Trước tình trạng gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm do chính sách bảo tồn quốc gia thì gỗ công nghiệp trở thành nguyên liệu đáng giá cho các sản phẩm nội thất như: kệ Tivi, tủ đồ, bàn ghế, kệ gỗ, .... Trong đó không thể bỏ qua gỗ Laminate. Dù tuổi đời còn ngắn nhưng chúng vẫn rất được lòng người Việt nhờ ưu thế bền - đẹp - rẻ. Cụ thể, gỗ Laminate là gì và chúng có những ưu điểm gì và tính ứng dụng của chúng trong đời sống sinh hoạt như thế nào? . Bạn hãy cùng Gỗ Đỉnh tìm hiểu nhé!
Gỗ Laminate là gì?
Laminate không phải là tên của một loại gỗ mà đây là loại gỗ công nghiệp được phủ Laminate (nhựa tổng hợp cao cấp) lên trên bề mặt. Tên gọi là Formica, tên khoa học là Hige-pressure Laminate (HPL).
Các vật liệu được sản xuất từ loại nguyên liệu này có độ bền cao, khả năng chống chịu nhiệt, cách điện tốt. Tác hại từ hóa chất hay các tác nhân vật lý cũng không dễ dàng làm chúng bị biến dạng, hao mòn. Khả năng chống mối mọt, sự xâm hại của vi khuẩn cao. Đồng thời màu sắc khá đa dạng và bền màu nhờ lớp phủ chắc chắn, đây là sự lựa chọn tốt nhất để tạo ra những sản phẩm nội thất cao cấp, hiện đại, mang đến vẻ sang trọng cho không gian.
Hình ảnh gỗ Laminate bọc bên ngoài lõi gỗ MDF
Lớp nguyên liệu Laminate thường được dùng để phủ lên bề mặt của gỗ Ván Dăm, gỗ Ván Mịn (MDF) và Ván HDF bề mặt phẳng. Còn với những vật phẩm có bề mặt cong, uốn lượn thì Laminate có thêm dòng Post Forming mang đến cảm giác mềm mại, duyên dáng và tự nhiên hơn.
Gỗ Laminate có từ bao giờ?
Gỗ Laminate xuất hiện từ khoảng năm 1992, được phát minh bởi 2 người dân Mỹ là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber. Thời kỳ này gỗ tự nhiên đang ở mức cảnh báo nguy hiểm do vấn nạn khai thác trái phép tràn lan. Nhằm bảo vệ nguồn nguyên liệu quý tự nhiên và bảo vệ môi trường, chất liệu Laminate đã ra đời.
Cho dù xuất hiện muộn màng nhưng Laminate vẫn rất được lòng người dùng trên toàn thế giới nhờ những đặc điểm ưu việt khác biệt với những nguyên liệu công nghiệp khác. Nó đã trở thành sự lựa chọn số 1 cho đồ nội thất tại các nước Đông Âu - Tây Âu và cả Việt Nam.
Gỗ Laminate - đặc điểm ưu việt
Đặc điểm cấu tạo của gỗ Laminate
Gỗ Laminate được cấu tạo gồm 3 lớp, được sản xuất từ công nghệ HPL hiện đại bậc nhất, đảm bảo mang đến những sản phẩm tốt nhất, hoàn hảo nhất.
Lớp Decorate paper (Lớp phim tạo màu kỹ thuật): Đây là lớp thẩm mỹ được trang trí bằng những mẫu hoa văn, màu sắc, vân gỗ. Sau đó, chúng sẽ được nhúng qua lớp keo trong suốt Melamine. Tiếp theo là mang ép dưới nhiệt độ và áp suất cao cùng với lớp Overlay để các họa tiết bám dính chặt với nhau, giữ màu luôn ổn định, không bị phai mờ do thời gian sử dụng lâu dài.
Lớp Overlay (lớp màng phủ bên ngoài): Là lớp phủ ngoài cùng được sản xuất từ Cellulose tinh khiết chịu nhiệt tốt. Tính thẩm mỹ cao nhờ bề mặt sáng bóng, tạo khung cứng cáp, hạn chế trầy xước do va đập, tác động lực, chống cong vênh, biến dạng. Đặc biệt nhờ khả năng chống nước mà giữ màu bền hơn, lâu hơn và dễ vệ sinh, ngăn nấm mốc khi sử dụng trong điều kiện môi trường gió mùa nồm ẩm. Vì vậy, đây là sản phẩm rất phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của nước ta.
Lớp Kraft Papers (lớp giấy nền): Đây là lớp cuối cùng, gồm nhiều lớp giấy xếp chồng lên nhau nén chặt bằng nhiệt độ cao tạo độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp Kraft sử dụng bột giấy và phụ gia làm nguyên liệu chính, được cân chỉnh với tỷ lệ phù hợp tạo độ dày chắc chắn và phù hợp với từng yêu cầu thiết kế. Thông thường, gỗ Laminate có độ dày trung bình từ 0.5 - 1mm, loại uốn cong là 0.5mm, còn với dòng HG (High Gloss) là 0.92mm.
Phân loại gỗ Laminate
Gỗ Laminate có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào mỗi cách quy ước mà chúng có những đặc điểm nhận dạng khác nhau:
Dựa theo hình dạng bề mặt: Có 2 loại: loại bình thường (bề mặt phẳng) và loại có khả năng uốn cong Post Forming. Loại thường có độ dày 0.5mm, 0.7mm và 0.92mm. Loại uốn cong có độ dày 0.5mm.
Dựa vào tính chất bề mặt: Cũng có 2 loại: Loại mặt bóng và loại mặt nhẵn (không bóng gương).
Dựa theo màu sắc: Có 5 loại cơ bản: màu đơn sắc (một màu duy nhất, bề mặt không có thêm họa tiết gì), màu vân gỗ (có họa tiết, màu sắc giả gỗ), màu vân đá (thường sử dụng họa tiết đá Granite, đá Marble trông khá tự nhiên), màu giả da (giống màu da thật) và màu 3D (sử dụng những họa tiết 3D sinh động).
Một số loại gỗ Laminate
Ưu điểm của gỗ Laminate
Nhờ vẻ ngoài bóng bẩy, hào nhoáng cùng kỹ nghệ sản xuất tinh xảo, đẹp mắt, gỗ Laminate đã trở nên thông dụng trong mỗi gia đình Việt. Bên cạnh đó, chúng còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đã được kiểm chứng.
Đa dạng màu sắc, hoa văn mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng, ngay cả những khách hàng khó tính.
Khả năng chịu lực, chịu nhiệt tốt dễ dàng trong quá trình di chuyển.
Độ bền cao, kéo dài tuổi thọ, không cong vênh, sứt mẻ; chống mối mọt.
Dễ dàng vệ sinh bằng nhiều thiết bị khác nhau, dùng khăn ướt cũng không vấn đề nhờ tính năng chống nước. Cũng nhờ điều này mà bề mặt sản phẩm không bị nấm mốc, giữ nguyên vẹn vẻ đẹp thẩm mỹ như thời kỳ đầu.
Nguyên liệu tự nhiên, được kiểm duyệt an toàn, không gây kích ứng hay gây hại đến sức khỏe người dùng trong quá trình sử dụng.
Dòng post forming có thể dễ dàng tạo kiểu, mang đến sự đa dạng, phong phú về mẫu mã, phù hợp với thị hiếu của người dùng.
Nhược điểm của gỗ Laminate
Bên cạnh đó, gỗ Laminate cũng tồn tại một vài hạn chế:
Giá thành sản phẩm cao so với những sản phẩm cùng phân khúc gỗ công nghiệp, do công nghệ sản xuất đòi hỏi yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn.
Kỹ thuật sản xuất hiện đại, phức tạp. Để tạo nên một tấm gỗ Laminate phải trải qua dây chuyền ép nguội phủ bề mặt 3 trục lăn sử dụng keo PUR. Công nghệ này chỉ được sử dụng với các vật liệu có bề mặt mỏng như nhôm, Acrylic, màng PVC,... Với những bề mặt dày hơn thì không còn phù hợp. Vì vậy, người thợ phải tính toán thật kỹ trước khi sản xuất, tránh sai sót.
Ứng dụng của gỗ Laminate
Mặc dù vẫn còn tồn tại khuyết điểm nhưng không thể phủ nhận đây là nguyên liệu tốt nhất nhất, chất lượng không thua kém gì so với gỗ tự nhiên, trong khi giá thành lại tiết kiệm hơn rất nhiều. Do đó, loại gỗ này ngày càng xuất hiện nhiều trong các gia đình Việt. Vừa mang đến không gian sang trọng, ấm cúng, vừa thân thiện với tự nhiên, tạo cảm giác thư thái, sảng khoái mỗi khi đặt chân về nhà.
Sản phẩm đặc sắc gỗ Laminate
Nhờ bàn tay điêu luyện, tài hoa cùng công nghệ sản xuất tiên tiến, gỗ Laminate được biến hóa dưới nhiều hình dạng khác nhau:
Tủ bếp: Mang đến không gian tối giản, gọn gàng và khoa học cho căn bếp của bạn. Ngoài ra, nhờ tính năng chống nước, chống nhiệt nên các chị em phụ nữ hoàn toàn có thể an tâm trong quá trình nấu nướng: Không lo dầu mỡ vương bắn mà vẫn dễ dàng lau dọn.
Ảnh ép: Bạn có thể lựa chọn những khung ảnh được ép từ gỗ Laminate. Vừa tô điểm cho căn phòng vừa có tính nghệ thuật cao, khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sinh động, ấn tượng hơn.
Cửa gỗ: Chắc chắn, bền bỉ, không cong vênh trước sự thay đổi nền nhiệt nhanh chóng của thời tiết Việt Nam là những tiêu chí mà người ta chọn gỗ Laminate làm cửa chính, cửa phòng cho căn nhà của mình.
Sàn gỗ: Đây là một ứng dụng khá phổ biến của loại gỗ này. Các vân gỗ tự nhiên cùng bề mặt sáng bóng càng làm tăng thêm diện tích bề mặt, mang đến cảm giác rộng rãi, thoáng mát khi kết hợp dưới ánh sáng tự nhiên. Đồng thời, nhờ khả năng chịu nhiệt nên bạn cũng có thể an tâm khi không may đánh rơi tàn thuốc lá xuống sàn,...
Sàn nhà sử dụng gỗ Laminate mang đến cảm giác tươi sáng, tự nhiên
Kệ ti vi: Đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia đình thích gỗ tự nhiên nhưng điều kiện tài chính chưa cho phép. Với thiết kế giả gỗ cùng những đường vân mịn, sáng màu mang đến cảm giác chân thực không thua kém gỗ tự nhiên.
Tủ quần áo: An tâm bảo quản quần áo vào mùa nồm ẩm, mưa nhiều mà không lo nấm mốc.
Miếng dán: Dùng để bao phủ lên các bề mặt khác của căn phòng. Sử dụng miếng dán bạn có thể dễ dàng loại bỏ khi không cần dùng mà không ảnh hưởng đến thiết kế cốt lõi của không gian sử dụng.
Mẹo sử dụng và bảo quản sản phẩm gỗ Laminate
Dù rằng có tính chịu nhiệt, khả năng chống nước, bền màu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn trọng trong quá trình sử dụng để giữ được tính thẩm mỹ và kéo dài tuổi thọ sản phẩm lâu hơn.
Không nên sử dụng hóa chất tẩy rửa có tính oxy hóa cao. Bạn có thể pha loãng dung dịch chất tẩy, chỉ cần một lượng nhỏ là các vết bám cứng đầu cũng dễ dàng bị đánh bay.
Đảm bảo chất tẩy rửa không còn bám lại trên bề mặt sau khi vệ sinh. Bởi nếu để lâu chúng có thể phát sinh phản ứng gây ăn mòn, hủy hoại vật phẩm.
Không nên sử dụng các thiết bị vệ sinh có tính cứng, thô ráp. Điều này giúp hạn chế những vết trầy xước xuất hiện trên bề mặt.
Không nên sử dụng khăn lau còn lượng nước lớn. Bạn nên vắt khô khăn vừa để tiết kiệm thời gian vệ sinh vừa an toàn.
Hạn chế tối đa các tác động ngoại lực mạnh. Dù có lớp phủ độ bền cao nhưng bạn cũng không nên quá chủ quan bởi lâu dần tính năng này không còn vẹn nguyên như ban đầu.
Nếu có đặt các vật trang trí lên phía trên bề mặt, bạn nên lót một miếng vải mềm ngăn cách 2 lớp này nhằm tránh trầy xước khi kéo lê vật phẩm.
Hình ảnh cụ thể ứng dụng của gỗ Laminate vào thực tế
Như vậy có thể thấy gỗ Laminate đã ngày càng “xâm chiếm” không gian của mỗi gia đình Việt. Nhờ những tính năng ưu việt cùng mức giá thành hợp lý, đây là lựa chọn lý tưởng để tô điểm cho không gian sống thêm sang trọng, đẳng cấp, hiện đại, mang đến phút giây thư giãn, sảng khoái bên những người thân yêu.
Nếu bạn đang có kế hoạch tân trang ngôi nhà của mình thì hãy nhanh tay liên hệ với Gỗ Đỉnh để được tư vấn các giải pháp phù hợp với yêu cầu và tài chính của mình nhé.
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.