Điểm đặc biệt của cây Tràm đó chính là giá trị kinh tế rất cao và khả năng thu hồi vốn nhanh, dễ trồng và dễ thích nghi với nhiều loại đất trồng khác nhau. Do đó được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, chế tác..v.v.
Đặc điểm sinh học của cây gỗ Tràm
Cây gỗ Tràm không quá to cao như các loại gỗ tự nhiên khác, chúng có kích thước trung bình rơi vào khoảng 10m đến 15m, nhưng có những cây đột biến thậm chí lên đến 25m, đường kính thân cây trung bình lên đến khoảng 60 cm. Tại Việt Nam thì cây Tràm có 2 loại là chính là Tràm cây bụi và cây Tràm thân gỗ.
Những cây Tràm bụi chỉ cao khoảng 1m hoặc 2m và mọc tự do khắp nơi kể cả những nơi có đất khô cằn. Nhìn bên ngoài chúng ta sẽ thấy cây Tràm không mọc thẳng, vỏ cây mỏng và sần có màu sắc trắng pha lẫn xám, tán lá mọc so le và có hoa màu trắng ngà.
Gỗ Tràm - tuyệt tác của thiên nhiên
Cây gỗ Tràm thường phân bố ở đâu?
Cây gỗ Tràm thường sẽ sinh trưởng và phát triển ở các vùng đất Đông Nam Á như Thailand, Indo, Myanmar và cả Australia. Riêng tại Việt Nam thì gỗ Tràm sống tập trung từ các vùng thuộc Bắc Trung Bộ đến các vùng Nam Trung Bộ - Tây Nguyên và trải dài xuống Nam Bộ, phát triển nhất là ở những vùng thuộc Bắc Bộ.
Ứng dụng của loại gỗ Tràm
Cây gỗ Tràm thuộc nhóm IV và không phải là một loại gỗ hiếm, tuy nhiên tính ứng dụng và phổ biến của nó là một điều không thể chối từ. Trong cuộc sống ta mỗi ngày đều có thể dễ dàng bắt gặp những loại vật dụng làm bằng gỗ Tràm hay phổ biến hơn là giấy. Hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá những ứng dụng tuyệt vời của loại gỗ Tràm này lên cuộc sống hiện tại của chúng ta nhé!