Gỗ Phong hay còn gọi là Gỗ Thích, là một loại mà rất được ưa chuộng bởi những người đam mê đồ gỗ vì màu sáng, độ bền cao lại có khả năng hạn chế bụi bám lên bề mặt nội thất như: tủ gỗ, bàn ghế gốc cây, vật dụng làm bếp,.... Người ta chuộng nhất là sử dụng giống gỗ Phong trồng ở Bắc Mỹ và Canada, tại đây người ta thường gọi chúng là Cây Phong Cứng, Cây Phong Đường hoặc Cây Phong Đá,... Dưới đây là những thông tin chi tiết hơn về Gỗ thông và lý do vì sao nó lại trở nên thông dụng như vậy.
Cây gỗ Phong
Cây gỗ Phong ngoài tự nhiên
Tên gọi: gỗ Phong hay còn gọi là Gỗ Thích
Tên khoa học: Acer saccharum
Thuộc họ: Phong
Chi: Phong
Phân loại: Sapindaceae
Cây gỗ Phong có những đặc điểm nhận dạng gì?
Có thể nhận dạng Cây gỗ Phong qua 3 cách đơn giản sau đây:
Nhìn qua lá của cây:
Lá Cây gỗ Phong thường sẽ có màu xanh đậm mặt trên, xanh nhạt mặt dưới. Khi đến thu, những tán lá này sẽ chuyển sang màu đỏ cam hoặc vàng rực rỡ dưới ánh nắng.
Nhìn qua vỏ cây:
Vỏ của Cây gỗ Phong non sẽ có màu nâu nhạt, đến khi cây trở nên già hơn thì chuyển sang nâu đậm. Mọi người thường có sự nhầm lẫn giữa cây gỗ Phong đường với cây gỗ Phong Na Uy, tuy nhiên hai loại cây này khác nhau ở chỗ cây Phong đường sẽ có các rãnh nứt sâu, nằm san sát nhau, còn cây Phong Na Uy sẽ có các rãnh cạn hơn và cũng không bị bong vểnh ra như Phong Đường.
Nhìn qua quả của cây:
Quả của cây gỗ Phong Đường có hình như chiếc móng Ngựa, có hai lá nằm đối lập với nhau như hình chiếc cánh. Sẽ có hai quả rõ ràng có hình dáng như hạt đậu.
Hình ảnh chân thật cây gỗ Phong
Những đặc điểm sinh thái của cây gỗ Phong
Cây gỗ Phong thông thường có thể cao lên đến hơn 36m tương đương 120 Feet. Một số cây lâu đời đã vượt qua 500 năm tuổi với chu vi vòng thân là 6m. Cây sinh trưởng chủ yếu ở những vùng có khí hậu lạnh.
Lá cây gỗ Phong trong tự nhiên
Cây gỗ Phong xuất hiện chủ yếu ở đâu?
Cây Phong Đường chỉ có ở khu vực phía Bắc Hoa Kỳ và trên lãnh thổ Canada. Chúng xuất hiện dày đặc ở các bang phía Tây như Minnesota, trải dài xuống Missouri rồi ít dần ở Tennessee trước khi quay qua hướng bờ biển phía đông. Nhưng sự tập trung nhiều nhất của Cây gỗ Phong vẫn là ở khu vực Ngũ Đại Hồ (The Great Lakes) và một nơi khác cũng có kha khá cây là Vermont.
Màu sắc và vân của gỗ Phong.
Gỗ Phong tự nhiên có màu sáng, trắng vàng cùng với một số vân khoáng, tô điểm lên đó một vài vệt màu nâu đỏ tâm gỗ. Sử dụng nội thất màu gỗ tự nhiên cũng được, mà sơn màu lên cho chúng cũng không sao, quan trọng là độ bền của gỗ vẫn sẽ luôn được giữ nguyên bất kể chúng có màu sắc nào đi nữa.
Thân cây gỗ Phong sau khi bị đốn hạ
Vân của gỗ thông thường sẽ đi theo đường thẳng rất đồng đều nhau. Tuy nhiên một số biến thể đặc biệt khác như hình vân hổ, vân lửa, vân chim, vân sóng lượn, vân sóng gợn,... là do cây đã phải trải qua sự tổn thương do môi trường ngoài gây ra hoặc quá trình phát triển không bình thường. Các vân gỗ lạ này sẽ được dành riêng để sản xuất các đồ thủ công đặc biệt và đắt tiền vì giá trị về mặt hình ảnh của chúng cao.
Người ta ưu ái sử dụng nội thất bằng gỗ vì độ bền cao hơn các loại vật liệu khác, nhưng khuyết điểm của chúng là sẽ bị xuống màu theo thời gian do tiếp xúc với không khí và tia UV lâu ngày, ngay cả gỗ Phong cũng sẽ không ngoại lệ. Màu sắc của gỗ sẽ trầm xuống hơn rất nhiều so với lúc mới được sản xuất thế nên gia chủ nên cân nhắc mua toàn bộ đồ mà mình cần một lần, tránh thời gian sau chúng bị sẫm màu sẽ có sự khác biệt không đẹp.
Công dụng của gỗ Phong.
Gỗ Phong có độ bền cao lẫn khả năng chịu lực rất tốt, thế nên trong nhà chúng thường được sử dụng để làm sàn nhà, bàn ghế gốc cây, tủ, bàn, nội thất nhà bếp hoặc những bệ đỡ dùng lót các đồ gia dụng nặng. Ở các khu vui chơi, người ta dùng chúng để thiết kế sàn sân chơi, sàn Bowling, chốt Bowling,... Với màu sắc sáng, dễ phối với nhiều phong cách thiết kế, thế nên nội thất gỗ Phong đặt ở đâu trong nhà cũng khiến nó trở nên nổi bật. Một điều ít ai biết chính là trước khi gậy bóng chày được sản xuất bởi Gỗ Ash (Gỗ tần Bì), thì gỗ Phong đã từng được ưu ái để tạo ra những cây vợt chắc khỏe này.
Trạng thái gỗ Phong trên toàn cầu.
Gỗ Phong là một lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình có lối sống thân thiện với môi trường. Sự phát triển liên tục và dồi dào của chúng, cùng với việc đốn hạ để sản xuất một cách thông minh và bền vững của những người thợ mộc theo chỉ định của chính quyền địa phương, đảm bảo rằng rừng Phong vẫn sẽ luôn tồn tại để cho thế hệ mai sau.
Cách chăm sóc đồ dùng bằng gỗ Phong ngoài và trong nhà.
Trên lý thuyết, những đồ được chế tạo từ gỗ Phong hoàn toàn có thể sử dụng ngoài trời nếu được bảo quản định kỳ mỗi năm. Tuy nhiên, thực tế lại không hẳn như vậy khi những nỗ lực giảm thiểu sự tác động của thời tiết lên gỗ và sự xuống màu nhanh chóng sẽ chỉ làm bạn mất nhiều chi phí vì chúng hoàn toàn vô dụng trước các yếu tố gây hại bên ngoài.
Bàn Ăn Bằng Gỗ Phong
Việc chăm sóc nội thất gỗ thông phụ thuộc hoàn toàn vào loại dầu lau gỗ trước khi đóng gói hàng của thợ mộc. Khác với những loại gỗ khác hấp thụ dầu nhanh chóng, những thớ vân quá khít của gỗ Phong khiến dầu khó thẩm thấu sâu vào gỗ và khiến cho bề mặt của chúng ngả vàng. Thế nên thông thường, người ta sẽ sử dụng sơn mài hoặc Vecni để hoàn thiện công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất đồ Gỗ Phong vì chúng không cần phải chăm sóc hoặc bảo quản liên tục.
Giá trị của gỗ Phong
Nội thất bằng gỗ Phong chất lượng tốt thường rất khó để phân biệt cùng với những loại gỗ khác. Nhiều nhà sản xuất chọn gỗ Phong làm chất liệu vì giá thành quá hợp lý của chúng, rồi sau đó sơn lơn để chúng trông như những loại gỗ Gụ, gỗ Anh Đào đắt tiền, nhưng đáng tiếc là chỉ có những chuyên gia thực sự am hiểu về gỗ hoặc những người đã sử dụng qua nhiều loại gỗ lâu năm thì mới có thể phát hiện được. Vì vậy khi lựa chọn mua sắm, ngoài xác định gỗ Phong thật giả ra, gia chủ còn phải dựa vào tay nghề thủ công, chế độ bảo hành của nhà sản xuất và nguồn gốc của gỗ rồi mới nên quyết định cân nhắc mua hay không. Ngoài ra để an tâm hơn, gia chủ cũng có thể tìm cho mình những cửa hàng nội thất gỗ uy tín và có chế độ bồi thường nếu phát hiện gỗ giả để mua.
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.
Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn.
Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (zalo)