Giỏ Hàng Items 0
Cách Bày Trí Tượng Gỗ Ông Thọ Thu Hút Nhiều May Mắn, Tài Lộc

Tượng gỗ Ông Thọ từ lâu đã trở thành một trong những vật thờ cúng không thể thiếu trong nền văn hóa Việt Nam. Người ta luôn tin rằng việc thờ cúng tượng gỗ Ông Thọ sẽ đem đến nhiều may mắn, tài lộc, hạnh phúc và sức khỏe. Tuy nhiên, không phải đặt tượng ở đâu cũng có được những ý nghĩa sâu xa đó. Sau đây, Gỗ Đỉnh sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách bày trí tượng gỗ Ông Thọ giúp chiêu tài chiêu lộc!

1. Truyền thuyết về Ông Thọ

Theo truyền thuyết Trung Hoa, Ông Thọ có tên là Đông Phương Sóc, là một thừa tướng đời nhà Hán. Không giống với nhiều vị quan thời bấy giờ, Ông là một người thanh liêm và không có lòng tham lam vô độ khi sống với triết lý làm quan thì phải có lộc. Theo ghi chép để lại thì Ông Thọ là người không bao giờ nhận quà cáp từ dân nghèo, càng không lấy của đút lót của người khác để xử lý một việc gì đó mặc dù ông lại thích lộc của vua ban thưởng. Theo quan điểm của Ông thì lộc vua ban xứng đáng và không làm tổn hại đến bất cứ người dân nào. Sau cùng, ông đã sống thọ đến 125 tuổi, thậm chí khi ông mất đi, con cháu chắt đã mất trước hết cả nên phải đến đời chút thứ 4 làm đám ma cho ông. Đó cũng là lý do mà cái tên Ông Thọ ra đời.

Tượng gỗ Ông Thọ

Tượng Gỗ Ông Thọ

Sau khi ông mất, người đời đã tôn vinh ông bằng cách tạc tượng, coi đó là “thần hộ mệnh” mang đến nhiều tài lộc, sức khỏe và may mắn. Từ đó đến nay, tục thờ cúng tượng Ông Thọ không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà lan rộng ra các nước châu Á khác. Qua từng thời kỳ, tượng sẽ có chút thay đổi nhưng vẫn giữ được hình tượng của ông như từ trước. Như ở thời nhà Hán, ông xuất hiện với hình ảnh cụ già râu tóc bạc trắng, vầng trán cao, tay cầm chiếc gậy. Thời Đông Hán, hình dáng của ông là của một lão nhân cầm gậy dài. Thời Nam Tống, Ông đứng bên cây trượng có hình dáng kỳ lạ, dài quá đầu. Đến thời nhà Minh, ông xuất hiện với hình dáng thân mình ngắn và đầu dài. Từ thời Ngụy Tấn đến nay, Ông Thọ thường được khắc họa đi kèm hình ảnh cây trượng gỗ đào - loại gỗ giúp diên niên ích thọ, trừ bách bệnh.  Nhìn chung, tượng Ông Thọ có nhiều hình dáng khác nhau, gia chủ có thể lựa chọn mẫu phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính.

2. Ý nghĩa của tượng gỗ Ông Thọ

Hình ảnh Ông Thọ được xem là biểu tượng cho sức khỏe, cho cuộc sống sung túc và nhiều con cháu. Vì thế, từ xưa, người dân châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng đã lựa chọn sở hữu và trưng bày mẫu tượng này để cầu mong những điều tốt đẹp. Hình ảnh ông già râu tóc bạc phơ, tay cầm quả đào, bên cạnh thường có thêm có con hạc biểu tượng cho ý nghĩa sống thọ. Hiện nay, bức tượng này cũng khá phổ biến khi được sử dụng làm quà tặng trong dịp mừng lão cho các cụ, ông bà với mong muốn trường sinh bất tử, sức khỏe dồi dào, vượt qua bệnh tật. Không chỉ mang đến sức khỏe tốt, tượng gỗ Ông Thọ còn giúp thu hút vượng khí.

Tượng gỗ Ông Thọ

Tượng gỗ Ông Thọ mang lại nhiều giá trị phong thủy tốt đẹp

3. Cách bài trí tượng gỗ Ông Thọ đúng để thu hút may mắn, bình an

Như đã đề cập ở trên, việc bài trí tượng gỗ Ông Thọ không chỉ có tác dụng mong cầu mong sức khỏe, may mắn và bình an mà còn thu hút tài lộc, vượng khí hiệu quả. Tuy nhiên, không phải đặt tượng ở đâu cũng có được những ý nghĩa đó. Gia chủ cần phải bài trí tượng gỗ Ông Thọ ở đúng nơi, đúng chỗ mới có thể giúp cho tượng phát huy được hết ý nghĩa phong thủy. Cụ thể:

  • Nên đặt tượng gỗ Ông Thọ ở vị trí trên cao, có tầm nhìn rộng rãi, đó còn phải là nơi thoáng đãng, sạch sẽ. Bạn có thể tham khảo các không gian trung tâm của ngôi nhà như không gian phòng khách, phòng làm việc. Bên cạnh đó, hướng tốt nhất để đặt tượng gỗ Ông Thọ là đối diện lối ra vào của cửa chính, làm sao để mặt ông không quay ra ngoài cửa. Đồng thời, đặt tượng Ông Thọ tựa vào tường hoặc những vách cố định nhằm tăng độ vững chãi và chắc chắn 

  • Không nên đặt tượng gỗ Ông Thọ ở những vị trí ẩm thấp, thiếu trang nghiêm như không gian phòng tắm, phòng ngủ, trước căn bếp hay trong nhà vệ sinh. 

  • Do Ông Thọ không phải là một vị thần trong Phật giáo, nên chúng ta sẽ không thờ cúng Ông như Đức Phật. Thay vào đó, hãy coi đây như một vật phẩm phong thủy, đồng thời thỉnh tượng trước khi thờ cúng và thực hiện đầy đủ các thủ tục khai quang trước khi trưng bày nhằm đảm bảo được những ý nghĩa phong thủy của tượng gỗ Ông Thọ.

    Tượng gỗ Ông Thọ

Cách bài trí tượng gỗ Ông Thọ đúng để thu hút may mắn, bình an

4. Cấm kị khi đặt tượng gỗ Ông Thọ

Bên cạnh những quy tắc cơ bản khi sở hữu và bày trí tượng gỗ Ông Thọ, gia chủ cũng cần phải nắm được những điều cấm kỵ nếu không muốn rước về những đen đủi, vận xui. Dưới đây là những điều bạn cần tránh khi đặt tượng gỗ Ông Thọ trong nhà:

  • Không nên đặt tượng đối diện cửa chính vì điều này tượng trưng cho việc tiễn chân các vị ra khỏi nhà

  • Tuyệt đối không nên đưa lên bàn thờ tổ tiên để cúng bái, không đốt nhang, vàng mã hay các hành động mang tính chất thờ cúng khác

  • Không đặt tượng trong những không gian riêng tư vì phạm tội bất kính với Ngài

  • Tượng gỗ Ông Thọ thường đi cùng tượng Ông Phúc và Ông Lộc. Lưu ý không đặt tượng ba ông cao hơn đầu

Hiện nay, tượng gỗ Ông Thọ thường được khắc họa với nhiều hình dáng, mẫu mã khác nhau và được nhiều người tìm mua. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều hiểu biết về sản phẩm, đồng thời tìm cho mình được mẫu tượng gỗ Ông Thọ đẹp, chất lượng và phù hợp với gia đình mình.

Mua sản phẩm Tượng Gỗ Ông Thọ tại Gỗ Đỉnh: Tượng Gỗ Ông Thọ

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm Tượng Gỗ, Lục Bình Gỗ, Tranh Gỗ, Nội Thất Gỗ, Đá Phong Thủy

Website: https://godinh.com/

Hotline: 08 6863 2345 - 07 8481 3456 (Zalo) 

Email: godinh321@gmail.com

Vận chuyển tận nơi trên toàn quốc