Giỏ Hàng Items 0
Ý Nghĩa Tượng Rắn Phong Thuỷ Và Cách Bày Trí Trong Nhà

Rắn là con vật xếp thứ 6 trong 12 con giáp. Trong nền văn hóa của nhiều đất nước thì Rắn là loài vật linh thiêng. Đặc biệt đối với người dân ở đất nước Ai Cập xa xôi họ còn tôn sùng Rắn, xem loài vật này như vị thần có sức mạnh tối cao. Những bức tượng khắc họa loài Rắn cũng luôn được đặt ở vị trí trung tâm, trang trọng nhất. Vậy quay trở lại với phong tục tín ngưỡng của Việt Nam, có bao giờ bạn thắc mắc tượng Rắn Phong Thủy có ý nghĩa gì? Cách bài trí ra sao? Câu trả lời sẽ được Gỗ Đỉnh phân tích và tổng hợp ngay sau đây. Các bạn hãy cùng đón xem.

Tượng Rắn gỗ

Tượng Rắn gỗ

Nguồn gốc loài Rắn

Đến nay có rất nhiều giả thuyết lý giải về nguồn gốc của loài Rắn. Tiêu biểu nhất có thể kể đến hai giả thuyết sau:

Giả thuyết Thằn Lằn đào bới: Dựa vào các hóa thạch còn sót lại, các nhà khoa học đã cho rằng loài Rắn có thể được tiến hóa từ loài Thằn Lằn sống đào bới. Loài Thằn Lằn này có hai chân, sống ở trên cạn. Về sau để phù hợp với điều kiện sống khó khăn ở tự nhiên thì phần vảy mắt được hợp nhất, các tai ngoài cũng không còn, đặc biệt phần xương chậu của loài động vật này sẽ không kết nối trực tiếp với phần xương.

Giả thuyết Thương Long thủy sinh: Giả thuyết này cho rằng Rắn có họ hàng với một nhóm bò sát thủy sinh đã tuyệt chủng, từng sinh sống ở kỷ Creta. Để chống lại các điều kiện thời tiết bất thường từ biển cả, các mí mắt của chúng hợp nhất và trở nên trong suốt, phần tai bị mất đi do không còn công dụng trong môi trường nước. Tất cả khiến cho loài vật này có ngoại hình giống với Rắn biển ngày nay. Cho đến cuối kỷ Creta thì Rắn đã thâm nhập vào đất liền, phát triển đa dạng tạo thành các chủng loại Rắn như hiện nay. Việc các dấu tích hóa thạch về loài Rắn được tìm thấy trong các trầm tích biển ở thời kỳ đầu giai đoạn Creta càng chứng minh giả thuyết này là đúng.

Tượng Rắn gỗ Trắc

Tượng Rắn gỗ Trắc

Hình tượng Rắn trong các nền văn hóa

Phải khẳng định rằng, Rắn vẫn luôn được biết đến là một trong những biểu tượng thần thoại có lịch sử lâu đời nhất. Từ văn hóa phương Đông cho đến phương Tây, từ nền văn minh cổ đại cho đến hiện tại, loài Rắn vẫn luôn hiện diện. 

Đối với văn hóa châu Âu, Rắn được xem là loại vật linh thiêng, tượng trưng cho sự phồn thực của đất nước, cho sự khôn ngoan tiến về phía trước. Cũng tại Hy Lạp thì vị thần Apollo được thờ ở đền Delphi dưới biểu tượng Rắn dũng mãnh. Đối với châu Úc, thổ dân nơi đây lại tôn sùng loài Rắn cầu vồng. Điều này xuất phát từ quan niệm của người dân về nước và đời sống nông nghiệp. Tại một số vùng ở châu Úc, Rắn cầu vồng còn gắn liền với các nghi lễ trưởng thành. Đối với châu Phi thì Rắn là loài vật lâu đời, được thờ như một vị thần tối cao của cả dân tộc.

Tại châu Á thì hình tượng loài Rắn được khắc họa qua hình vẽ chạm khắc trong nhiều hang động hoặc được thờ cúng ở các ngôi đền thờ. Riêng với Việt Nam thì Rắn cũng là loài vật vô cùng quen thuộc đặc biệt ở vùng đồng bằng. Bạn có thể bắt gặp những bức tượng Rắn Phong Thủy được đặt ở dọc các đền sông Hồng, sông Đuống hoặc ở một số di tích.

Tượng Rắn Phong Thủy gỗ Trắc

Tượng Rắn Phong Thủy gỗ Trắc

Ý nghĩa tượng Rắn Phong Thuỷ

Theo quan niệm dân gian người Việt chúng ta thì Rắn luôn tồn tại hai mặt thiện - ác. Dù nó khôn ngoan, tinh anh nhưng vẫn được biết đến với đặc tính gian xảo, hiểm ác. Chính vì vậy về cơ bản thì tượng Rắn Phong Thủy sẽ hàm chứa những ý nghĩa như sau:

Biểu hiện của sự tái sinh, mang đến nhiều tài lộc

Điều này xuất phát từ tập tính lột da của Rắn để cơ thể lớn hơn, hoàn thiện và khỏe mạnh hơn. Như vậy qua hành động này, chúng ta có thể hiểu Rắn giúp rũ bỏ những điều cũ để hướng đến một cái mới nhiều may mắn. Đối với gia chủ thì việc đặt tượng Rắn trong phòng làm việc thì còn giúp công việc hanh thông, thuận lợi

Còn đối với những ai là thương gia, người buôn bán thì tượng Rắn còn giúp cho sự nghiệp kinh doanh thắng lợi, không bị kẻ gian hãm hại.

Bảo vệ sự an toàn, yên bình của gia chủ

Như đã nói ở trên, nhiều quốc gia xem Rắn là linh vật huyền thoại. Đối với Việt Nam thì dân gian xem Rắn là vị thần giúp bảo vệ cư dân, giúp mưa thuận gió hòa, từ đó làm cho nền nông nghiệp của chúng ta luôn phát triển ổn định.

Là linh vật cực phù hợp với những ai thuộc mệnh Dậu, Sửu.

Lý do là vì Rắn còn được biết đến là tuổi Tỵ trong danh sách 12 con giáp, nằm trong bộ tam hợp Tý - Dậu - Sửu. Chính vì vậy nếu gia chủ mệnh Dậu, Sửu, lại hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì việc lựa chọn tượng Rắn Phong Thủy sẽ hạn chế được nhiều điều không may, đồng thời phát huy được tối đa công dụng của linh vật này.

Tượng Rắn gỗ Mun Sừng

Tượng Rắn gỗ Mun Sừng

Cách bày trí tượng Rắn Phong Thủy trong nhà

Để ở phòng khách

Vị trí này sẽ giúp bảo vệ sự an toàn cho các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên có một số lưu ý đó là bạn không nên để xuống đất hay quay mặt của Rắn về các hướng xấu như nhà bếp, nhà vệ sinh. Thay vào đó nên đặt tượng Rắn lên tủ kệ, hướng ra phía cửa chính là tốt nhất. Đặc biệt không đặt tượng trong phòng ngủ vì có thể khiến chủ nhân bất an, giấc ngủ chập chờn.

Để tượng Rắn ở phòng làm việc

Điều này sẽ hỗ trợ cho công việc của gia chủ thuận buồm xuôi gió, tránh được hiện tượng bị tiểu nhân hãm hại trong kinh doanh. Đặc biệt với gia chủ tuổi Tỵ (Rắn) thì rất nên đặt tượng gỗ Rắn ở hướng Đông Nam. Còn những gia chủ nằm trong tam hợp tuổi Tỵ - Dậu - Sửu thì nên đặt ở hướng Tây, Bắc Đông Bắc.

Riêng đối với những Showroom bán hàng hoặc khu vực thu ngân thì việc bày trí tượng Rắn được xem là cách để đón nhận tài lộc

Xem thêm: Nguồn gốc và ý nghĩa tượng Rắn trong cuộc sống

Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh tượng Rắn Phong Thủy. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với Gỗ Đỉnh nhé!

Mua Tượng Rắn gỗ tại Gỗ Đỉnh : Tượng Rắn Phong Thủy

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn. 

Website: https://godinh.com/

Điện thoại: 086 863 2345 (zalo)

Email: godinh321@gmail.com