Giỏ Hàng Items 0
Ván Dăm Là Gỗ Gì ?

Trong thị trường gỗ công nghiệp nhân tạo hiện nay chắc chắn cái tên Ván Dăm đã quá quen thuộc với người dùng chúng ta. Những sản phẩm được tạo từ gỗ này được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống nhờ giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng phù hợp với nội thất của từng ngôi nhà. Vậy loại gỗ này được tạo ra từ đâu? Có giá trị quan trọng như thế nào? Cùng Gỗ Đỉnh tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ván Dăm

Ván Dăm

Khái niệm Ván Dăm

Ván Dăm hay còn gọi là gỗ Okal, Particle Board, ChipBoard. Đây là 1 loại Ván gỗ công nghiệp nhân tạo. Nguyên liệu chính tạo ra Ván Dăm chính là từ các phế phẩm như: Dăm gỗ, mẩu gỗ nhỏ, vụn, mùn cưa hay là các loại bã, vỏ thực vật của rơm rạ, bã mía… Nhà sản xuất sẽ trộn các nguyên liệu này lại với nhau bằng keo dính và ép áp suất trong nhiệt độ cao để tạo nên ván gỗ dày, mỏng

Lịch sử hình thành của Ván Dăm

Qua tìm hiểu có thể thấy rằng, nguồn gốc xuất xứ của Ván Dăm còn khá non trẻ. Nước đầu tiên phát hiện ra gỗ này là Đức - Vào năm 1932 trong một nhà máy sản xuất tại Bremen thì ông Himmelheber đã phát minh ra Ván Dăm. Tuy nhiên, mãi đến năm 1945, ngành công nghiệp ván gỗ Dăm mới bắt đầu phát triển và ứng dụng vào trong cuộc sống hàng ngày và tạo ra các sản phẩm nội thất, trang trí.

Ở Việt Nam, Ván Dăm rất được ưa chuộng nhờ giá thành rẻ, nhiều mẫu mã đa dạng cũng như đem lại giá trị kinh thế cao khi các nhà sản xuất có thể tận dụng phế phẩm đồ gỗ của mình để tạo thành gỗ Ván Dăm - Đây cũng là cách bảo vệ môi trường giúp giảm thiểu lượng rác thải từ những mẩu vụn gỗ, bã thực vật bỏ đi.

Đặc điểm cấu tạo chính của Ván Dăm

Không giống với các gỗ nguyên khối tự nhiên, Ván Dăm thường có thành phần cấu tạo gồm: 80% là vụn gỗ, khoảng 10% là keo kết dính Urea Formaldehyde, khoảng 10% còn lại là nước. Tỷ lệ cấu tạo có thể khác nhau còn tùy thuộc vào các thành phần khác như: Parafin, chất làm cứng gỗ,... 

Các thành phần này sẽ làm tăng lên độ bền cũng như chất lượng cho ván khỏi bị ẩm mốc, mối mọt, cong vênh hay mủn khi tiếp xúc với nước lâu ngày. Ngoài ra, người ta cho chất Melamine hay thạch cao nhằm tạo sự kết dính cũng như khả năng chống cháy.

Bề mặt Ván Dăm

Bề mặt Ván Dăm

Phân loại Ván Dăm

Ván Dăm sẽ có 2 loại khác nhau gồm: Cốt Ván Dăm thường và cốt Ván Dăm chống ẩm:

Cốt Ván Dăm thường: Đây là loại gỗ được sản xuất theo tiêu chuẩn công nghệ thường, các xưởng sản xuất sẽ chỉ sử dụng các vụn gỗ và keo kết dính chuyên dụng, rồi ép lại với nhau. Nhược điểm của Cốt gỗ thường là không có độ bền cao, dễ bay màu, bề mặt không được sáng như cốt gỗ chống ẩm. Đặc biệt nếu tiếp xúc với nước lâu ngày rất dễ bị bị mẻ, mối mọt cũng như khả năng chịu lực kém.

Cốt Ván Dăm chống ẩm: Đây cũng là loại gỗ nhân tạo được ép từ các vụn gỗ, chất xơ. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người ta sẽ cho thêm các chất như: Chất chống ẩm melamine, xi măng hay thạch cao để tăng tính kết dính cũng như tính chịu lực cũng như khả năng chống cháy và hạn chế được tình trạng sứt mẻ.

Ưu điểm và nhược điểm của Ván Dăm

Ưu điểm của Ván Dăm

  • Với ưu điểm giá thành rẻ, nhiều mẫu mã sản phẩm nên từ lâu Ván Dăm đã được rất nhiều gia đình lựa chọn để trang trí nội thất cho tổ ấm của mình. Ngoài ra nó còn có một số ưu điểm như sau:

  • Gỗ được ép chặt với công nghệ hiện đại sẽ có độ cứng và độ bền cao nhờ keo dính chuyên dụng và một số chất phụ gia khác.

  • Ván Dăm có đặc tính nhẹ khoảng 650 - 750kg/m3, dễ di chuyển nên rất dễ thi công ở mọi công trường. Vậy nên, đây chính là sự lựa chọn tối ưu trong các căn nhà chung cư.

  • Bề mặt phẳng gỗ khá rộng kích thường thường từ 1220mm x 2440mm và 1830mm x 2440mm. Vậy nên so với các loại gỗ tự nhiên nên có thể tạo thành nhiều sản phẩm khác nhau.

  • Nếu bạn lựa chọn loại cốt Ván Dăm chống ẩm sẽ hạn chế mối mọt, cong vênh trong quá trình di chuyển và sử dụng.

  • Do là gỗ công nghiệp nên bề mặt nhẵn và phẳng cũng hơn hẳn các loại gỗ tự nhiên vậy nên quá trình vệ sinh, lau chùi cũng được nhanh hơn.

  • Sử dụng Ván Dăm cũng là cách bảo vệ nguồn tài nguyên thực vật quý giá ở nước ta và hạn chế được tình trạng chặt phá rừng bừa bãi.

Nhược điểm của Ván Dăm

  • Bên cạnh giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ thì Ván Dăm vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Nếu trong quá trình sản xuất người thợ không cân được tỷ lệ của gỗ vụn, nước, keo dính và chất melamine hay thạch cao sẽ dẫn đến gỗ cứng quá, mềm quá khiến các sản phẩm cũng ảnh hưởng theo.

  • Do kết cấu bởi các phế phẩm vụn gỗ nên so với các loại gỗ tự nhiên nên khả năng chịu lực và chịu sức nặng vẫn kém hơn.

  • Trong quá trình sử dụng và di chuyển nếu bị va đập mạnh thì phần góc cạnh hay bị sứt mẻ.

  • Tuổi thọ của các sản phẩm làm bằng Ván Dăm thường không được đánh giá cao nhất là ở các môi trường ẩm mốc.

Ứng dụng của Ván Dăm trong đời sống

Nhờ có ưu điểm giá thành rẻ và chất lượng khá tốt, tận dụng được các phế phẩm gỗ vụn bảo vệ môi trường, nên loại gỗ này được sử dụng nhiều trong nội thất phù hợp với mọi gia đình ở Việt Nam. Các sản phẩm làm từ Ván Dăm như: Bàn ăn, bàn làm việc, giường, tủ, kệ sách,... Với những màu sắc đa dạng sẽ giúp cho không gian ngôi nhà trở nên sang trọng, phong cách hiện đại nhưng vẫn ấm cúng giúp bạn có được cảm giác thoải mái trong chính tổ ấm của mình.

Xem thêm: Gỗ dán (Plywood) Là Gỗ Gì ?

Các sản phẩm làm từ gỗ Dăm ngày càng phổ biến trong không gian gia đình Việt

Nội Thất Ván Dăm

Nội Thất Ván Dăm

Nội Thất Ván Dăm

Nội Thất Ván Dăm

Lưu ý khi sử dụng những sản phẩm làm từ Ván Dăm:

  • Trong quá trình sử dụng nên đặt ở nơi thông thoáng, khô ráo tránh cạnh các khu vực ẩm mốc có khả năng tiếp xúc với nước cao.

  • Hạn chế đặt quá nhiều vật nặng lên bề mặt sản phẩm  bởi nó sẽ khiến cho bề mặt  gỗ có nguy cơ cao bị nứt gãy.

  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để vệ sinh bề mặt Ván Dăm bởi nó sẽ ăn mòn khiến gỗ mất đi vẻ đẹp cũng như độ bền của sản phẩm.

Hiện nay, không khó để bắt gặp những sản phẩm được làm từ Ván Dăm xuất hiện trong mỗi gia đình bởi tính tiện lợi và giá thành của nó được đánh giá khá cao. Đồng thời, việc sử dụng loại gỗ này cũng là cách bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn. 

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (zalo)

Website: https://godinh.com/

Email: godinh321@gmail.com