Trong thiết kế và sản xuất nội thất, hiện nay gỗ tự nhiên là loại gỗ được mọi người vô cùng ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi . Trong đó, không thể không nhắc đến gỗ Lát cùng với sự ưa chuộng của gỗ Lát hiện nay thì rất nhiều người thắc mắc “Gỗ Lát có tốt không? Gỗ Lát thuộc nhóm mấy?” Hãy cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu về gỗ Lát qua bài viết dưới đây.
Cây gỗ Lát
Tên gọi : Thường gọi là cây gỗ Lát
Tên khoa học : Có tên là Chukrasia
Thuộc họ : Cây gỗ Lát thuộc họ Xoan (Meliaceae)
Thuộc bộ : Cây gỗ thuộc bộ Sapindales
Cây gỗ Lát thuộc nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam.
Xuất xứ: Có nguồn gốc từ các nước Châu Á .
Đặc điểm nhận dạng :
Đây là một loại cây thân gỗ thẳng, có đường kính thân gỗ khá lớn và có chiều cao từ 20 – 30m. Đặc biệt là các cây gỗ có tuổi đời càng cao thì sẽ cho thớ gỗ mịn và vân gỗ dày rất đẹp mắt.
Lá cây gỗ Lát
Hoa và quả gỗ Lát
Gốc có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ thân màu nâu nhạt rạn nứt dọc. Cành non có màu đỏ nâu với lớp lông mịn. Lá kép lông chim một lần chẵn mọc cách, lá có kích thước 30–50 cm. Hoa màu trắng kem, có mùi thơm nhẹ, kích thước hoa 1,2 - 1,5 cm. Quả hình cầu hoặc bầu dục màu xám vàng đến nâu, kích thước từ 3,5–4 cm.
Đặc điểm sinh thái , sinh học cây Lát :
Cây ưa sáng sống lâu, giai đoạn non ưa bóng, sinh trưởng nhanh tới 5 tuổi, từ tuổi thứ 6 trở đi sinh trưởng trung bình tới chậm. Phân bổ tự nhiên ở rừng hỗn giao lá rộng thường xanh hoặc rụng lá, cũng thường rải rác ở thảm thực vật thưa thớt. Độ cao phân bổ từ 300 – 1600m núi đất tới núi đá vôi.
Phân bố :
Nó có phân bổ rộng rãi ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam. Cũng được nhân giống trồng ở nhiều nước khác như Cameroon, Costa Rica, Nigeria, Puerto Rico, Nam Phi, và Hoa Kỳ.
Ở Việt Nam nước ta thì cây gỗ Lát được trồng chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc và trải dài từ Lạng Sơn đến Hà Tĩnh.
GỖ LÁT