Chúng ta đều biết gỗ Mun là một loại gỗ quý hiếm và có giá trị cao trong các loại gỗ. Gỗ Mun cũng được chia thành nhiều loại khác nhau như gỗ Mun Sừng, Mun Sọc, Mun Hoa,... Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một loại gỗ Mun được ứng dụng phổ biến và thường gặp - gỗ Mun Đuôi Công.
Gỗ Mun Đuôi Công là gì?
Gỗ Mun Đuôi Công còn gọi là gỗ mun Nam Phi có xuất xứ từ Nam Phi, có đường vân khá to và nhiều tom gỗ lộ ra giống như đuôi chim Công. Như các loại trong nhà Mun, Mun Đuôi Công là một loại thực vật có hoa .
Cây Gỗ Mun Đuôi Công
Tên gọi: Mun Đuôi Công hay Mun Nam Phi Tên khoa học: lDiospyros crassiflora.Thuộc họ: ThịCây thuộc nhóm: cây thuộc nhóm I trong bảng phân loại nhóm gỗ quý Việt Nam
Đặc điểm sinh thái gỗ Mun Đuôi Công
Mun Đuôi Công thường mọc cô lập ở độ cao lên tới 1000m trong rừng mưa rụng lá và rừng thường xanh nhưng thường tránh những loại rừng ẩm nhất. Loại gỗ này được Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên phân loại là một trong những loài nguy cấp. Cây phân bố chủ yếu ở vùng khí hậu phi nhiệt đới Tây Phi, từ Nigeria đến Cộng hòa Trung Phi, phía Nam đến Gabon và Cộng hòa Dân chủ Congo. So với các loại gỗ Mun khác như Mun Sừng, Mun Sọc, Mun Hoa,... thì gỗ Mun Đuôi Công có sẵn và được sử dụng trên thị trường nhiều hơn. Gỗ Mun Đuôi Công cũng có nhiều thớ gỗ bản to và sẵn hơn các loại khác nên thường được dùng để đóng bàn ghế, lục bình, tủ kệ, tượng gỗ Phật Di Lặc, tượng Phúc Lộc Thọ, các sản phẩm Đồ Gỗ Mỹ Nghệ,...
Hình ảnh chân thật quả cây gỗ Mun Đuôi Công
Cách nhận biết gỗ Mun Đuôi Công
Mun Đuôi Công có tính chất mềm và nhiều mùn hơn so với các loại gỗ mun khác. Thế nhưng vì vẫn nằm trong nhà gỗ Mun nên Mun Đuôi Công vẫn thừa hưởng các tính chất như có màu đen, rất cứng nhưng chỉ xuất hiện ở những cây cổ thụ. Với những cây ít tuổi thọ chất gỗ mềm và dễ nứt hơn. Vân gỗ Mun Đuôi Công có màu xanh đen xen kẽ vân vàng, có mắt vân và cách đều nhau, sớ gỗ rất to và thô. Tuy gỗ Mun Nam Phi là loại gỗ có chất lượng không thể tốt bằng các loại gỗ Mun khác thế nhưng vẫn là loại gỗ cao cấp, sử dụng để làm đồ mỹ nghệ có giá thành rất cao.
Thớ gỗ Mun Đuôi Công loại gỗ cao cấp
Với tom gỗ to và thô nên trước khi sơn, người thợ sẽ phải tẩy và xử lý nhiều bước để sản phẩm có độ bóng và sắc nét. Vì gỗ có hiệu ứng làm mờ nghiêm trọng, rất khó nhìn nên bước tẩy cũng giúp sản phẩm có độ bóng và sắc nét hơn. GỗMun Đuôi Công rất dễ bị xì mủ đen, nổi mốc do thớ gỗ dày, có nhiều nhựa bên trong. Để giảm khả năng nứt và xì mủ thì việc phơi lâu các sản phẩm mỏng sẽ có ích, giúp thời gian sử dụng kéo dài hơn.
Cách phân biệt gỗ Mun Đuôi Công thật và giả
So với các loại gỗ tự nhiên khác, ưu điểm lớn nhất của gỗ Mun đó là không bị ăn mòn và không bị mối mọt xâm nhập, tuổi thọ kéo dài và cực kỳ bền. Gỗ Mun càng sử dụng lâu năm thì sẽ càng bóng đẹp, không bị cong vênh và khó trầy xước. Sản phẩm làm từ gỗ Mun cũng cực kỳ có giá trị về mặt thẩm mỹ vì màu đen huyền bí, cao cấp và hoa văn độc đáo, đẹp mắt trên gỗ. Do những tính chất vượt trội này cùng với sự quý hiếm khi khai thác mà gỗ Mun có giá trị rất cao trên thị trường, dẫn đến việc hay bị làm giả bằng các loại gỗ kém chất lượng hơn. Gỗ Mun giả thường được làm bằng Muồng, Me Tây hay Hương. Để làm giả gỗ Mun, những loại gỗ này sẽ bị sơn PU hoặc luộc với mực tàu. Để phân biệt thật hay giả, tường có 2 cách sau:
Nhìn bên ngoài: Ngoại trừ mun Đen thì các loại gỗ Mun khi mới được hoàn thiện sẽ có vân gỗ màu trắng đen, xanh đen và có phần nhỏ màu vàng hoặc hơi đỏ. Để lâu và sau một thời gian sử dụng thì các vân này thường sẽ mất đi hoặc rất mờ, đổi màu thành màu đen tuyền và có độ bóng.
Kiểm tra đế: Dùng giấy nhám hoặc dao để chà vào mặt đế của tượng hoặc góc kín nào đó. Gỗ Mun thật sẽ có vân màu xanh đen hoặc xen vàng, hơi đỏ, các vân này uốn lượn tự do không theo một quy luật nào nhìn rất đẹp mắt. Nếu là người không có nhiều kinh nghiệm sử dụng đồ gỗ Mun thì tốt nhất bạn nên đi cùng người sành sỏi về gỗ để cùng kiểm tra.