Với những ưu điểm về độ bền, vân gỗ đẹp, thớ gỗ mịn,... Vậy nên, gỗ Cẩm Lai luôn là lựa chọn ưu tiên số 1 đối với các gia củ có điều kiện kinh tế. Đặc biệt, những sản phẩm làm từ loại gỗ này như: Tượng Quan Công, Di Lặc, khay trà, ghế gỗ,... rất phù hợp với mọi không gian từ hiện đại đến cổ điển tạo ra nét đẹp “độc đáo” khiến người nhìn bị cuốn hút từ đường nét đến vân gỗ. Trong bài viết hôm nay, Gỗ Đỉnh sẽ giới thiệu đến bạn những đặc tính mang lại cho gỗ Cẩm Lai. Cùng tìm hiểu nhé!
Gỗ Cẩm Lai là gì?
Cẩm Lai là một loại gỗ tự nhiên được xếp vào mục quý hiếm cần được phát triển và bảo tồn ở nước ta. Cẩm Lai được biết đến với giá trị kinh tế cao nhờ những vẻ đẹp được thiên nhiên ban tặng như: Vân gỗ không theo một quy luật nào, độ bền có thể lên đến hàng 100 năm, gỗ hạn chế được tình trạng tối đa mối mọt,...
Gỗ Cẩm Lai biết đến với giá trị kinh tế cao
Phân loại gỗ Cẩm Lai
Một số loại gỗ Cẩm Lai phổ biến trên thị trường hiện nay:
Gỗ Cẩm Lai đỏ
Đặc điểm của Cẩm Lai đỏ đó chính là phần thân gỗ có màu đỏ, thớ gỗ mịn và có lẽ nổi bật nhất vẫn là vân gỗ, mùi hương dễ chịu. Gỗ có giá trị về mặt kinh tế cao nên bị khai thác bừa bãi mấy quy hoạch dẫn đến tình trạng cạn kiệt. Các sản phẩm được làm từ loại gỗ này như: Sập Gỗ, tượng thờ, giường ngủ,...
Tượng Nhất Mã Phi Thiên Gỗ Cẩm Lai
Gỗ Cẩm Lai đen
Khác biệt hoàn toàn so với Cẩm Lai đỏ, gỗ Cẩm Lai đen thì có vân gỗ và thịt gỗ chung một màu đen giống với gỗ Mun. Thông thường khi chế tác loại gỗ này các nghệ nhân sẽ bỏ qua lớp sơn bóng mịn mà giữ nguyên gốc phần thô của gỗ. Đặc biệt, nhờ vào lớp tinh dầu chứa trong gỗ mà người dùng có thể hoàn toàn yên tâm không sợ bị mối mọt xâm lấn cũng như có tác dụng trong việc xua đuổi côn trùng.
Với lượng tinh dầu lớn trong gỗ Cẩm Lai đen nhiều xưởng sản xuất còn chiết xuất lấy tinh dầu để có thể chế thành lớp sơn bóng phủ lên bề mặt của các loại gỗ khác nhằm tạo độ bền cho sản phẩm.
Tượng Nhất Long Gỗ Cẩm Lai
Gỗ Cẩm Lai tím
Điểm đặc biệt hơn của Cẩm Lai tím so với hai loại Cẩm Lai đỏ và đen chính là lớp gỗ ở loại gỗ này có khả năng có thể đổi màu từ bóng tối ra ánh sáng và chuyển từ màu xanh sang màu tím cũng như ngược lại. Thời gian sử dụng càng lâu những sản phẩm làm từ Cẩm Lai tím càng có màu sắc đẹp, độ bóng hơn.
Gỗ Cẩm Lai tím cũng được biết đến là loại gỗ cứng nên thường được sử dụng trong việc tạo ra các món đồ nội thất sang trọng trong ngôi nhà cổ kính hay khu vực phòng thờ linh thiêng,...
Ghế Lười Gỗ Cẩm Lai
Những đặc tính mang giá trị cho gỗ Cẩm Lai
Hiện nay, ở nước ta có 2 loại gỗ Cẩm Lai được sử dụng nhiều nhất là: Cẩm Lai đỏ và Cẩm Lai đen. Do được xếp vào dạng quý hiếm, độ bền cao, màu sắc đẹp nên đa phần giá thành sản phẩm được làm từ loại gỗ khá cao.
Ngoài ra phải kể đến một số đặc tính mang lại giá trị cho gỗ Cẩm Lai như:
Gỗ Cẩm Lai có độ cứng chắc cao, chống chịu được va đập: Điều này chúng ta không thể phủ nhận bởi những sản phẩm làm từ gỗ Cẩm Lai đều có độ bền lên đến hàng 100 năm. Thậm chí bây giờ chúng ta có thể bắt gặp những món đồ cổ hay bức tượng làm từ loại gỗ này được đặt tại những ngôi nhà cổ hay gia chủ có điều kiện kinh tế có niên đại hàng thế kỷ.
Thớ gỗ mịn, mật độ gỗ khít và bóng, rất ít bị mối mọt hay cong vênh, lại có tác dụng xua đuổi côn trùng: Trong gỗ Cẩm Lai có lượng tinh dầu lớn nó giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng của môi trường đến gỗ kèm theo đó là mùi hương cực kỳ dễ chịu. Đặc biệt trong Cẩm Lai có sẵn lương tinh dầu gỗ thơm nhẹ nên rất thuận tiện khi gia công đánh giấy ráp cho sản phẩm thêm bóng mượt thậm chí không cần phải phủ lớp sơn bóng lên bề mặt sản phẩm
Gỗ Cẩm Lai có thể được chế tác ra nhiều sản phẩm đồ gỗ với mẫu mã đa dạng như: Tượng Phật, Phật Di Lặc hay giường, tủ,...
Một đặc điểm nữa phải kể đến giá trị của gỗ Cẩm Lai đó là khi trưng bày đồ nội thất từ loại gỗ này sẽ giúp cho ngôi nhà của gia chủ tăng thêm vượng khí tốt, xua đuổi tà ma và những điều xấu. Đặc biệt nếu sử dụng loại gỗ này làm bàn thờ sẽ giúp ích cho gia chủ được bình an,...