Nhắc đến tượng gỗ mỹ nghệ, không thể không nhắc tới tượng gỗ về Khương Tử Nha hay tượng Lã Vọng câu cá. Chắc hẳn không còn là cái tên quá xa lạ với mọi người. Ông là một trong những người có công lớn cho sự ra đời của nhà Chu ( Trung Quốc ). Đồng thời, ông được biết cùng với điển tích “Câu cá chờ thời”. Vậy Lã Vọng Khương Tử Nha là ai? Ý nghĩa tượng Lã Vọng câu cá trong phong thủy! Cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu nhé!
Khương Tử Nha ( Lã Vọng ) là ai?
Khương Tử Nha sinh năm 1156 TCN mất vào khoảng năm 1017 TCN, họ Khương, thị là Lữ, tên là Thượng, tự là Tử Nha, còn có tự khác là Thượng Phụ. Ông là người khai quốc hay mở nước công thần thời nhà Chu thế kỷ 12 TCN cũng là quân chủ khai lập nước Tề được tồn tại từ thời Tây Chu đến Chiến Quốc trong lịch sử của Trung Quốc. Vì là một vị quân chủ đầu tiên của nước Tề, nên thường còn được gọi là Tề Thái Công, hoặc là Khương Thái Công, Thái Công Vọng hay Lã Vọng.
Tranh vẽ Khương Tử Nha Lã Vọng
Khương Tử Nha ( Lã Vọng ) còn được biết đến là một vị tướng tài ba, vĩ đại và là người góp phần lập nên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, là một triều đại dài nhất lịch sử Trung Quốc. Ông cũng trở nên nổi tiếng trong văn hóa phương Đông qua điển tích Thái Công điếu ngư hay gọi là Lã Vọng câu cá. Hình tượng khắc họa về ông còn trở nên nổi tiếng trong tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa, một trong những tác phẩm thần thoại đã sử nói về lịch sử, con đường của Chu Vũ chống lại quyền lực của Đế Tân.Khương Tử Nha là người ở Đông Hải ( nay Sơn Đông, Trung Quốc). Tổ tiên của ông là Lã Bá Di, làm chức Tứ nhạc giúp Hạ Vũ trị thủy. Sách sử có nhắc đến tổ tiên ông được ở đất Lã vào khoảng thời Thuấn đến thời Hạ. Thời Tiên Tần, người quyền quý thường có lấy hai loại họ, một là họ của tổ tiên và họ của Thị tộc. Họ tổ tiên của Ông là Khương, thị tộc của ông là Lã từ đó lấy họ Lã làm họ của thị tộc. Thượng Phụ có thể là tích khi Văn Vương qua đời phó thác Võ Vương cho Ông. Võ Vương tôn kính nên gọi ông là Thượng Phụ. Biểu tự là tên được đặt của một người quyền quý đánh dấu sự trưởng thành, người ta hay gọi biểu tự của nhau để giữ sự tôn trọng. Thời Ngũ Hồ Thập lục quốc, Lã Quang nhận Lã Thượng làm tổ tiên, truy tôn làm Thủy Tổ.
Cuộc đời và điển tích Lã Vọng câu cá
Triều đại nhà Thương ( Triều Ca ) dưới sự cai trị của Trụ Vương khiến dân chúng lầm than và oán trách vì sự dâm lạc, tàn nhẫn. Đế Tân xây dựng Tửu Trì và Nhục Lâm để ngày đêm cùng nàng vương hậu Đát Kỷ ca hát, hưởng lạc. Để xây dựng được hai công trình này, Đế Tân đã làm cho thần dân rơi vào cảnh chết chóc, ly tán... Mặc cho Tây Bá Hầu Cơ Xương nhiều lần can gián, khiến cho bản thân mình còn rước họa khi phải vào ngục bị Đế Tân ép phải rơi vào cảnh phải ăn thịt con trai mình để về nước.Sang đến thời nhà Thương, thì họ Lã nay còn lại là con cháu chi thứ nên dần trở thành dân thường. Nhà nghèo nên Khương Tử Nha tuổi già thường hay đi câu cá ở sông Vĩ. Khương Tử Nha đã đoán trước được thời vận của nhà Thương không còn giữ lại được, nên hàng ngày ra sông Vĩ để chờ cơ hội làm nên nghiệp lớn. Có nhiều người tỏ ra rất tò mò với hành động của Tử Nha khi câu cá mà không cần có lưỡi câu, riêng Cơ Xương mới hiểu được ý nghĩa việc làm này của Tử Nha nên đã mời ông về giúp phạt Trụ Vương, cho nên Ông đã góp công lao to lớn trong sự ra đời của nhà Chu. Từ đó, đã xuất hiện điển tích ''Lã Vọng câu cá''. Ông vốn là người giỏi trong việc dụng binh thời đại Triều Ca. Vì chán nản trước cảnh triều đình ngày càng xuống dốc, cho nên dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn từ quan lên núi Côn Lôn ở ẩn và học đạo.
Tranh vẽ Cơ Xương mời Khương Thượng về giúp phạt Thương
Khoảng sau chín năm khi Cơ Xương Tây Bá Hầu mất ( năm 1126 TCN ), con trai của Cơ Xương là Cơ Phát hội họp chư hầu chuẩn bị đánh Đế Tân, Khương Thượng ( Khương Tử Nha ) cầm đầu quân đội. Sau năm thứ 11 (khoảng năm 1124 TCN), nhìn thấy chính sự nhà Thương đã rất suy tàn, Cơ Phát cùng Khương Thượng ra quân. Trước khi ra trận Khương Tử Nha đã bói ra quẻ xấu nhưng vẫn khuyên Cơ Phát là quẻ lành cứ ra quân. Cơ Phát nghe theo Khương Thượng cầm quân ở bến Mạnh Tân. Chư hầu theo Chu đánh Đế Tân đến tháng 2 năm thứ 12 (khoảng năm 1123 TCN), quân Chu đánh bại quân nhà Thương ở Mục Dã. Dù lực lượng quân Thương đông nhưng do Đế Tân tàn bạo nên quân lính oán ghét theo phía bên Chu. Trụ Vương thấy quân đội hoàn toàn tan rã, bèn chạy đến Lộc Đài và tự thiêu mà chết. Tương truyền chính Tử Nha đã ra tay giết Vương hậu của Trụ Vương là Đát Kỷ.
Sau khi diệt nhà Thương, Cơ Phát lên ngôi vua, tức là Chu Vũ Vương trong lịch sử. Khương Tử Nha là công thần nên được phong làm vua Tề của đất Doanh Khâu. Sau này không rõ Tề Thái Công tức Khương Thương mất năm nào. Sách sử chỉ ghi ông đã thọ hơn 100 tuổi. Tính từ khi gặp Cơ Xương ông đã 80 tuổi, Khương Tử Nha sống và giúp nhà Chu trong khoảng hơn 20 năm cuối thời nhà Thương, đầu thời nhà Chu. Tính từ khi ông phục vụ dưới quyền Chu Vũ Vương (năm 1134 TCN ) đến khi nhà Chu dẹp xong loạn Vũ Canh ( năm 1113 TCN ) là 21 năm, khi dẹp loạn thì Khương Tử Nha đã ngoài 100 tuổi. Sau này, con ông là Khương (Lã) Cấp lên nối ngôi, tức là Tề Đinh Công.Hiện nay, vẫn còn sót lại binh pháp được nhà sử cho rằng là binh pháp của Khương Tử Nha. Nhiều người, còn coi binh pháp này là bằng chứng thuyết phục chứng minh sự tồn tại thật của nhân vật Khương Tử Nha. Binh pháp Lục Thao có thể nói là bộ binh pháp lâu đời nhất của riêng Trung Quốc và nhân loại nói chung, hay còn gọi là Binh Pháp Thái Công. Trong Chiến Quốc Sách, hầu hết các tướng quân thường coi sách Lục Thao như sách giáo khoa về binh pháp. Bộ binh pháp này gồm 6 quyển: Văn thao, Võ thao, Long thao, Hổ thao, Báo thao, Khuyển thao. Ngoài ra, Khương Thượng còn là tác giả của Càn Khôn Vạn Niên, cuốn sách dự đoán tương lai của các vị vua trị vì.
Cuốn tiểu thuyết Phong thần diễn nghĩa
Khương Tử Nha trở thành nhân vật có ảnh hưởng rộng về văn học, điện ảnh cũng như nghệ thuật phong thủy của Trung Quốc và các nước Châu Á. Hình tượng về Ông được Khắc họa chi tiết nhất trong tiểu thuyết Phong Thần diễn nghĩa. Trong cuốn tiểu thuyết này viết, Khương Tử Nha là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn có sứ mạng phong các vị thánh thần từ việc giúp nhà Chu lật đổ nhà Thương. Trong cuốn tiểu thuyết hay được chuyển thể thành bản điện ảnh thì cuộc chiến Chu - Thương, nhà Chu còn có sự trợ giúp của các tướng nhà trời khác như: Nhị Lang Thần Dương Tiễn, hai cha con Tháp Lý Thiên Vương - Na Tra thái tử,... Phía nhà Thương cũng được sự trợ giúp của Cửu Vĩ Hồ Đát Kỉ, Thân Công Báo,... Trong tiểu thuyết này nhân vật Khương Tử Nha có pháp thuật siêu phàm, có một vợ là Chiêu Đệ.
Ý nghĩa của tượng Lã Vọng trong Phong Thủy:
Tượng Lã Vọng câu cá gỗ Ngọc Am
Tượng Lã Vọng câu cá, xuất hiện cùng với điển tích “Câu cá chờ thời” nổi tiếng trên, được xem là biểu trưng cho lòng kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ để làm nên nghiệp lớn. Tượng gỗ Lã Vọng còn được xem là biểu trưng cho khả năng đoán việc như thần, trí tuệ uyên bác, tài thao lược quân sự tài giỏi. Tượng gỗ Lã Vọng ngồi câu cá được xem là vật phẩm phong thủy thích hợp dành cho những người làm chính trị, nắm giữ quyền hành chức vụ trong xã hội. Bày trí tượng gỗ Lã Vọng câu cá sẽ mang đến hiệu quả phù trợ và phò tá đắc lực cho gia chủ, giúp gia chủ luôn minh mẫn, sáng suốt và đưa ra những quyết định đúng đắn.
Lã vọng ngồi gốc Tùng câu cá gỗ Hương
Ngoài ra, tượng Lã Vọng có tác dụng tốt đến tinh thần người sở hữu, giúp họ luôn giữ được sự bình tĩnh và kiên nhẫn trong mọi trường hợp, luôn minh mẫn, sáng suốt trong công việc.
Những điều nên làm khi thỉnh tượng Lã Vọng:
Tượng Lã Võng Gỗ Trắc
Tượng Lã Vọng Câu Cá Gỗ Trắc Dây
Không nên trưng bày tượng ở những không gian thiếu tôn trọng như: Phòng ngủ, phòng tắm hoặc nhà vệ sinh, nhà bếp, bởi vì những nơi này không phù hợp để bày trí những vật phẩm mang tính tâm linh, phong thủy.
Lã vọng câu cá dưới gốc tùng gỗ Bách Xanh
Từ điển tích đó, mà Tượng gỗ Lã Vọng câu cá đã được nhiều người thể hiện. Đồng thời còn được rất nhiều người chơi phong thủy, nhà chính trị… lựa chọn. Không những thể hiện được sự kính trọng mà còn nể phục sự kiên trì để làm nên sự nghiệp của Tử Nha. Giúp tượng gỗ Lã Vọng luôn có chỗ đứng nhất định trong lòng gia chủ khi sử dụng vật phẩm phong thủy này.
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.
Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!
Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (Zalo)
Website: https://godinh.com
Email: godinh321@gmail.com