Giỏ Hàng Items 0
Mẹ Maria Và Ý Nghĩa Tượng

Trong đời sống văn hóa của Việt Nam, Đức Mẹ Maria mang một ý nghĩa lớn trong lòng người theo Đạo. Không một ai là người Công giáo mà lại không biết đến tháng Năm là tháng Hoa dâng kính Mẹ. Sinh hoạt tôn giáo tại các giáo xứ từ Bắc Trung Nam, cứ mỗi năm tháng Năm về, là lúc muôn con tim rạo rực hướng về Mẹ Maria như một ngọn hải đăng để tỏ lòng tôn kính, mến yêu. Hôm nay, Gỗ Đỉnh cùng mọi người tìm hiểu về Mẹ Maria để biết thêm nhiều thông tin bổ ích hơn.

Tượng Mẹ ban ơn Gỗ Trai

Tượng Mẹ ban ơn Gỗ Trai

Mẹ Maria với vai trò của một người mẹ, Mẹ cũng nếm trải những gian truân qua từng giai đoạn lớn khôn của con của Mẹ. Mẹ đã sinh ra Chúa trong thiếu thốn tư bề. Vậy Mẹ Maria là ai? Lịch sử và ý nghĩa với chúng ta trong cuộc sống.

Mẹ Maria là ai ?

Mẹ Maria là con của thánh GioanKim và nữ thánh Anna, Mẹ đính hôn với Thánh Giu-se làm nghề thợ mộc. Các danh hiệu phổ biến nhất của bà Maria là: Đức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, Maria, Đức Bà và Nữ Vương Thiên Đàng. Các giáo phái Tin Lành và Hồi giáo không nhìn nhận các danh hiệu này, họ chỉ gọi đơn giản là bà Mary, mẹ Giêsu.

Cuộc đời Mẹ Maria

Tiểu sử về bà Maria được nói đến rất ít trong Tân Ước. Là một phụ nữ người Do Thái quê ở Nazareth, thuộc xứ Galilea, sống trong khoảng những năm cuối thế kỷ I TCN đến đầu thế kỷ I CN. Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau cho rằng, Bà có họ hàng với bà Elizabeth (vợ của tư tế Zachariah) thuộc dòng dõi Aaron. Theo phỏng đoán thì Maria sống cùng với cha mẹ tại Nazareth, xứ Galilea khi đã đính hôn với Giuse (Joseph), thuộc dòng dõi nhà David. Trong Phúc âm Matthew và Phúc âm Luke, Maria được mô tả là một trinh nữ. Người Hồi giáo tin rằng bà được thụ thai theo lời phán của Thiên Chúa. 

Việc mang thai này xảy ra khi bà còn là một thiếu nữ khoảng 14 tuổi đã đính hôn với Giuse, và ông bà đang trong thời gian chờ hoàn thiện nghi thức kết hôn theo tập tục của người Do Thái. Trong thời gian đã hứa hôn (là thời kì đầu theo phong tục Do Thái), Maria được thiên sứ Gabriel đến báo tin rằng cô sẽ trở thành mẹ Đấng Messiah theo ý định của Thiên Chúa. 

Đức Mẹ nhận ơn

Đức Mẹ nhận ơn

Giuse chưa nhận ra việc mang thai của Maria là do quyền năng siêu nhiên của Chúa Thánh Thần nên tỏ ra hoài nghi và muốn rời bỏ Maria một cách kín đáo. Nhưng trong một giấc mơ, Giuse được thiên thần mách bảo đừng lo nghĩ mà hãy nhận Maria về làm vợ mình để hợp với lề luật Do Thái. Sau khi biết mình có thai, bà và Giuse cùng chuyển đến vùng Bethlehem, tại đây bà đã hạ sinh Giêsu. Maria đã sinh ra Giêsu và đặt đứa trẻ trong chiếc máng cỏ cho súc vật ăn vì họ không tìm được nhà trọ nghỉ chân. Sau tám ngày, con trẻ được cắt bì và được đặt tên là Giêsu, đúng như những  gì Giuse được thiên thần chỉ dạy trong giấc mơ.  

Chúa giáng sinh

Chúa giáng sinh

Cộng đồng Êphêsô I (năm 413) tuyên bố rằng: "Không có gì ngại ngùng khi phải nói rằng, Đức Trinh nữ là Mẹ Thiên Chúa", để nhấn mạnh: Con của Maria là Giêsu Kitô, thực tế cũng là Thiên Chúa. Mẹ Maria theo Chúa Giêsu trong suốt hành trình 3 năm rao giảng tin mừng. Mẹ theo Chúa Giêsu trong cuộc tử nạn đến đỉnh đồi Canvê. Mẹ nhận lời chối của Chúa Giêsu, nhận thánh Gioan đại diện cho nhân loại làm con của Mẹ.

Sau khi Chúa Giêsu về trời Mẹ cùng các tông đồ chuyên tâm cầu nguyện trông đợi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống vào ngày lễ ngũ tuần,ngày thành lập Hội Thánh. Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người, nên Thiên chúa đã ban cho Đức Mẹ 4 đặc ân: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ vô nhiễm nguyên tội, Mẹ trọn đời đồng trinh, Mẹ hồn xác lên trời. Cái chết của bà Maria không được ghi lại trong Kinh Thánh.

Thánh Truyền của Công giáo Rôma và Chính thống giáo Đông phương tin rằng, trong khoảng 13 đến 15 năm sau khi Giêsu lên trời thì Maria qua đời (có thể tại Jerusalem hoặc Êphêsô) trong sự chứng kiến của các Tông đồ. Sau đó không lâu, các Tông đồ mở hầm mộ Maria ra thì bên trong chẳng còn gì, truyền thống và giáo lý Công giáo lẫn Chính Thống giáo giả định rằng hồn và xác của bà đã được đem về Thiên Đàng.

Mẹ Maria trong Kitô giáo

Lòng sùng kính Mẹ Maria trong Kitô giáo được bắt đầu từ thế kỷ thứ II. Đến thế kỷ thứ V, sau Cộng đồng Êphêsô I năm 431, việc sùng kính bà Maria được quy định cụ thể trong phụng vụ. Công đồng được tổ chức tại giáo hội ở Ephesus, là nơi được để hiến dâng cho Maria cả trăm năm về trước. Kinh nguyện về Đức Mẹ được biết đến sớm nhất là Kinh Trông Cậy, xuất hiện từ thế kỷ thứ III (có lẽ là năm 270).

Sau này bản văn của lời kinh này trên giấy cói được phát hiện lại vào năm 1917 ở Ai Cập. Kể từ sau Sắc lệnh Milano năm 313, và đặc biệt là từ thời Trung Cổ, những hình ảnh nghệ thuật về Maria bắt đầu xuất hiện trong các nhà thờ, một số nhà thờ được xây dựng dành riêng cho Maria, điển hình là Vương cung thánh đường Đức Bà Cả ở Roma. Vào thời Trung Cổ thì xuất hiện nhiều truyền thuyết về Maria bao gồm những truyền thuyết về bố và ông của bà.

Sau Cải cách việc sùng kính và tôn kính Mẹ Maria đã có sự khác biệt theo từng giáo phái. Các tín đồ Tin Lành thì việc sùng kính Maria rất ít nhưng đối với Chính Thống giáo Đông phương thì Maria được coi là nhân vật được tôn kính nhất, thậm chí còn được coi trọng hơn cả Cherubim và Seraphim.

Hình ảnh Mẹ Maria trong nghệ thuật và văn chương

Tài liệu xưa nhất về Maria mà ngày nay vẫn còn chính là bức tranh ở trong khu mộ của Priscilla. Bức bích họa này đã có từ đầu thế kỷ thứ II hoặc từ cuối thế kỷ thứ nhất, thể hiện Đức Maria ngồi ẵm Giêsu, bên cạnh ngài có ai đó như một vị ngôn sứ, một tay cầm cuốn sách, một tay chỉ vào ngôi sao trên đầu Đức Maria. Ba bức tranh khác cũng vẽ Đức Maria nằm trong cùng khu mộ Priscilla có niên đại khoảng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ III. Một bức ở trên mộ của một trinh nữ Kitô giáo vẽ Đức Maria ẵm Chúa Hài đồng thể hiện Đức Maria như tiêu biểu và khuôn mẫu của sự đồng trinh. 

Một bức khác vẽ hoạt cảnh các đạo sĩ đến viếng thăm Bêlem bức còn lại nằm trong số các tranh Truyền tin ít được biết đến hơn. Các hình ảnh tương tự khác có niên đại từ trước thế kỷ thứ V xuất hiện ở trong khu mộ Domitilla, Callistô, mộ của ba thánh Phêrô, Marcello và thánh Anrê. 

Trong đó có bức có hình các mẫu tự của chữ Kitô chồng lên nhau ở cả hai mặt của bức tranh những chữ đó được vẽ quay về phía Chúa hài đồng. Ban đầu khi xuất hiện ở Đông phương sau đó lan sang Ý, Tây Ban Nha và xứ Gaul. Thay vì được trình bày theo những hoạt cảnh được mô tả trong tin mừng, Đức Maria thường được miêu tả như nữ hoàng thiên quốc, cao sang trong y phục dát vàng ngồi uy nghi trên ngai. Trong nghệ thuật Byzantine được nghệ thuật Rôma tiếp thu nhưng thay vì vẽ Đức Maria trong tư thế cầu nguyện với hai tay giơ lên cao, các họa sĩ và điêu khắc gia Tây Phương thường hay trình bày Đức Maria như "Tòa đấng khôn ngoan". Các nghệ sĩ Tây phương đã bỏ những đường nét Á châu lạnh lùng để trình bày hình ảnh Đức Maria một cách dịu dàng hơn, có tính con người hơn.

Ảnh Mẹ Maria

Ảnh Mẹ Maria

Trong kiến trúc Gothic, người ta thường trình bày Đức Maria là "Mẹ Đấng Cứu Chuộc" cho thấy lòng thương xót của Chúa cứu thế cũng như của mẹ Người, đấng đồng công cứu chuộc. Lối nghệ thuật ấy tương ứng với thời đại đức tin, khi mà Hội thánh chăm lo canh tân đời sống và kỷ luật trong nội bộ. Đến thời kỳ Phục Hưng, chủ đề "Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng" được khai thác đặc biệt nhờ những tên tuổi lớn như Fra Angelico, Leonardo da Vinci…

Trong nghệ thuật Ba Rốc, chủ đề tiêu biểu là Đức Maria "người chiến thắng Satan". Còn trong thời hiện đại, chủ đề về Maria được khai thác chủ yếu là "đấng trung gian ân sủng", chủ đề ấy các được ưa chuộc khi người ta liên kết Đức trinh nữ với những mạc khải đã được Hội thánh công nhận ở La Salette, Lộ Đức và Fatima. Maria đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả trong nền văn chương thế giới, kể cả ở các nước phương Đông và Hồi giáo. Chaucer đã viết rất nhiều vần thơ ca ngợi Đức Maria. Ngoài ra trong số các thi sĩ người Anh viết về Đức Maria còn có Richard Crashaw, Francis Thompson… 

Ở Việt Nam, Hàn Mạc Tử có bài thơ Ave Maria ca ngợi Đức Maria là Đấng tinh tuyền thánh vẹn, nhiều phép lạ và đầy ơn phước.

Tượng Mẹ Maria và những hình tượng trong cuộc sống

Mẹ Maria là biểu tượng của tình yêu, của sự vị tha, biểu tượng của vẻ đẹp tinh tuyền và toàn vẹn. Đức Mẹ bảo trợ và cầu nguyện cho những ai biết chạy đến kêu cầu sự thương yêu của Mẹ. Mẹ Maria dễ động lòng thương, chỉ cần chúng ta biết chân thành cầu nguyện và xin dâng tất cả.

Hình tượng Đức Mẹ Sầu Bi: Miêu tả Đức Mẹ Maria ôm xác Chúa Giêsu, và thường thể hiện bằng tác phẩm điêu khắc. Đây là cảnh tượng đặc trưng nhất trong bối cảnh hạ xác Chúa Giêsu xuống khỏi cây thập giá sau khi chịu đóng đinh. Đức Mẹ Sầu Bi (Pieta) cũng là một trong ba cảnh miêu tả nỗi đau đớn của Maria trước cái chết của con mình.

Tranh Đức Mẹ sầu bi tại Rôma

Tranh Đức Mẹ sầu bi tại Rôma

Hình tượng Đức Mẹ Sao biển: Đức Mẹ Sao biển là một tước hiệu cổ xưa dành cho Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Từ Sao Biển xuất phát từ phiên âm tiếng Latinh của tước hiệu Stella Maris. Tước hiệu này được sử dụng để nhấn mạnh vai trò của Đức Mẹ như là một dấu hiệu của niềm hy vọng và là một ngôi sao dẫn đường cho các Kitô hữu, đặc biệt là người ngoại đạo, những người mà Kinh Thánh Cựu Ước gọi ẩn dụ là biển. Dưới tước hiệu này, Maria được cho là người hướng dẫn và bảo vệ của những người đi trên biển. Khía cạnh này của Đức Trinh Nữ đã dẫn đến "Đức Mẹ Sao Biển" được đặt là bổn mạng của các Giáo đoàn đi biển, những người làm nghề biển, và nhiều nhà thờ ven biển được đặt tên là Stella Maris hoặc Mẹ Maria Sao Biển. Hiện nay tước hiệu cổ xưa này được sử dụng rộng rãi để tôn kính Đức Maria trong toàn thế giới Công giáo.

Tượng Đức Mẹ Sao biển

Tượng Đức Mẹ Sao biển

Ý nghĩa tượng Đức Mẹ với con người

Mẹ Maria được ví như bông hoa thơm ngát trước tòa Chúa, nhưng trước đó Mẹ cũng là những con người rất đỗi bình thường như bao người phụ nữ khác. Tuy nhiên, được Thiên Chúa tuyển chọn, và qua tiếng “Xin Vâng” nên Mẹ đã trở nên tuyệt mỹ hơn muôn ngàn phụ nữ. Mẹ đã trở nên đóa hoa thơm ngát trước Ngai Thiên Chúa. Mẹ đã trở nên đóa hoa độc nhất vô nhị của thế giới loài người. Tại sao lại như thế, thưa chỉ vì Mẹ là Mẹ Thiên Chúa và như một sự tất yếu, Mẹ là Mẹ loài người. Nhờ ơn Chúa, Mẹ đã trở nên đóa hoa kiệt tác như: ơn vô nhiễm nguyên tội, ơn đồng trinh trọn đời, Mẹ Thiên Chúa, Hồn xác lên trời và Mẹ như “hoa hường mầu nhiệm vậy”. Mong sao, những việc tôn sùng Đức Mẹ của chúng ta sẽ dẫn đến việc noi gương Mẹ để sống cho đẹp lòng Thiên Chúa như Mẹ đã sống, để sau cuộc đời này, chúng ta được cùng Mẹ ca ngợi Thiên Chúa không ngừng trên Thiên Quốc.

Tượng gỗ Mẹ Maria

Tượng gỗ Mẹ Maria

Tượng Mẹ Maria đều mang ý nghĩa riêng trong chúng ta. Các nghệ nhân điêu khắc gỗ muốn có được tác phẩm tượng Công giáo đẹp đều rất tâm huyết. Mang lại những sản phẩm chất lượng, khắc họa hình tượng hiền từ, phúc hậu của Đức Mẹ rõ nét nhất. Gỗ Đỉnh luôn mang lại cho quý khách hàng nhiều mẫu tượng Đức Mẹ hoàn mỹ và giá thành phải chăng.

Liên hệ 08 6863 2345 - 07 8481 3456 (zalo) để đặt mua tượng.