Giỏ Hàng Items 0
Thần Trà Và Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống

Từ xa xưa, Trà không chỉ là thức uống dân dã, giản dị mà còn là đề tài, nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn. Mỗi câu thơ đều chứa đựng tình yêu trà cùng với sự am hiểu, cách thưởng trà của tác giả. Trà không chỉ là đề tài trong các câu thơ, câu văn của những bậc giai nhân mà còn xuất hiện trong ca dao, tục ngữ của người dân lao động. Họ truyền tụng về trà như một lời nguyện ước nghĩa tình kết nối mọi người với nhau. Một nhân vật nổi tiếng là tông sư sáng lập ra môn nghiên cứu trà học. Trứ thuật Trà Kinh của ông vang danh thiên hạ, hình thành và truyền bá văn hóa trà. Từ đời Đường trở về sau các hàng quán bán trà khắp đất nước Trung Quốc đều thờ phụng ông, tôn ông là “Trà Thánh” , “ Trà Tiên” . Gỗ Đỉnh sẽ giới thiệu với mọi người về nhân vật nổi tiếng này.

Tượng Thần Trà Gỗ Lũa Bách Xanh

Tượng Thần Trà Gỗ Lũa Bách Xanh

Thần Trà là ai ?

Ông có tên thật là Lục Vũ (733 – 804) là học giả uyên bác đời nhà Đường. Ngoài cái tên là Lục Vũ, ông còn có tên tự là Hồng Tiệm người đất Cánh Lăng, Phục Châu (nay là huyện Thiên Môn, Hồ Bắc). Có sự tích nói rằng khi còn bé Ông được tìm thấy dưới cánh chim nhạn nên hòa thượng đặt tên cho Ông là Lục Vũ. Ông là người có tính khôi hài, đã từng có thời là diễn viên hề. Ông không thích làm quan, chỉ thích đóng cửa đọc sách. 

Thuở nhỏ, ông được nhận nuôi trong đền chùa, đọc sách học hành, lớn lên nuôi mộng nghệ sĩ phiêu bạt bốn phương. Vài năm sau, nhờ được sự hâm mộ của Hà Nam Thái thú Lý Tề Vật, ông được ban tặng nhiều sách thi thư và được giới thiệu đến làm mạc khách cho Cảnh Lăng tư mã Thôi Quốc Phụ, được Thôi Quốc Phụ chỉ giáo, huấn luyện thêm. Sau nhiều năm khắc khổ công phu, lại được danh sư chỉ điểm, học vấn Lục Vũ nhờ đó tiến bộ nhiều, trở thành người đọc rộng hiểu xa. Văn chương mỹ lệ và giao du rộng rãi với các tài tử nên cũng có chút tiếng tăm đương thời, sách Toàn Đường thi cũng có chép thơ do ông sáng tác.

Lục Hồng Tiệm từ nhỏ theo tăng Trí Tích lên núi hái trà, sớm có niềm nhã thú với trà sự. Từ sau khi về ẩn ở Điều Khê, ông đã vân du khắp nơi, một lòng cùng cứu trà sự, truy sóc bản... Từ sau ông trở đi, học giả đời sau mới lần lượt phỏng theo mà viết thêm các sách như Trà luận, Trà lục, Trà ký, Trà sơ… Thế mới biết cái công tích của ông thật lớn lao. Vì vậy sau khi tạ thế, hậu nhân mới tôn ông làm “Trà thánh” rồi thờ cúng trong miếu đường.

Tranh vẽ Lục Vũ

Tranh vẽ Lục Vũ

Vì sống vào đời đại thịnh Đường, đúng vào thời kì nghề trà ở Trung Quốc phát triển mạnh. Trên đỉnh núi Thái Sơn có tăng nhân truyền đạo Thiền. Học Thiền trước tiên cần không ngủ ban đêm, vì vậy Thiền tông đều uống trà cho đỡ buồn ngủ, uống trà trở thành một nội dung rất quan trọng trong đời sống học Thiền, sau này dân gian “bắt chước theo thành phong tục”. Cuộc sống Thiền tăng là nhàn nhã mà u viễn, họ nấu trà và uống trà mỗi lúc một tân kỳ mới lạ, đi tìm ý thú thanh nhã cao viễn. Đạo Thiền có tập tục uống trà ,dần dần cách uống trà thô thiển bị bãi bỏ và cách uống trà thanh nhã được đề cao. Triều Đường rất trọng Thiền tông, vì vậy cách uống trà gây ảnh hưởng đến các văn nhân sĩ đại phu. Lục Vũ sống từ nhỏ trong chùa lại càng bị ảnh hưởng trong bối cảnh ấy, nên ông đã viết cuốn “Trà Kinh”.

Chén trà là đầu câu chuyện

Chén trà là đầu câu chuyện

Có truyền thuyết nói rằng, Hòa thượng Tích Công rất thích uống trà. Ngay từ khi còn nhỏ Lục Vũ đã biết pha trà cho hòa thượng, dần dần cũng biết cách thưởng thức trà. Ông không những biết uống trà, pha trà, mà còn biết để ý học hỏi những người xung quanh cách sản xuất trà và kinh nghiệm về uống trà. Do chăm chỉ nghiên cứu Nho học và ngày càng lạnh nhạt với Phật học, vì vậy thường bị đánh đòn nên ông đã trốn đi khỏi chùa. Tích Công hòa thượng rất sành uống trà, nếu không phải trà do Lục Vũ pha thì không uống. Từ khi Lục Vũ bỏ đi, uống trà do người khác pha, hòa thượng đều thấy nhạt nhẽo vô vị, đành từ bỏ thú vui uống trà. Sau khi Đại Tông hoàng đế nghe được câu chuyện đó, bèn triệu hòa thượng Tích Công vào cung, ra lệnh người trong cung pha trà cho ông uống, để thử khẩu vị của hòa thượng. Khi nhấp một ngụm trà, hòa thượng đã chau mày nhăn mặt không uống nữa. Thấy vậy, hoàng đế cho người đi khắp nơi tìm bằng được Lục Vũ, bí mật triệu vào cung, ra lệnh pha trà. Tích Công hòa thượng sau khi uống thử, luôn miệng ca ngợi và cao hứng nói rằng: Đây đúng là trà do Lục Vũ pha.

Trong Loạn An Sử, Lục Vũ về Hán Thủy, vượt Trường Giang ẩn cư ở Chiết Giang lánh nạn. Ông vào ở trong chùa Diêu Khê (nay là Ngô Hưng), tự xưng là Tang Trữ Ông, bắt đầu viết Trà Kinh. Trong thời gian này, ông đi khảo sát thực tế ở Chiết Giang, Giang Tô, Giang Tây, Hồ Nam... Một lần trên đường đi ông gặp Lý Quý Khanh ( là người đang trên đường đi nhận chức Thứ Sử Hồ Châu ), rất ngưỡng mộ sự hiểu biết về trà của Lục Vũ. Một hôm, thuyền đi qua Dương Tử (nay là Nghi Trưng Giang Tô), Lý Quý Khanh lệnh cho binh sĩ đi Nam Nhũ lấy nước để pha trà. Vốn là chất nước ở Nam Nhũ (một trong 3 dòng chảy của Trường Giang) có vị rất trong mát nổi tiếng là pha trà tốt. Khi binh sĩ mang nước quay về, chuẩn bị pha trà thì Lục Vũ lắc đầu nói: Đây không phải là nước Nam Nhũ, đây có lẽ là nước sông ven bờ. Khi Lý Quý Khanh hỏi người đi lấy nước. Binh sĩ vô cùng kinh ngạc không dám nói dối, vội nói thật: Tôi đã đến Nam Nhũ lấy đầy một bình, nhưng khi quay về, do sóng lớn, nước trong bình đổ mất một nửa, sợ bị trách mắng, bèn lấy nước ở ven sông đổ vào cho đầy. Những người có mặt ở đó đều thán phục tài phân biệt nước của Lục Vũ. Cũng có người kể rằng, có hai vợ chồng Lư Đồng, ở trấn Ô, huyện Đằng Hương, Chiết Giang mở một quán trà, nhưng việc làm ăn không phát đạt, cuộc sống khó khăn. Lư Đồng nghe nói chè ở Thái Hồ có thể cho phép người đến hái, bèn đến Thái Hồ, anh ta mới phát hiện ra rằng, từ trước đến giờ chỉ biết bán chè đã chế biến, mà chưa biết cây chè, lá chè ra sao cả. Anh ta đành lanh quanh ở đó, mong có người đi qua để hỏi. Bỗng nhiên, Lư Đồng phát hiện có một ông lão nằm hôn mê trên bãi cỏ ven đường, anh ta liền đến đỡ ông lão dậy, tay day huyệt nhân trung. Ông lão từ từ tỉnh dậy, nhìn Lư Đồng gật đầu, rồi chỉ tay vào chiếc giỏ để cạnh người. Lư Đồng đoán được ý của ông, liền lấy ở trong giỏ ra nhai mớm cho ông lão. Ông lão dần lấy lại sức, hóa ra đó chính là Lục Vũ. Ông lên núi hái chè, thử nhấm các loại chè khác nhau để phân biệt vị, nhưng không may hái nhầm phải loại lá độc, vì vậy bị ngã ra bất tỉnh. May kịp thời ăn được lá chè giải độc, nên lại được an toàn. Biết Lư Đồng cũng đến hái chè, hai người kết thành tri kỷ, rồi Lục Vũ giảng giải kiến thức về trà cho Lư Đồng. Sau đó Lư Đồng mang chè ra pha để bán. Khách hàng sau khi uống loại trà mới này, đều cảm thấy sảng khoái. Tin đồn lan đi, khách hàng lũ lượt kéo nhau đến thưởng thức loại trà kỳ diệu của quán Lư Đồng. Từ đó quán làm ăn rất phát đạt.

Trà Kinh là một cuốn sách cô đọng, giản dị, thú vị mà uyên thâm. Không có thông tin chính xác vào thời gian viết ra cuốn sách này, có vài tư liệu nói rằng: Năm 783, xảy ra binh biến Kinh Nguyên. Vua Đức Tông và triều đình bỏ chạy về phía Tây. Những người bị bắt (trong đó có Lý Quý Lan) oán hận Đức Tông. Lý Quý Lan đã viết những dòng thơ tỏ ý bất mãn với Đức Tông, nào ngờ năm sau Đức Tông trở về kinh thành, có người đem chuyện đó cáo giác làm nhà vua nổi giận, hạ lệnh giết Quý Lan. Lục Vũ vô cùng đau đớn, ông thề rằng không bao giờ lấy vợ, ở vậy thờ Quý Lan. Cũng thời gian đó, hoàng đế nhiều lần mời Lục Vũ vào kinh thành làm quan, nhưng ông không ưa danh lợi, đều một mực từ chối. Từ đó về sau ông càng để tâm vào viết Trà Kinh. Bằng kinh nghiệm đúc kết được của mình, tổng kết một cách có hệ thống việc sản xuất, chế biến, pha trà, uống trà. Ông còn kể rất nhiều chuyện có liên quan đến lịch sử của trà. Đây là bộ sách nghiên cứu đầy đủ nhất trong thời cổ đại viết về trà ở Trung Quốc. 

Lục Vũ viết Trà Kinh

Lục Vũ viết Trà Kinh

Người đọc Trà Kinh sẽ có cảm giác như đang được ngồi đàm đạo với một bậc tiền bối bên bàn trà thanh ngát hương thơm, giữa một không gian trời đất giao hòa, để rồi sẽ cảm nhận được rất rõ cái hồn tinh túy của nghệ thuật thưởng trà phương Đông, ẩn chứa trong đó là những chiêm nghiệm về một nền văn hóa, một cuộc sống ngàn đời. Cũng là một món quà tinh thần đầy ý nghĩa và những điều thú vị cho bất kì ai yêu trà, quan tâm đến việc thưởng trà, dù là người mới bắt đầu hay đã gắn bó lâu năm.

Cuốn Trà Kinh

Cuốn Trà Kinh

Tượng Thần Trà Và Ý Nghĩa Trong Cuộc Sống

Chẳng chuộng chén bằng vàng

Chẳng ưa chén bằng bạc

Chẳng màng quan thăm hỏi

Chẳng thích chiều lên đài

Ngan mong vạn muốn nước Tây Giang

Hưởng thành Cảnh Lăng tuôn chảy đến”.

Bài “Lục tiện ca” thể hiện cuộc đời ung dung tự tại, không màng danh lợi của  Lục Vũ. Chính vì thế, bức tượng Thần Trà thể hiện sự an nhiên, không màng thế sự, vật chất, hướng đến cuộc sống với phong thái điềm tĩnh của Thần Trà Lục Vũ. Bên cạnh đó, tượng Thần Trà cũng thường được sử dụng để trang trí trong không gian trà đạo, trang trí nội thất, tạo tiểu cảnh trong nhà hay trang trí sân vườn.

Tượng Thần Trà Gỗ Trắc

Tượng Thần Trà Gỗ Trắc

Ý nghĩa của tượng Thần Trà đến cuộc sống ?

Chính vì sự miệt mài tìm hiểu về lá trà, cách pha trà, thưởng trà, Lục Vũ đã thay đổi cách uống trà từ thô thiển thành thanh nhã.

Trà đạo phổ biến ở rất nhiều nước phương Đông, không chỉ đơn thuần là phép tắc uống trà, mà còn là một phương tiện hữu hiệu nhằm làm trong sạch tâm hồn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Bốn nguyên tắc cơ bản của Trà đạo bao gồm Hòa - Kính - Thanh - Tịch.

Thưởng Trà của người Đài Loan

Thưởng Trà của người Đài Loan

Hòa có nghĩa hài hòa, hòa hợp, giao hòa. Đó là sự hài hòa giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. 

Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân cuộc sống. Lòng kính trọng được nảy sinh khi tinh thần của trà nhân vươn tới sự hài hòa hoàn toàn.

Thanh là khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh.

Tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn người cũng như sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. Lúc đó, thế giới với con người không còn là hai, mà cả hai đều vắng bặt.

Con người hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn trở nên thư thái, nhẹ nhõm, khác hẳn với cuộc sống xung quanh vốn ồn ào, tấp nập, đầy bon chen. Tượng Thần Trà, tượng trưng cho sự tôn kính, cũng như khi đặt trong không gian trà đạo mang đến sự hoài niệm và giản dị.

Gỗ Đỉnh luôn mang lại cho quý khách hàng nhiều mẫu tượng Thần Trà chất lượng, mộc mạc theo thế gỗ tự nhiên và giá thành phải chăng.

Liên hệ: 08 6863 2345 - 07 8481 3456 (zalo)