Giỏ Hàng Items 0
Tượng Rồng Và Ý Nghĩa Trong Phong Thủy

Các nền văn minh trên thế giới ngày xưa, có những giai thoại, câu chuyện ly kì về Rồng – sinh vật thần thoại với những khả năng siêu nhiên như biết bay, thở ra lửa, tạo mưa,... Theo đó, Rồng đã trở thành một trong những sinh vật huyền bí phổ biến nhất thế giới cổ đại. Những sinh vật này ( thường là động vật ) được mô tả trong các câu chuyện phi lịch sử, trong văn hóa dân gian, những câu chuyện thần thoại hoặc những truyền thuyết, huyền kỳ chưa được xác minh, đôi khi liên quan đến siêu nhiên và được coi là sinh vật thần thoại hay sinh vật huyền thoại. Không chỉ có Rồng trên thế giới còn có rất nhiều câu truyện truyền kì về những sinh vật huyền thoại khác chẳng hạn như Phượng, Chim Sấm, Thủy Quái... Được ghi lại trong lịch sử tự nhiên bởi các học giả khác nhau của thời cổ đại. Hôm nay, Gỗ Đỉnh cùng các bạn tìm hiểu về lịch sử loài Rồng ? Nguồn gốc của chúng, cũng như vai trò của chúng trong các nền văn hóa phương Đông và phương Tây.

Rồng Phương Đông

Rồng Phương Đông

Đâu phải trùng hợp mà khi nền văn hóa phương Đông trong đó có Việt Nam, chọn con Rồng trong nằm trong số 12 con giáp (Linh Vật). Người ta chọn con Rồng vì loài vật này tượng trưng cho sự giàu sang, quyền cao chức trọng. Trên thế giới, Rồng là quốc kì của xứ Wales thuộc các Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Nguồn gốc loài Rồng

Hiện nay, do thiếu các hóa thạch của những sinh vật huyền thoại này, nên tính xác thực của các bản ghi chép lịch sử đã được thẩm vấn bởi các nhà động vật học hiện đại tuy nhiên vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “ Liệu những sinh vật huyền thoại này có thật sự tồn tại không ?” . Một số các sinh vật khác cũng có thể được gọi là những sinh vật bí ẩn mặc dù thuật ngữ này không đồng nghĩa. Nguồn gốc về loài sinh vật này còn rất nhiều tranh cãi, theo các nhà nghiên cứu thì hình dáng, cách sinh sống thì có thể đây là những con Khủng Long còn sót lại của thời tiền sử. Có thể cùng thời kì Kỷ Phấn Trắng với Khủng Long, Bò Sát. Rồng khổng lồ sống trong hang động, vùng biển, các thung lũng, rừng mà con người ít đặt chân đến. Rồng cũng có thể là một sinh vật có thật nhưng nhờ trí tưởng tượng của con người tô điểm thêm hoặc thật sự chỉ là trí tưởng tượng. Do đến nay lời giải đáp về nguồn gốc này vẫn còn là một bí ẩn, nên chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về hình tượng và ý nghĩa loài Rồng trong các nền văn hóa Đông và Tây.

Hình tượng Rồng Phong Thủy trong văn hóa Phương Tây

Trong văn hóa Phương Tây, loài Rồng giống như con thằn lằn khổng lồ, có cánh giống dơi và biết phun lửa. Loài Rồng ở phương Tây biểu trưng cho tà ma và hắc ám. Loài Rồng Châu Phi không được biết đến nhiều như Rồng Châu Âu, phương Đông. Thực tế, những con Rồng này thậm chí không được công nhận hoặc nghĩ là Rồng. Rồng Châu Phi chỉ được mô tả giống con rắn lớn, sở hữu hai chân. Những con Rồng này đã được nhìn thấy nhiều lần trên khắp Châu Phi, bao gồm nghệ thuật dân gian, tôn giáo, thần thoại hay nhiều câu chuyện được lưu lại. Một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên "Rồng" dù chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo.

Rồng Komodo

Rồng Komodo

Phương Tây, Rồng đối với họ mang ý nghĩa độc ác và xấu xa. Ở văn hóa phương Tây, Rồng được nói đến như linh vật ác độc và phản Chúa trong đạo Cơ Đốc. Vết tích còn lại cổ xưa nhất về Rồng ở phương Tây nằm trong truyền thuyết Hy Lạp nói về Cadmus. Khi đi khai khẩn, Cadmus được một con bò thần dẫn tới một địa điểm ở Boeotia. Khi ông ta kêu người đi lấy nước ở con suối thì bị một con Rồng canh giữ suối giết chết. Sau đó, Cadmus đã giết chết con Rồng, nhổ răng Rồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Rồng được mô tả nhiều loại như: Rồng bảy đầu, Rồng chín đầu, Rồng trăm đầu... Truyện kể về Rồng gắn liền với chuyện về người khổng lồ và quái vật.

Rồng 3 đầu

Rồng 3 đầu

Các truyện kể về Rồng ở phương Tây đều xoay quanh những người anh hùng giết Rồng để cứu cả một dân tộc hay nàng công chúa. Cổ xưa nhất là sự tích tế sinh Rồng có nội dung gần như trong thần thoại ở Hy Lạp. Trong truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp, Rồng còn là kẻ canh giữ Bộ lông Cừu Vàng và Khu vườn của các nàng Hespesride. Truyện này cũng rất phổ biến ở phương Tây và ngày nay vẫn được nhắc lại trong các bộ phim thần thoại về chủ đề đi tìm kho báu.Trong ghi chép của người Babylon, họ có thờ phụng một loài bò sát khổng lồ được cho là Rồng với hình dáng có cánh, biết phun lửa, biết bay.
Rồng trong sử thi Babylon

Rồng trong sử thi Babylon

Thuyền Rồng của người Viking

Thuyền Rồng của người Viking

Thời kỳ Trung cổ, người Viking tin vào sự tồn tại của loài Rồng biển. Họ thường chạm khắc đầu rồng phía trước thuyền để đánh lừa những con rồng thật, nhằm ngăn chúng tấn công thuyền. Trong tư duy người phương Tây, Rồng khiến họ kinh sợ, dọa nạt con người. Các câu chuyện về Rồng bay trên không lúc đêm và có khả năng khạc ra lửa phổ biến ở Na Uy, Đan Mạch, vương quốc Anh. Công trình của Ernest Ingersoll cung cấp một ví dụ về hình ảnh và quan niệm của người phương Tây về Rồng với ý nghĩa lửa - sự hủy diệt qua câu chuyện thượng đế huấn thị anh chàng Job buồn phiền. Khi đạo Kitô giáo ra đời, trong huyền thoại Cơ Đốc giáo, Rồng phương Tây trở thành hiện thân của quỷ dữ hoặc là đầy tớ của quỷ dữ. Đầu rồng bị đập vỡ, rắn bị tiêu diệt là hình ảnh vĩnh cửu về cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác trong quan niệm phương Tây. Hình tượng Rồng trong nghệ thuật thời Trung cổ được thể hiện có cánh hoặc không có cánh, thân đầy vảy, trên lưng có gai, như một con cá sấu. Thời kỳ Phục Hưng, trong một bức họa của họa sĩ Léonard de Vinci, Rồng lại được họa như một con thú có thân hình sói, miệng nhe nanh đe dọa, lông trên thân dài hướng về phía sau. Rồng được vẽ ra mang dáng vẻ hung dữ và ác độc, là mối đe dọa đối với con người. Hình ảnh Rồng phương Tây đối lập hoàn toàn với Rồng phương Đông, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự ác độc, một bên là hình ảnh tượng trưng cho sự cao quý, linh thiêng và tốt đẹp.

Hình tượng Rồng Phong Thủy trong văn hóa Phương Đông

Trong văn hóa Phương Đông chúng ta quan niệm về Rồng khác hẳn với phương Tây. Trong Phật giáo, Rồng là một trong tám bộ Thiên Long. Rồng có nhiều khác biệt so với Rồng ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ. Một số nước châu Á, Rồng được mô tả có thân mình như Rắn, vảy Cá, bờm Sư Tử, sừng giống Hươu, không có cánh nhưng biết bay. Theo nhiều ghi nhận ở một số nước Á Đông, Rồng có bốn loại và mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ như: Gió, Lửa, Đất và Nước. Bốn loại này người ta tưởng tượng ra nhiều loại Rồng khác nhau gồm: Rồng Đất thường sống trong những hang động sâu thẳm hoặc thung lũng. Rồng Nước sống ở biển, dưới biển, đầm lầy. Rồng Lửa thường sống ở các hang động núi lửa. Rồng Gió sống ở trong các vách đá, đỉnh núi cao.

Rồng Châu Á

Rồng Châu Á

Các nước Châu Á coi Rồng là con vật linh thiêng, uy quyền. Tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước lân cận, Rồng là một trong bốn linh vật "Long, Lân, Quy, Phụng vị chi Tứ Linh" (Rồng, Kì Lân, Rùa, Phượng Hoàng gọi là tứ linh). Trong bốn linh vật này chỉ con Rùa là có thật. Ở phương Đông, Rồng là biểu tượng của tích cực, sáng tạo và sức mạnh của sự sống. Nguồn gốc của biểu tượng này là do những điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế). Cộng đồng cư dân ở phương Đông có môi trường nóng, mưa nhiều, tạo nên những vùng đồng bằng nằm trên các lưu vực sông lớn. Địa hình sông nước quan trọng với người phương Đông, nên đã sáng tạo ra loài Rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước, mùa màng bội thu. Chẳng có gì lạ khi những vị thần đầu tiên trong tín ngưỡng lâu đời ở phương Đông là vị thần có liên quan đến nước. Quan niệm của phương Đông về Rồng trong buổi đầu là gắn liền với quyền lực. Sau này, Rồng dần được gán thêm ý nghĩa phù hợp với tính chất của thời đại như: biểu tượng nguồn gốc dân tộc, vương quyền, địa vị, cao sang, may mắn, thịnh vượng,... Ở Trung Hoa thời xưa, người ta xem Rồng là tinh linh núi, là thần linh bảo hộ. Người Nhật, Rồng chủ yếu trong những vật lý tưởng ở Nhật Bản. Với người Triều Tiên, Rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Đối với Việt Nam chúng ta, trong dân gian thần mưa, thần nước mang hình hài một con Rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho đất đai. Rồng là nguồn nước tưới cho ruộng đồng tốt tươi, giúp nhà nông hình thành kinh nghiệm dân gian: Rồng đen lấy nước thì nắng - Rồng trắng lấy nước thì mưa…Trong thần thoại ở phương Đông, cốt truyện có khác nhau nhưng Rồng bao giờ cũng ẩn chứa ý nghĩa cho sự cao quý, tốt đẹp. Rồng là biểu tượng cho nguồn gốc dân tộc nên người Việt xưa tự hào mình là "Con Rồng Cháu Tiên". Rồng là con vật nằm trong cung hoàng đạo, trong số 12 con giáp. Rồng hiện diện trong rất nhiều loại hình nghệ thuật như trong múa, kịch, điêu khắc, kiến trúc và xây dựng... Nghệ thuật Múa rồng là một sinh hoạt văn hóa truyền thống của phương Đông, nhất là ở các vùng nông nghiệp trồng lúa nước trong đó có Việt Nam. Các quốc gia phương Đông đều múa Rồng vào ngày lễ Tết cổ truyền của dân tộc. Rồng mô tả mang màu sắc rực rỡ, uốn lượn theo nhịp trống rộn rã tạo niềm vui sướng, hạnh phúc cho mọi người, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu... 

Múa Rồng ở Việt Nam

Múa Rồng ở Việt Nam

Ý nghĩa của Rồng trong Phong Thủy

Trong phong thủy, Rồng thường được chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm. Trong Long, Lân, Quy, Phụng thì Rồng là con vật đứng đầu tiên, tượng trưng cho sự quyền lực, quyền lãnh đạo tối cao. Rồng được quan niệm có khả năng điều hòa nguyên khí của đất trời, ban phát sự tốt lành cho trần gian. Rồng tượng trưng của sức mạnh vô biên, giúp cho doanh nhân làm ăn phát đạt nên nó có ý nghĩa tối cao trong phong thủy. Vì vậy, người ta tin rằng ở đâu có Rồng ở đó có tài lộc và thịnh vượng. Từ xưa đến nay, Rồng luôn là linh vật thần thoại, tượng trưng cho thiên mệnh tối thượng và các nhân vật tối thượng như vua chúa. Nên vì vậy mà vua thường mặc áo có thêu hình con Rồng ( Long bào ), ngai vàng, cung điện đều khắc chạm hình Rồng... Không những vậy Rồng còn được chọn làm hình tượng để điêu khắc các  sản phẩm mỹ nghệ để trưng trong nhà với mong muốn mang lại thịnh vượng và may mắn. 
Tượng Rồng vờn ngọc gỗ Hương

Tượng Rồng vờn ngọc gỗ Hương

Những điều nên và không nên khi thỉnh tượng Rồng Phong Thủy về nhà

Nên bày trí tượng Rồng ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Theo quan niệm người xưa, phù điêu Rồng hay tượng Rồng nên ở bên trái, bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Khi trang trí tượng Rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác.
Tượng Rồng gỗ Bách Xanh

Tượng Rồng gỗ Bách Xanh

Tượng Rồng nên đặt ở vị trí thông thoáng, sạch sẽ vì Rồng là con vật tự do. Những chỗ có nguồn năng lượng tốt sẽ phát huy hết tác dụng của vật phẩm phong thủy này. Đặt tượng Rồng ở vị trí có thể quan sát tổng thể ngôi nhà, mắt Rồng luôn hướng về phía rộng rãi, mới tăng được tài lộc cho ngôi nhà.

Những điều không nên làm khi thỉnh tượng

Để tượng ở cửa sổ hay góc nhà là những khu vực không thích hợp với tượng Rồng phong thủy. Không nên đặt đầu Rồng hướng về phía cửa sổ. Tránh để Tượng gỗ Rồng sau lưng ghế ngồi hoặc không được đối diện với người ngồi sẽ làm cho quyền lực bị áp chế, gây phản tác dụng, gây bất lợi về tài lộc, công danh sự nghiệp của gia chủ. Nếu trước cửa hàng có cống nước bẩn thì không nên đặt tượng Rồng, vì nó sẽ khiến cho con Rồng bị vấy bẩn. Rồng là con vật mang ý nghĩa cát tường nhưng là loài mãnh thú có khả năng khắc chế mạnh nên không hợp cho những người tuổi Tuất nên không nên bài trí hình con Rồng. Ngoài ra, ngoại trừ Phượng thì không nên đặt các con vật phong thủy khác gần tượng con Rồng. Nếu đặt tượng Rồng với Phượng gia chủ sẽ có nhiều may mắn trong con đường tình duyên, cải thiện quan hệ vợ chồng. Bởi vì, Rồng và Phượng là cặp đôi mang đến hạnh phúc, sự may mắn trong hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Tượng Rồng Phong Thủy Hợp Với Gia Chủ Tuổi Gì?

Qua đây, chúng ta có thể biết được sự ảnh hưởng của Rồng đến các nền văn hóa cũng như trong phong thủy. Tượng Rồng cũng là một món quà tặng ý nghĩa cho các doanh nghiệp, gia đình và bạn bè.

Xem sản phẩm tượng Rồng: Tượng Rồng

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456