trong Đại hội thể thao Olympic năm 766 TNC. Người La Mã đã đua ngựa trên các vũ đài gọi là xiếc, thế kỷ XI, cuộc đua ngựa trên đất bằng cũng được tổ chức tại Anh. Ngày nay, ngoài môn thể thao đua ngựa, còn rất nhiều môn thể thao khác như: Ngựa vượt rào, ngựa nhảy qua chướng ngại vật, lội nước...Đặc biệt chính là môn mã cầu ( cưỡi ngựa đánh bóng ).
Thế kỷ XVIII, xiếc ngựa có ở nhiều nơi. Loài Ngựa tuy hoang dã nhưng con người có thể sử dụng, điều khiển ngựa để đạt được mục đích cần thiết. Ngoài việc chạy đua môn thể thao lâu đời có ngựa tham dự là đi săn, xuất hiện khoảng năm 2500 TCN. Đây là môn thể thao yêu thích nhất của Anh và Mỹ hiện nay.
Đua Ngựa ở Anh
Ở những nơi địa hình hiểm trở, ngựa là phương tiện đi lại, tuần tra hữu hiệu của lính biên phòng, người ta còn dùng ngựa trong ngành cảnh sát, trong thí nghiệm, dịch vụ du lịch và trong các lễ nghi trọng đại. Ngựa cho con người thịt, xương để nấu cao, làm thuốc, chế các loại huyết thanh chống nọc rắn, kích thích sinh sản cho gia súc. Một số nước như Hà Lan, Hungary còn dành riêng cho ngựa một ngày Tết hàng năm. Ở các thần thoại phương Tây, loài Ngựa xuất hiện như một con vật thiêng liêng, không thực chẳng hạn như: Loài Ngựa trắng có cánh Pegasus trong thần thoại Hy Lạp, Ngựa của Apocalypse trong Kitô giáo,...
Pegasus Ngựa thần thoại
Thần thoại Hy Lạp có nói đến hình ảnh về Nhân Mã là sinh vật nửa thân trên là người và phần dưới của Ngựa. Nhân Mã tồn tại cùng với loài người trong thần thoại Hy Lạp, một vị vua tên là Ixion tán tỉnh Hera, vợ của thần Zeus. Thần tức giận bèn lừa Ixion bằng cách tạo ra một hình dạng giống nữ thần Hera đây là thần Nephele. Vua Ixion lấy Nephele và sinh ra một quái vật tên là Centaurus hắn cùng với những con ngựa trên núi Thessalía sinh ra dòng giống Nhân Mã
Ở Châu Âu, người ta quan niệm rằng mơ thấy ngựa là điềm may mắn. Người La Mã thường cúng tế ngựa cho thần Mars để cầu mong sự may mắn. Các vết tích cổ xưa cách đây hàng vạn năm trước, các bức vẽ, điêu khắc đều được tìm thấy ở Châu Âu và Châu Phi. Trong đó, bức họa bích nổi tiếng khắp toàn thế giới là bức tranh ngựa ở hang Lascaux. Cùng thuộc thời tiền sử, còn có một khối đá vôi chạm nổi một con ngựa, một con vật hư cấu ở hang đá Rốc Đơ Xê. Hình ảnh ngựa được xuất hiện phổ biến hơn trong thời phong kiến và tư bản. Thời Trung Cổ, hình ảnh ngựa gắn liền với các nhân vật như kỵ sĩ, chiến binh,... Ở thời kỳ Phục Hưng, hình ảnh ngựa lại tiếp tục khơi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các họa sĩ như: Paolo Uccello, Leonardo da Vinci, Raphael, Andrea Mantegna hay Titian,… Họ muốn thể hiện người cưỡi có sự hùng dũng, khí thế của một con ngựa chiến. Họa sĩ Leonardo da Vinci cũng đã mất 10 năm để nghiên cứu hình ảnh ngựa để cho ra những họa phẩm xuất sắc về ngựa.
Văn hóa phương Đông về Ngựa Phong Thủy:
Loài Ngựa là động vật gắn với đời sống của con người từ rất lâu, ngựa cũng đã trở thành người bạn, con vật trung thành của con người và rất được con người yêu quý. Hình tượng Ngựa Phong Thủy trong văn hóa phương Đông thường tượng trưng cho sự trung thành, tận tụy là biểu tượng cho may mắn, thành công. Ngựa cũng biểu trưng sự gia tăng tiền tài, thăng quan tiến chức như câu nói: “Mã đáo thành công” từ điển tích của người Trung Hoa. Ở phương Đông, ngựa cũng được gắn liền với các danh nhân, võ tướng… Trong lịch sử Trung Hoa ngựa chiến thường gắn liền với các chiến công lẫy lừng như: Tuấn Mã của Lữ Bố, tượng Quan Công cưỡi ngựa,... Trong lịch sử Việt Nam ta, Thánh Gióng cũng từng cưỡi ngựa sắt lên trời, Bác Hồ cũng trên lưng ngựa đi công tác Việt Bắc.
Trong thần thoại Trung Quốc có nói hình tượng về Bạch Long Mã là con ngựa trắng có nguồn gốc từ con Rồng. Các bạn chắc từng xem Tây Du Ký thì Bạch Long Mã là con của Tây Hải Long Vương đồ đệ thứ tư của Đường Tăng theo đi Tây Thiên thỉnh kinh trong tiểu thuyết Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại những lỗi lầm từng gây ra. Đạo Hindu nói rằng ngựa gần với các vị thần. Trong Hồi giáo ở Đông Nam Á cũng có tục thờ ngựa như một con vật linh thiêng. Ngựa là một trong những chòm sao của hoàng và được hình tượng hoá qua người bắn cung Sagittarius xuất hiện ở cung thứ chín dưới dạng hình nhân mã, tương tự như Ngọ trong mười hai trong 12 con giáp của phương Đông.
Ngựa là con vật đời thường nhưng bản tính tốt đẹp mà con người đã gán cho nó trở thành con vật linh thiêng có sức ảnh hưởng vào đời sống văn hoá tâm linh. Người Mông ở Việt Nam tin rằng loài ngựa là vật duy nhất hóa thành chiếc cáng đưa người chết về cõi vĩnh hằng. Còn người Mông Cổ cưỡi ngựa là điển hình của sự thông minh và hùng hậu. Một hình dáng khác cũng có liên quan là hóa thân khác của kỳ lân là con long mã. Ở Việt Nam có đền Bạch Mã thờ thần chính khí Long Đỗ. Trong Phật Giáo, ngựa là biểu tượng cho sức mạnh, sự nỗ lực trong việc thực hành pháp. Trong kinh Phật giáo còn có nói đến con ngựa Kanthaka là ngựa của thái tử Siddhartha Gautama. Lúc thái tử rời bỏ hoàng cung xuất gia ngựa của ông nhận thấy rằng sẽ không bao giờ gặp lại chủ nhân của mình nên đã vỡ tim mà chết. Tiếng của con ngựa là biểu tượng sức mạnh của Đức Phật. Có một câu chuyện về Bồ Tát Lokesvara hóa thân thành một con ngựa để cứu giúp chúng sinh. Trong các bức họa hay tượng Phật, ngựa nâng đỡ tòa ngồi của Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava). Ngựa cũng là vật cưỡi của nhiều vị thần và hộ pháp như Mahali, có vị thần mặt ngựa Hayagriva. Các nhân vật cứu thế đều cưỡi những con tuấn mã, vật cưỡi của Đức Phật trong Cuộc ra đi vĩ đại là ngựa trắng cuối cùng đã trở thành biểu tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni. Trong lịch sử, có chép truyền thuyết về ngựa trắng đã giúp vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long, Lý Thái Tổ đắp thành nhiều tháng không xong. Một đêm nằm mộng thấy con ngựa trắng nói tiếng người: “Mạch đất Long Biên rất thiêng, nay đắp thành, mạch sẽ tắc... nên cho đào một cái cừ thông sang sông Thiên Phù và Tô Lịch để mạch lưu thông, nếu không chỉ phí công”. Lúc tỉnh giấc, vua bèn làm như lời ngựa trắng nói. Khi xây thành hoàn tất có con ngựa trắng hiện cạnh thành. Quân sĩ đuổi theo, con ngựa chạy đến đền Long Đỗ thì biến mất. Vua cho rằng con ngựa là hiện thân của thần Long Đỗ nên phong là Bạch Mã đại vương. Theo Đại Việt sử ký toàn thư có con “Bạch Long thần mã” biết trước lúc nào vua ra đi. Nên dấu ấn Bạch mã trở nên sâu sắc đối với văn hóa Đại Việt thời Lý, ông vua Phật tử này đặt tên con trai mình là Lý Phật Mã ( sau này là Lý Thái Tông ). Theo đạo Veda của Ấn Độ có một vị thần Ashvin là hiện thân cho tri thức mang hình dáng đầu người mình ngựa. Trong đạo Hindu có nói đến cỗ xe của thần Mặt Trời Surya được kéo bởi một hoặc bảy con ngựa được ghi lại trong Rig-Veda. Thần Kalki, Kalkin là vị thần biểu trưng cho tương lai cũng là hóa thân thứ 10 của thần Vishnu là một con ngựa trắng. Thần Ashvin đầu ngựa liên quan với sự luân phiên đêm-ngày và là con trai của Saranya, nữ thần của những đám mây cũng là vợ của thần Mặt Trời Surya. Biểu trưng cho ánh sáng, của bình minh và hoàng hôn mang châu báu đến cho con người, ngăn ngừa bất hạnh và bệnh tật. Hình tượng ngựa không chỉ được khắc họa trên tranh vẽ mà còn được truyền đạt qua những câu chuyện dân gian, trang trí đồ gốm,...
Xe Ngựa của thần Mặt trời Surya
Người phương Tây thì hướng ngoại, ở phương Đông hướng nội nhiều hơn. Người phương Đông đặc biệt là người Trung Quốc thể hiện ngựa theo hình tượng không giống thật, còn cường điệu lên. Ở nước ta, Ngựa là loài vật được miêu tả khá sinh động trên tranh, tượng. Ngựa thường có mặt trên các bức tượng gỗ, đá ở các đền hay miếu và trên tranh Đông Hồ, Hà thành từ xưa. Các tranh tượng về ngựa rất phong phú, đa dạng, không áp đặt nơi thờ hay trang trí. Trong dịp Tết, người dân thường sắm tranh Ngựa để trang trí trong nhà đón xuân. Trong võ thuật thì võ ngựa đóng vai trò rất quan trọng, Ngựa là một trong thập nhị hình (Long, Hổ, Xà, Hầu, Hạc, Mã, Báo, Sư, Miêu, Tượng, Gấu, Đường Lang). Không có một bài võ ngựa thật sự hoàn chỉnh nhưng các đòn đánh của võ Ngựa lại rất phổ biến trong các bài đánh đi kèm với binh khí. Võ ngựa đòi hỏi kỹ thuật cao, đặc điểm nổi trội nhất của võ ngựa đó là sự nhanh nhẹn, bất ngờ, triệt hạ đối phương.
Hình ảnh con Ngựa rất được sử dụng phổ biến mang giá trị vật chất liên quan mật thiết với con người nên ngựa tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng đến tâm linh, đời sống văn hóa, nghệ thuật của người Việt. Theo tín ngưỡng cổ truyền thường có quan niệm, các vị thần cưỡi Ngựa du hành, cùng Ngựa góp sức tạo ra hoặc điều chỉnh, chuyển hóa năm bản nguyên thế giới: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ở các nơi như: Đình, chùa, hai bên thường thờ hai con ngựa giống nhau nhưng khác màu (một con màu trắng và một con màu đỏ) vì điều đó tượng trưng cho sự uy linh, sự tôn nghiêm và tính cân xứng.
Theo phong thủy, Ngựa là là con vật trung thành, là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài, cũng là con vật mang lại sự may mắn và tài lộc. Trong phong thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước ( Lộc Mã ) tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy. Hình tượng này còn mang hàm ý của sự đi xa, rất thích hợp cho người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đâu đó và cũng là một vật phong thủy không thể thiếu cho những doanh nhân thường xuyên công tác xa nhà.
Tượng Nhất Mã Gỗ Cẩm
Hai con ngựa ( Song Mã ), tượng Song Mã mang nguyên khí của Kim đem đến lại tài lộc hóa giải sát khí, tai họa. Mang nhiều giá trị tích cực. Đại diện cho ước mơ gắn bó keo sơn của cặp vợ chồng.
Tượng Song Mã Uyên Ương Gỗ Mun Sừng
Tam ngựa thường mang nguyên khí của Thổ nên đem lại tài lộc, công danh và phát huy thổ khí. Tượng Bát Mã Truy Phong là biểu tượng cho sức mạnh, nỗ lực, ý chí, đoàn kết tiến về phía trước đuổi theo thành công đạp tan mọi khó khăn, gian khổ.
Tượng Bát Mã Phi Thiên Gỗ Trắc
Cách sử dụng tượng Ngựa Phong Thủy trang trí trong nhà:
Những điều nên làm:
Trong phong thủy thì loài Ngựa được phân chia thành “Hung thú” và “Cát thú”. Hầu hết, mọi người đều cho rằng Ngựa là Tượng Linh Vật mang tính chất “cát thú” dùng để thăng tiến trong sự nghiệp. Nên để phát huy được hết yếu tố phong thủy của tượng phong thủy này chúng ta phải cần chú ý tới cả phương hướng trưng bày và cách bài trí. Tượng Ngựa tốt nhất nên đặt ở phòng khách, vì phòng khách là nơi tiếp nhận những dòng khí tốt và xấu vào nhà. Quan niệm dân gian cho rằng bài trí tượng Ngựa trên bàn làm việc hoặc hướng ra cổng lớn hay cửa sổ sẽ mang lại sự đại cát, đại lợi. Hướng Nam là hướng đặt tượng Ngựa thích hợp nhất, nên để những nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ để hút tài lộc. Có thể, đặt tượng Ngựa gần tượng Phật Di Lặc.
Chúng ta, không nên đặt tượng Ngựa Phong Thủy ở nơi dơ bẩn, ô uế, vấy bẩn như nhà bếp, phòng vệ sinh,... Vì sẽ tạo ra nhiều năng lượng xấu ảnh hưởng không tốt đến gia đình của gia chủ.
Gia chủ là người mang tuổi Tý thì không nên đặt tượng Ngựa gỗ theo hướng Nam vì là hướng đại ky, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏa như đau ốm liên miên, tài vận nhiều trắc trở.
Qua đây, với những người thích bày trí tượng Ngựa Phong Thủy thì hiểu thêm việc bày trí tượng không chỉ thể hiện sự bền bỉ, tài lộc, thăng tiến mà còn thể hiện sự kiên quyết của gia chủ. Việc trưng bày tượng Ngựa sẽ tạo nên một năng lượng tốt cho gia đình, bạn bè, hay thay lời chúc mừng cho bạn bè mỗi dịp Tết, tân gia hay thành hôn.