Giỏ Hàng Items 0
Sự Khác Biệt Giữa Các Loại Gỗ Lũa, Nu, Chun, Sụn

Đồ nội thất gỗ tự nhiên với vẻ sang trọng, quý phái ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này khiến các xưởng mộc thường thay thế các loại gỗ tự nhiên để đánh lừa người tiêu dùng, đặc biệt là gỗ Lũa, Nu, Chun, Sụn. Bài viết này Gỗ Đỉnh sẽ cung cấp thông tin về sự khác nhau giữa các loại gỗ đó.

Sự khác biệt giữa các loại gỗ Lũa, Nu, Chun, Sụn

Gỗ - nguồn tài nguyên quý giá sản xuất đồ nội thất khá phong phú, đa dạng nên thường khó phân biệt. Dưới đây là là một số sự khác biệt giữa các loại gỗ: 

1. Đặc điểm nhận dạng

a) Gỗ Lũa

Gỗ Lũa có độ cứng khá chắc chắn, không bị mục rỗng và mối mọt xâm nhập phá hoại. Vì được tạo ra từ các gốc cây cổ thụ nên gỗ có hình dạng khá độc đáo, đa dạng, không mẫu nào giống mẫu này. Màu sắc của gỗ Lũa phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường sinh trưởng của cây: gỗ Lũa trong lòng đất sẽ có màu tự nhiên gỗ, gỗ Lũa trong bùn sẽ có màu mun. Và ngày nay gỗ Lũa được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống trong việc tạo ra các sản phẩm tượng gỗ: Tượng Đạt Ma Sư Tổ, Di Lặc, tượng Thần Tài,....

Tượng Phật Di Lặc Gỗ Lũa

Tượng Phật Di Lặc Gỗ Lũa

b) Gỗ Nu

Gỗ Nu có độ cứng tốt và vân gỗ xoăn đẹp tự nhiên, màu sắc đa dạng như màu vàng chanh màu hổ phách,...và có mùi thơm khá mạnh tạo cho người dùng cảm giác thư thái.

c) Gỗ Chun

Gỗ Chun là dòng gỗ thuộc nhóm I trong bảng phân chia các nhóm gỗ. Cây có nhựa màu vàng khá trong suốt cùng các lát gỗ màu sắc đẹp, có đặc tính vật lý khá bền chắc, hương thơm đặc trưng. Gỗ có trọng lượng trung bình, màu nâu đỏ, chuyển vàng sau khi được đánh Vecxy.

Gỗ Chun với lát gỗ có màu sắc đẹp

Gỗ Chun với lát gỗ có màu sắc đẹp

d) Gỗ Sụn

Gỗ Sụn có màu sắc khá đa dạng tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của cây. Vân gỗ đẹp, lạ mắt, tạo ấn tượng và thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên. Vì được tạo nên từ các cây gỗ lâu năm nên khả năng chống lại mối mọt, cong vênh của gỗ vô cùng cao.

2. Nguồn gốc tạo nên các kiểu gỗ

a) Gỗ Lũa

Được tạo nên từ phần gốc của cây cổ thụ đã chết trong tự nhiên nên khá cứng, không bị mối mọt làm hư hỏng. Không phải loại gỗ nào cũng có thể trở thành gỗ Lũa vì khả năng chịu được tác động của thời tiết. Chỉ có những loại gỗ tốt, có khả năng sinh trưởng tốt, chịu được xói mòn mới có khả năng trở thành gỗ Lũa như: gỗ Hương, gỗ Muồng Đen, gỗ Xá Xị, gỗ Lim,...

b) Gỗ Nu

Gỗ Nu được lấy từ những vết dị tật, vết thương trên những cây có tuổi thọ lâu năm do bị gãy, chặt chém, sét đánh hay do mối mọt sâu trong thân gỗ tạo nên. Do bị thương nên nguồn nhựa và chất dinh dưỡng nuôi cây bị gián đoạn, gây cản trở và nhựa sẽ tích tụ tại các vết thương đó. Trải qua thời gian dài, phần mắt gỗ này phình ra giống như các biếu, cái nu nên được gọi là gỗ Nu.

Gốc gỗ Nu trong tự nhiên

  Gốc gỗ Nu trong tự nhiên

c) Gỗ Chun

Gỗ Chun được lấy từ cây gỗ thuộc họ chi Lát họ Xoan và có tên khoa học là Chukrasia Sp. Cây gỗ có nguồn gốc ở các nước Châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam,...sinh trưởng qua một thời gian cây thường có đường kính trên 1m. Với những cây có tuổi thọ trên 30 năm tuổi đời sẽ được lấy làm gỗ Chun và được tẩm sấy kĩ càng để đảm bảo mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất.

d) Gỗ Sụn

Gỗ Sụn được lấy từ phần dị tật của cây nơi tập trung khá nhiều gân và gỗ già cỗi. Các cây gỗ khi bị thương tại các vết thương đó lâu ngày sẽ tạo thành các hình dạng giống sụn, có hoa văn, nếp gỗ, đường vân khá bền bỉ với thời gian. Chỉ những cây gỗ tốt, có khả năng sinh trưởng vượt trội mới có thể cho ra những gỗ sụn giá trị, đẹp, lạ. 

Gỗ Sụn với đường vân, nếp gỗ bền bỉ theo thời gian

Gỗ Sụn với đường vân, nếp gỗ bền bỉ theo thời gian

3. Ứng dụng

a) Gỗ Lũa

Vì có nhiều hình dáng khá độc lạ nên gỗ Lũa được ứng dụng khá nhiều để làm các món đồ trang trí nội thất như: đèn trang trí, tượng phật Di Lặc, Thần Tài, Phúc- Lộc- Thọ,...Đặc biệt, gỗ Lũa còn thường được dùng để chế tác ra các sản phẩm nghệ thuật, mang giá trị cao.

Tượng Đạt Ma Sư Tổ gỗ Lũa Bách Xanh

Tượng Đạt Ma Sư Tổ gỗ Lũa Bách Xanh

b) Gỗ Nu

Được ứng dụng khá nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật phong thủy như làm tượng Phật, tượng Quan Âm, tượng Di Lặc,...cùng nhiều tác phẩm nghệ thuật mang ý nghĩa phong thủy lớn khác

c) Gỗ Chun

Được sử dụng rất nhiều trong các thiết kế, thi công nội thất tạo được nét ấn tượng riêng cho không gian ngôi nhà của bạn như bàn ghế, tủ quần áo, bếp, cửa,...

Ngoài ra, gỗ Chun cũng có thể làm các sản phẩm có kích thước lớn như tranh mỹ nghệ, phản. Lá cây gỗ Chun có chứa 15-20% tinh màu nên có thể dùng để nhuộm sợi vải

d) Gỗ Sụn

Gỗ Sụn thường được dùng để tạc tượng, điêu khắc tranh vì có vân gỗ đẹp, sáng gây được ấn tượng với người thưởng tranh. Đặc biệt gỗ có mùi khá thơm nên việc điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật từ loại gỗ này rất được ưa chuộng

XEM THÊM: Các Loại Gỗ Thơm Phổ Biến Tại Việt Nam

4. Giá thành

a) Gỗ Lũa

Gỗ Lũa trên thị trường hiện nay có khá nhiều nhưng tùy vào loại gỗ càng quý hiếm thì giá thành khá cao.

b) Gỗ Nu

Được mệnh danh là dòng gỗ vàng ròng nên giá thành của gỗ Nu có thể lên đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra cũng có những sản phẩm nội thất gỗ Nu từ vài triệu đến vài chục triệu như: đồ trang trí tượng gỗ, bàn ghế, bình hoa, thớt,...

Bình Hoa Mai Gỗ Nu Hương

Bình Hoa Mai Gỗ Nu Hương

c) Gỗ Chun

Hiện nay, gỗ Chun có giá thành rơi vào khoảng từ 13-17 triệu đồng/m3. Tuy nhiên vào cuối năm giá gỗ có thể tăng lên một chút vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng gỗ, xuất xứ,....

d) Gỗ Sụn

Giá thành gỗ Sùn dao động từ 20-22 triệu đồng/m3. 

Xem thêm: Gỗ Hương là gỗ gì?

Trên đây là sự khác biệt giữa các loại gỗ Lũa, Nu, Chun, Sụn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Gỗ Đỉnh để được tư vấn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức về gỗ, các loại tượng hoặc bàn ghế tại trang Gỗ Đỉnh nhé!

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn.

Website: https://godinh.com/

Điện thoại: 08 6863 2345 - 07 8481 3456 (Zalo)

Email: godinh321@gmail.com