Tượng Phúc - Lộc - Thọ hay tượng Tam Đa, là một trong những bức tượng khá phổ biến và quen thuộc đối với hầu hết chúng ta, đặc biệt là những “tín đồ” của tượng gỗ. Các sản phẩm tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ nhìn chung không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho ngôi nhà mà còn thu hút sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tượng nhé!
Tượng Tam Đa Phúc Lộc Thọ Gỗ Sụn Hương
Tam Đa Phúc Lộc Thọ là ai?
Ngày nay, những bức tượng Phúc Lộc Thọ đang trở thành xu hướng và được đông đảo mọi người lựa chọn để trưng bày trong nhà, công ty,... Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc của loại tượng này. Sau đây, chính là một vài thông tin về nguồn gốc của bộ tượng này.
Tam Đa Phúc Lộc Thọ theo như sổ sách ghi lại thì là bắt nguồn từ một câu chuyện có thật về sự chào đón nhiệt tình của người dân tới vị Vua Nghiêu. Tiêu biểu phải kể đến là ba lời chúc cực kỳ độc đáo, ấn tượng:
Một là kính chúc nhà vua sống trường thọ, cơ mà điều này lại không được vua Nghiêu nhận.
Hai là kính chúc nhà vua thật nhiều tài lộc, sống trong vinh hoa, phú quý, điều này cũng bị nhà vua từ chối.
Ba là chúc nhà vua sinh được nhiều quý tử tỏa phúc ấm cho cả hoàng tộc, điều này cũng không được vua Nghiêu chấp nhận.
Mặc dù các lời chúc đều không được chấp nhận là thế nhưng thay mặt cho toàn bộ triều đình, nhà vua vẫn ra chiếu trỉ ban những lời chúc đó thành: “Đa phúc, đa lộc, đa thọ”. Nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì đó được gọi tắt là “Tam Đa”.
Kể từ sau đó, Tam Đa đã dần trở nên phổ biến rộng rãi và trở thành một trong những lời chúc nhau quen thuộc, hữu dụnh trong những ngày Tết đến. Và tất nhiên, tượng ba ông Phúc Lộc Thọ cũng được ra đời.
Tượng Phúc Lộc Thọ Gỗ Ngọc Am Liền Khối
Tượng Tam Đa xuất phát từ ba nhân vật có thật
Ông Lộc:
Tên thật là: Đậu Tử Quân
Ở thời nhà Tấn, ông Lộc đã từng làm đếm chức Thừa tướng. Tuy nhiên, ông lại là một tên thừa tướng quan tham ô, tham nhũng: chuyên đi vơ vét bao nhiêu vàng bạc, châu báu,...
Cơ mà, điều đặc biệt phải kể đến mỗi khi nhắc đến ông Lộc là ông không có cháu đích tôn - lý do khiến ông buồn nghĩ dần sinh bệnh mà qua đời.
Cho đến tận lúc đã chuẩn bị từ biệt cõi đời, ông vẫn không nhắm nổi mắt mà còn than rằng: "Lộc ta để cho ai đây? Ai giữ ấm chân nhang cho tổ tiên, cho bản thân ta?"
Ông Thọ:
Tên thật là Đông Phương Sóc, một vị Thừa tướng thanh liêm không bao giờ chấp nhận việc hối lộ (trừ khi Vua ban cho) ở thời Nhà Hán, luôn sống với tâm niệm rằng làm quan thì phải lấy lộc.
Nổi tiếng về sự hám sắc và luôn coi "buôn chính trị" là cái buôn mặc dù lãi to nhất mặc dù khó nhất.
Tên ông là Thọ vì ông hưởng thọ lên đến tận 125 tuổi. Chính vì vậy mà cho tận đến lúc nhắm mắt xuôi tay, con cháu ông cũng đã mất cả, chỉ còn lại con cháu của bốn đời lo tang.
Thuận theo thiên mệnh, xuôi theo đạo thì chắc chắn phải có Phúc - Lộc - Thọ thì cuộc sống mới dồi dào được. Trái lại, chúng ta sẽ gặp rủi ro, những điều không may mắn nếu đi trái lại với đạo lý, thiên mệnh.
Tóm lại, mọi người có xu hướng đặt tượng Phúc Lộc Thọ bằng gỗ trong nhà hay trong phòng với ý nghĩa như một lời nhắc nhớ, một lời cảnh tỉnh nhẹ nhàng, sâu sắc rằng các thành viên trong gia đình phải sống thuận theo tự nhiên, sống đúng đạo lý, biết làm những việc thiện, tu tâm tích đức để con cháu được hưởng phúc, tuổi thọ kéo dài.