Có thể nói rằng, hiện nay rất nhiều gia đình Việt lựa chọn tượng Voi để trưng bày trong không gian phòng khách, phòng làm việc. Tuy nhiên, chắc hẳn trong chúng ta không phải ai cũng hiểu rõ được nguồn gốc của hình tượng Voi cũng như ý nghĩa Phong Thủy sâu xa của tượng Voi. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Gỗ Đỉnh để biết thêm chi tiết nhé!
Tượng Voi gỗ
Nguồn gốc loài Voi
Voi được biết đến là loài động vật trên cạn lớn nhất tại thời điểm này. Đây cũng là động vật có vú, thuộc họ Elephantidae. Hiện nay có ba loài Voi được công nhận trên thế giới là Voi châu Á, Voi rừng châu Phi, Voi đồng cỏ châu Phi.
Voi Việt Nam được xác định thuộc nhóm Voi châu Á. Trước đây, loài vật này phân bố ở khắp các vùng miền, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần, vật chất của người dân Việt. Tuy nhiên hiện nay, thì Voi hoang dã ở Việt Nam đang tụt giảm nhanh chóng về số lượng do tình trạng săn bắt.
Hình tượng Voi trong văn hóa Việt Nam
Có thể nói rằng Voi là loại vật to lớn, tính cách thông minh và khá ôn hòa. Loài vật này cũng vô cùng quen thuộc ở nhiều nước châu Á, Việt Nam của chúng ta cũng không ngoại lệ. Từ hàng nghìn năm nay, Voi đã được con người thuần hóa để phục vụ cho những công việc như: Kéo cày, kéo gỗ, biểu diễn trong các buổi lễ hội.
Đối với nền văn hóa Việt nói chung, chắc chắn chúng ta đều nghe qua câu truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh với tình tiết Hùng Vương thách đấu Sơn Tinh, Thủy Tinh phải sắm đủ: Voi chín ngà, Gà chín cựa thì mới cưới được con gái Mị Nương của ngài. Như vậy, hình tượng Voi đã thực sự xuất hiện từ rất lâu trong đời sống văn hóa người Việt.
Đến thời kỳ Hai Bà Trưng thì Voi lại xuất hiện trong cuộc chiến chống quân Hán. Thời bà Triệu thì loại Voi trắng một ngà lại được thuần dưỡng và sử dụng trong trận chiến đánh quân Ngô.
Cho đến thời kỳ vua Quang Trung thì Voi là loài vật được ưa chuộng để sử dụng trong quân sự. Cụ thể thì Voi đã giúp vua đánh chúa Trịnh, dẹp chúa Nguyễn, đẩy quân Xiêm, quân Thanh ra khỏi bờ cõi của nước ta. Đến thời Lý - Trần, Lê Sơ thì Voi tiếp tục xuất hiện rất nhiều dưới dạng đồ họa, tranh ảnh, các món đồ bằng đồng, gốm,...
Trải dài theo dòng lịch sử, hình tượng Voi còn xuất hiện trong nền văn hóa Đông Sơn khi các nhà khảo cổ đã tìm thấy hình những con Voi trong di chỉ Làng Vạc được sử dụng để làm đế cho cây đèn.
Như vậy có thể thấy, hình tượng Voi đã xuất hiện từ rất lâu và trở nên quen thuộc đối với đời sống tinh thân của người dân Việt. Vậy những bức tượng Voi hàm chứa ý nghĩa Phong Thủy gì? Độc giả hãy theo dõi ngay phần tiếp theo của bài viết này của chúng tôi nhé!
Tượng Voi gỗ Cẩm
Ý nghĩa Phong Thủy của tượng Voi
Tượng Voi là biểu trưng cho sức mạnh
Chắc chắn rồi, không phải ngẫu nhiên mà ngay từ xa xưa Voi đã xuất hiện rất nhiều trong các trận chiến chống quân thù. Với sức mạnh của trí tuệ lẫn thể chất, loài Voi đủ sức để đánh bại được đối phương.
Hơn nữa, trong tiếng Hán Voi còn được hiểu là “tượng”, đồng âm với chữ “thừa tướng”. Gia chủ thỉnh tượng Voi trưng bày tại phòng làm việc hoặc phòng khách sẽ giúp khẳng định sức mạnh về thể chất, cũng như tài trí của bản thân mình.
Tượng Voi giúp thu hút tài lộc
Theo các chuyên gia Phong Thủy, việc thỉnh tượng Voi sẽ giúp thu hút may mắn, tài lộc, con đường tài vận cũng nhờ vậy mà phát triển thuận lợi. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho hay loài Voi sử dụng chiếc vòi của mình để hút nước, mà nước lại thuộc hành Thủy đại diện cho tiền tài. Chính vì vậy, việc thỉnh tượng Voi chính là việc làm đúng đắn vì Linh Vật này sẽ giúp cho gia chủ đón nhận nhiều vượng khí tốt.
Còn trường hợp gia chủ muốn con cái của họ học hành đỗ đạt, thông minh sáng dạ thì có thể đặt tượng ở trên bàn học của con. Lý do xuất phát từ việc Voi vẫn luôn biết đến là loài vật vô cùng thông minh.
Tượng Voi giúp gia chủ cầu con cái, gia đình thêm hòa thuận
Voi được xem là loại vật có tính cách ôn hòa, lại có mối liên hệ chặt chẽ với việc sinh sản. Chính vì vậy với những gia chủ đang có ý định cầu con cái thì việc thỉnh tượng Voi là điều đúng đắn. Hơn nữa, việc đặt tượng Linh Vật này ở trong nhà còn giúp vợ chồng luôn hòa thuận, hạn chế những mâu thuẫn xảy ra.
Tượng Voi Mẫu Tử gỗ Hương
Những điều nên và không nên khi thỉnh tượng Voi
Những điều nên làm:
Nên đặt tượng Voi trong phòng khách để mang đến sự hòa hợp, bình yên.
Tượng Voi rất thích hợp để đặt ở phía Tây. Các chuyên gia Phong Thủy cho rằng hướng này sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực.
Nếu gia chủ gặp khó khăn về tài chính thì có thể đặt tượng ở hướng Bắc. Còn nếu gia chủ gặp bất lợi trong công việc thì bàn làm việc, bàn gần cửa ra vào là lựa chọn thích hợp để đặt tượng.
Những điều không nên làm:
Không đặt tượng Voi có phần vòi bị cuộn vào trong.
Không để tượng Voi ở nơi ẩm thấp, xung quanh nhiều đồ đạc lộn xộn.
Trên đây là giới thiệu của chúng tôi về ý nghĩa của tượng Voi trong Phong Thủy. Trong rất nhiều chất liệu làm nên tượng Voi thì gỗ được xem là sẽ mang nhiều ý nghĩa Phong Thủy nhất. Nếu các bạn đang có nhu cầu thỉnh tượng gỗ Voi về trang trí cho ngôi nhà của mình, hãy liên hệ với Gỗ Đỉnh để được tư vấn chính xác nhé.!