Người ta tin rằng những nhà lãnh đạo cũng như những doanh nhân khi đặt tượng Quan Văn Trường trong nhà hay trong phòng làm việc sẽ gặp được nhiều điều may mắn, quý nhân phù trợ và đẩy lùi mọi vận hạn khó khăn. Bên cạnh đó, tượng Quan Văn Trường còn giúp gia chủ hóa giải hung khí, sát khí cực kỳ hiệu quả. Bài viết sau đây của Gỗ Đỉnh sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về tượng Quan Văn Trường. Cùng tham khảo nhé!
1. Quan Vân Trường là ai?
Quan Vân Trường (hay Quan Công) tên thật là Quan Vũ, tự là Trường Sinh hay Vân Trường. Ông nổi tiếng là một danh tướng tài giỏi cuối thời Đông Hán và thời Tam Quốc ở Trung Quốc với những đóng góp to lớn trong việc thành lập nên nước Thục Hán với vị hoàng đế đầu tiên Lưu Bị. Theo sử sách ghi lại, Quan Công được khắc họa với hình tượng dữ tợn, khuôn mặt đỏ như gấc cùng lông mày hình chữ bát, râu dài hai thước, mắt phượng sáng như sao, trán hùm thân lẫm liệt. Trên người ông luôn cầm theo cây thanh long yển nguyệt đao và cưỡi trên con ngựa Xích Thố vô cùng oai phong lẫm liệt.
Trong dân gian, mọi người đều xem ông là biểu tượng của tính hào hiệp, trượng nghĩa. Ông là người rất ghét kẻ xấu và sẽ luôn đứng ra bênh vực, bảo vệ những người yếu thế, chống lại kẻ ác. Ngoài ra, ông cũng là một hình ảnh biểu tượng của tính trung thành và chính trực. Sau khi mất, ông được mọi người phong là Thánh Võ và lập đền thờ ở nhiều nơi.
Tượng Quan Vân Trường
2. Cách sử dụng tượng Quan Vân Trường
Tượng Quan Vân Trường khi được bày trí trong nhà sẽ mang đến hàng loạt các tác dụng, ý nghĩa tâm linh và phong thủy tuyệt vời. Về ngoại hình, Quan Vân Trường mặc dù có dáng vẻ hơi hung hăng, dữ tợn nhưng lại là một vị tướng hào hiệp và trượng nghĩa, luôn đứng lên bảo vệ lẽ phải, bênh vực kẻ yếu, chống lại kẻ ác. Chính vì vậy, tượng Quan Văn Trường hiện được nhiều gia đình quan tâm, trưng bày trong nhà như một linh vật giúp mang đến may mắn, bình an, tránh xa những điềm xấu, đen đủi và hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia phong thủy còn cho rằng đặt tượng Quan Vân Trường giúp hóa giải hung khí, sát khí và bảo vệ, che chở cho các thành viên gia đình khi gặp các vị trí sao xấu chiếu vào nhà. Từ đó tránh được những điều không may, đồng thời ngăn chặn bị kẻ tiêu nhân hãm hại và thúc đẩy các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và hòa thuận hơn.
Đối với những ngôi nhà có hướng nhà không tốt, có thể đặt tượng Quan Vân Trường hướng mặt ra cửa chính nhằm mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của tà ma ngoại đạo, giúp cho gia đình được yên ổn
Khi tìm mua tượng Quan Vân Trường, bên cạnh yếu tố về thần thái và khuôn mặt hay vẻ hình thức của tượng thì còn cần chú ý đến mốt ố yếu tố khác như chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã tượng,... để tượng có thể huy nhiều năng lượng tích cực hơn và bảo vệ gia đình một cách tốt hơn, hỗ trợ gia chủ làm ăn phát đạt và may mắn hơn.
3. Vị trí đặt tượng Quan Vân Trường phong thủy trong nhà
Khi đặt tượng Quan Vân Trường trong nhà, nên chú ý cả vị trí và hướng tượng sao cho tránh tình trạng gây “phản tác dụng”. Những vị trí lý tưởng để bày trí tượng nói chung và tượng Quan Văn Trường nói riêng là ở những vị trí trên cao, hoặc diện với cửa ra vào để ngăn chặn luồng khí xấu vào nhà, trấn áp được ma quỷ và bảo vệ gia đình được bình an. Đặc biệt, đối với những nhà lãnh đạo, những quan chức làm trong các lĩnh vực kinh doanh, hay hoạt động trong các tổ chức,.. thì nên đặt mẫu tượng ở sau lưng, trên bàn làm việc trong văn phòng làm việc. Bởi lẽ điều này sẽ giúp tượng hiển linh và trở thành chỗ dựa vững chắc cho chủ sở hữu, đồng thời mang đến sự tự tin và dũng khí cũng như may mắn giúp gia chủ đương đầu với mọi khó khăn và thử thách.
Ngoài ra, gia chủ có thể cân nhắc đặt tượng Quan Vân Trường ở những vị trí có địa thế xấu hoặc bị sao xấu chiếu đến trong nhà để giúp hóa giải điềm xấu, hạn chế những điều không may mắn, những kiếp nạn, tai ương trong cuộc sống
4. Tuổi nào hợp, tuổi nào kỵ với tượng Quan Vân Trường?
Theo ngũ hành thì tượng Quan Vân Trường thuộc mệnh mộc mà mộc sinh hỏa nên tượng sẽ phù hợp với những gia chủ có mệnh hỏa. Bên cạnh đó, theo âm dương, trong 12 con giáp thì tuổi tuất, tuổi ngọ, tuổi thìn cũng sẽ phù hợp với tượng Quan Công.
Xét về tuổi kỵ thì tượng sẽ không phù hợp với những người tuổi thân hay có mệnh thổ.
Lưu ý: Những người tuổi khác các tuổi nêu trên đều hoàn toàn có thể thờ Quan Vân Trường nhưng nên là nam giới và trên 25 tuổi
Tuổi nào hợp, tuổi nào kỵ với tượng Quan Vân Trường
5. Những lưu ý khi đặt tượng Quan Vân Trường trong nhà
Khi đặt tượng Quan Vân Trường trong nhà, gia chủ cũng cần lưu ý một số điều như sau để tránh phạm phải tội danh bất kính với Ngài:
Đặt tượng Quan Vân Trường trong nhà với mục đích thờ cúng thì cần làm lễ khai quang, hô thần nhập tượng trước khi tiến hành thờ cúng. Còn nếu chỉ dùng tượng vào mục đích trang trí thì hoàn toàn có thể bỏ qua bước này.
Tuyệt đối không đặt tượng tại những vị trí thiếu trang nghiêm như nhà vệ sinh, phòng ngủ, nhà bếp hay những khu vực ẩm thấp, tối tăm. Ngoài ra, cũng không đặt tượng bên dưới sàn nhà mà vị trí lý tưởng và cách mặt đất khoảng 50cm trở lên. Điều này không những thể hiện sự kính trọng đối với Ngài mà còn thể hiện được uy nghiêm, oai phong phong của bức tượng
Thường xuyên vệ sinh, lau chùi tượng Quan Vân Trường để tượng sạch sẽ, thông thoáng
Không đặt tượng Quan Vân Trường vào trong két sắt, tủ kính, các hộp kín…
Những lưu ý khi đặt tượng Quan Vân Trường trong nhà
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Gỗ Đỉnh đã góp phần giúp cho bạn đọc có thêm nhiều hiểu biết hơn về tượng Quan Vân Trường, đặc biệt là cách sử dụng tượng cũng như những lưu ý khi bày trí tượng Quan Vân Trường trong nhà. Đừng quên theo dõi và đón xem những kiến thức hay ho về phong thủy thông qua phần tin tức của Gỗ Đỉnh nhé!