Từ xưa đến nay, Rùa được biết đến là con vật hiền lành, trầm ổn, chậm rãi nhưng chắc chắn. Đặc biệt, trong văn hoá Việt Nam, Rùa mang biểu tượng thần thánh, thiêng liêng và có công lao to lớn trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc qua nhiều thế hệ. Trong phong thủy, con Rùa được coi là linh vật mang lại bình an, vượng phát. Ngoài ra, Rùa còn là một trong những tượng gỗ phong thủy giúp hoá giải nhiều thế xấu trong nhà ở. Mọi người hãy cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu kĩ hơn về con vật linh thiêng này nhé.
Hình ảnh con Rùa
Nguồn gốc loài Rùa
Đến nay, nguồn gốc loài Rùa còn rất nhiều tranh cãi ở giới chuyên môn. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác của loài vật này, nhưng theo các nhà khoa học trên thế giới tổ tiên của loài Rùa tiến hóa khoảng 200-300 trăm triệu năm trước. Sự kết luận này gây ra nhiều tranh cãi khi loài Rùa có gen và chức năng sinh lí của hai nhánh khác tiến hóa thành. Theo nghiên cứu của đại học Boston thì loài Rùa có gen cho thấy quan hệ gần với cá sấu và chim hơn là rắn và thằn lằn. Các nghiên cứu giải phẫu hóa thạch với loài Rùa và các loài bò sát họ hàng của chúng, xếp Rùa vào họ lepidosaurs và tuataras ( động vật hiếm giống với thằn lằn ). Những nghiên cứu về gen lại cho rằng rùa có nhiều điểm chung với cá sấu và chim hơn. Đáng chú ý hai loài này thuộc nhóm archosaur, bao gồm các loài khủng long trên mặt đất đã tuyệt chủng. Chúng ta sẽ không đi sâu về nguồn gốc của loài động vật này, vì chưa có ghi chép hay nghiên cứu chính xác nào về nguồn gốc thực sự của Rùa.
Phân loại và hình tượng Rùa
Phân loại: Có rất nhiều loại Rùa, để dễ phân biệt nên chia Rùa thành 2 loại lớn là Rùa cạn ( Rùa núi ) và Rùa biển. Rùa cạn ( Rùa núi ) tên khoa học là: Testudinidae, thuộc họ bò sát, bộ Rùa chuyển hóa từ thời kỷ Tam Điệp đến nay. Rùa cạn có lớp vỏ cứng dùng để tự bảo vệ mình khỏi thú ăn thịt. Phần trên lớp vỏ là mai, phần dưới là yếm. Rùa cạn có bộ xương trong và bộ xương ngoài. Rùa cạn có kích thước đến 2 mét. Rùa cạn hoạt động ban ngày, lúc hoàng hôn và còn tùy vào nhiệt độ xung quanh. Mai và yếm phủ lớp sừng là keratin. Có khoảng 58 loài thuộc họ Rùa cạn. Các loài rùa cạn thường sống ở vùng nhiệt đới và xích đạo. Rùa cạn ăn thực vật, như cỏ, rong, lá, hoa và một số hoa quả.
Rùa đốm
Rùa biển có tên khoa học là: Chelonioidea là một họ bò sát biển trong bộ Rùa. Sinh sống ở hầu hết tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ vùng lạnh Bắc Cực. Loài Rùa lưng phẳng chỉ có ở vùng biển bắc Australia ( Úc ). Những loại Rùa biển tất cả đều nằm trong sách đỏ IUCN, thuộc loài động vật nguy cấp và cực kỳ nguy cấp. Tuy mỗi lần sinh sản Rùa biển thường đẻ khoảng 100 trứng nhưng chỉ có một rùa con sống được đến tuổi trưởng thành. Rùa biển con trong tự nhiên thường bị đe dọa từ loài động vật ăn thịt gồm: Cá mập, Báo đốm Bắc Mỹ, các loài chim biển và con người. Rùa biển có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương và bãi biển của Trái Đất. Trong các đại dương lớn, các loài Rùa biển, Rùa biển xanh là một trong ít loài động vật ăn cỏ biển mọc ở vùng đáy biển. Cỏ biển không thể để mọc quá dài vì đây là khu vực cần thiết cho nhiều loài cá và sinh vật biển khác. Thảm cỏ biển này mất đi sẽ gây ra phản ứng dây chuyền tác động rất tiêu cực đến đời sống của rất nhiều loài động thực vật biển và con người. Hiện nay, có 7 loài Rùa biển và có hai họ là: Cheloniidae và Dermochelyidae. Được phân biệt bởi đầu và hình dạng mai yếm. Một loài Rùa nữa, chúng không có mai thay vào đó là một lớp xương cứng dưới da, loài gọi là Rùa da có thể dài 180 cm đến 210 cm nặng khoảng 590 kg khi trưởng thành.
Rùa lưng phẳng
Hình tượng loài Rùa trong các nền văn hóa
Trong văn hóa phương Tây: Không có nhiều tài liệu về sự phát triển của loài Rùa ở phương Tây. Các nền văn hóa bản địa của châu Mỹ có ghi chép rằng người Maya thể hiện vị Thần Mặt Trăng mặc một áo giáp đồi mồi. Người Iroquois, người Bà của loài người trên trời rơi xuống biển, lúc ấy chưa có đất như bây giờ thì Một con Rùa đã vớt bà lên chiếc lưng bị. Huyền thoại Krickeberg có nguồn gốc Algonkine con Rùa lớn còn xuất hiện lại hai lần nữa để bảo đảm sự phát triển của loài người. Lần thứ nhất Rùa hiện là một chàng trai, có những hình vân trên cánh tay và chân, làm cho người con gái của người Bà trên trời thụ thai sinh ra những vị thần sinh đôi, những thần sáng tạo ra thiện và ác. Lần thứ hai vị thần sinh đôi thiện rơi hồ, đến được trước căn lều của cha là Rùa Lớn, Rùa Lớn cho một cây cung và hai bắp ngô, một bắp để gieo một bắp còn sữa để nướng. Những niềm tin này được tìm thấy từ các bộ lạc Bắc Mỹ như: Người Sioux và người Huron,... Nói chung, hầu hết phương Tây hình tượng loài Rùa xuất hiện như một vị thần.
Hình tượng con Rùa trên huy hiệu của Serija
Trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng thì Rùa đều mang một ý nghĩa quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống con người. Trong văn hóa phương Đông: Loài Rùa được xem như sự chống đỡ, đảm bảo sự ổn định của thế gian. Ở Tây Tạng Ấn Độ, con Rùa là hoá thân của tượng Phật Quan Âm, của thần Vishnu. Vị thần dưới hình dạng này có khuôn mặt xanh là dấu hiệu cho tái sinh và sinh sản, thần từ nguồn nước khởi nguyên cõng Trái Đất trên lưng. Ở Trung Quốc, Rùa là biểu tượng của phương Bắc và mùa Đông người ta thường gắn với các tuần Trăng. Tác giả Trung Hoa nhấn mạnh vai trò của sự ổn định con Rùa: Nữ Oa đã cắt đi bốn chân Rùa để thiết lập bốn cực của thế giới. Ở các mộ phần của các hoàng đế Trung Quốc, mỗi cây cột đều được đặt trên một con Rùa. Truyền thuyết nói rằng một con Rùa đã chống đỡ một trụ trời, bị vị chúa tể của các thần khổng lồ phá đổ. Ở Ấn Độ, Rùa như là một giá đỡ ngai thần là hóa thân Kurma của thần Vishnu và làm thành giá đỡ của núi Mandara luôn giữ cho ngọn núi này vững để các Deva và Asura khuấy biển để lấy lại thuốc trường sinh Amrita. Người ta nói đến nay, Rùa Kurma vẫn đang chống đỡ châu lục Ấn Độ. Kinh Bà-la-môn xem Kurma như là sáng thế còn trong các huyền thoại Mông Cổ, Rùa chống đỡ ngọn núi trung tâm của vũ trụ.
Tượng Rùa trong Văn Miếu Quốc Tử Giám
Trong văn hóa Việt Nam: Rùa mang biểu tượng của sự thần thánh, linh thiêng xuất hiện trong truyền thuyết thời dựng nước Âu Lạc của An Dương Vương - Thục Phán. Thời An Dương Vương xây dựng đất nước, Rùa thần - Kim Quy đã xuất hiện hai lần để giúp nhà vua. Lần đầu tiên xuất hiện để giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và cho vua một móng thần của để làm ra nỏ thần. Lần thứ hai Rùa thần - Kim Qui xuất hiện nói Mỵ Châu là người bán nước và đưa An Dương Vương về biển. Ngoài ra, Rùa nổi bật trong quá trình đấu tranh giữ nước thời nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt. Theo truyền thuyết này Rùa thần giúp Lê Lợi đánh bại giặc phương Bắc, cho Lê Lợi mượn thanh gươm thần và sau đó thần Kim Quy lấy lại ở Hồ Hoàn Kiếm ( Hà Nội ) khi nhà vua ngự thuyền rồng trên hồ và từ đó được gọi là hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm. Rùa cũng được xuất hiện làm bia đỡ trong văn miếu Quốc Tử Giám ngày nay. Có thể nói Rùa trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều mang một nét đặc trưng và quan trọng trong tâm linh.
Ý nghĩa tượng Rùa trong phong thủy
Rùa tượng trưng cho công thành danh toại ở Việt Nam. Rùa rất được ưa chuộng trong thi cử hay học hành nhờ có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ, may mắn để đạt thành tích cao trong thi cử. Trước đây, mỗi khi đến dịp thi cử quan trọng, các bậc phụ huynh thường dẫn con cháu mình đến văn miếu Quốc Tử Giám để xin lộc và sờ đầu Rùa với mong muốn các em có tâm lí vững vàng, thuận lợi. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Rùa có thể sống được trên 100 tuổi còn tuổi thọ có thể lên tới vài trăm. Nên người ta cho rằng đặt tượng Rùa trong nhà sẽ tránh được nhiều điều xấu, mang đến sự bình an, sức khoẻ, và trường thọ.
Theo quan niệm, Rùa là một trong bốn tứ linh có vai trò trấn giữ 4 phương của một vùng đất. Trong bốn linh thú này: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ ( là rắn quấn quanh Rùa ) và Rùa cũng là biểu tượng số một nào đó cho mệnh Thủy.
Hình ảnh Huyền Vũ
Mai Rùa có nhiều hình lục giác được nối liền với nhau như một biểu tượng bát quái vì vậy, Rùa phong thủy còn các tác dụng hóa giải vận khí xấu, đem lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Mai Rùa còn sở hữu bản đồ tử vi một số người cho rằng treo một chiếc mai Rùa lên trước cửa ra vào thì sẽ trở thành một chiếc gương bát quái. Tuy di chuyển chậm nhưng bền bỉ, chắc chắn. Trong phong thủy, Rùa còn giúp chủ nhân ổn định hoặc tượng gỗ Rùa đứng trên đồng tiền giúp gia chủ tăng tiền bạc, của cải, tài lộc. Ngoài ra,hình tượng khác có liên quan đến Rùa là: Long Quy mang ý nghĩa chiêu tài, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh. Long Quy là một con vật huyền thoại kết hợp hai đặc điểm của Rồng và Rùa. Cả linh vật này đều nằm trong bộ Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) nên lại càng thêm linh thiêng.
Tượng gỗ con Rùa phong thủy đặt ở vị trí khác nhau sẽ có tác dụng khác nhau còn tùy thuộc vào mong muốn của gia chủ. Nếu mong muốn cải thiện sức khỏe cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình, đặt một tượng Rùa ở hướng Đông của căn nhà hoặc ở vị trí phòng khách sẽ mang lại nguồn sức khỏe dồi dào cho mọi người. Bởi vì đặc tính của Rùa là thủy, mà theo quan hệ ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc, mà hướng Đông là hướng thuộc Mộc, nên Rùa sẽ mang lại nguồn sinh khí cho cả gia đình.
Tượng Long Quy Gỗ Hương
Đồng thời, Rùa phong thủy với các chất liệu khác nhau sẽ phù hợp đặt tại những phương vị khác nhau. Phía Đông phù hợp đặt Rùa gỗ phong thủy
Nếu bạn muốn có một giấc ngủ ngon thì đặt tượng Rùa gỗ nhỏ dưới giường ngủ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Đặt một tượng Rùa gỗ hoặc hình ảnh của Rùa trong phòng làm việc của bạn sẽ làm tăng sự hỗ trợ.
Đặt một tượng Rùa phong thủy ở hướng Đông Nam sẽ giúp phát triển khả năng tiền bạc của bạn một cách nhanh chóng nhất. Nếu bạn muốn tăng khả năng kiếm tiền của bản thân thì nên đặt tượng Rùa phong thủy ở hướng Bắc, vị trí trong phòng khách là phù hợp nhất. Khi đặt tượng Rùa trong nhà còn làm cho sức khỏe của các thành viên dồi dào sự chắc chắn của loài Rùa sẽ giúp cho công việc của gia chủ từng bước đều ổn định.
Tuy nhiên, cũng giống như các vật phẩm phong thủy như: Rồng, Cá Chép, Đại Bàng, Long Quy,... Bạn cần chú ý một số điểm cấm kị như khi bày tượng Rùa để hóa giải phong thủy xấu, đầu Rùa luôn phải hướng ra phía ngoài cửa. Không nên để đầu Rùa hướng vào trong sẽ giống như con Rùa rụt cổ, khó mà thành sự.
Rùa xuất hiện từ lâu đời và có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy. Nó được nhiều người coi như là vật may mắn giúp gia chủ trường thọ, thu hút tiền tài trong kinh doanh, đem lại may mắn và sự nghiệp vững chắc. Còn chần chờ gì mà không sắm ngay cho bản thân và gia đình một lá bùa may mắn nào.
Xem sản phẩm Tượng gỗ Rùa Phong Thủy : Sản phẩm Tượng Rùa.
Gỗ Đỉnh bán hàng ngàn sản phẩm về đồ gỗ mỹ nghệ online.