Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại gỗ ván ép công nghiệp khác nhau nhưng có lẽ cái tên nổi bật nhất phải kể đến là gỗ HDF (High Density Fiberboard). Ưu điểm của gỗ HDF là sở hữu độ bền, đẹp, tăng cường khả năng chịu lực và các vân gỗ khá giống với gỗ tự nhiên tạo nên cảm giác hài hòa trong không gian ngôi nhà bạn. Vậy gỗ HDF (High Density Fiberboard) có ưu điểm, cấu tạo như thế nào? Cùng Gỗ Đỉnh tìm ra câu trả lời chính xác trong bài viết dưới đây nhé!
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là gỗ gì?
HDF là viết tắt của High Density Fiberboard. Gỗ cấu tạo chính là 85% nguyên liệu gỗ tự nhiên đảm bảo sức khỏe cho người dùng, phần còn lại là các chất phụ gia và keo kết dính tăng độ cứng, bề mặt nhịn, nhẵn cho gỗ. Hiện nay, gỗ HDF thường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm nội thất chất lượng cao như: Bàn, ghế, tủ quần áo, sàn nhà, vách ngăn,…
Cấu tạo gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Tuy là gỗ ép công nghiệp hiện đại nhưng gỗ HDF lại có nguyên liệu chính là 85% gỗ vụn tự nhiên và các cành cây, ngọn cây hay các loại gỗ trồng ngắn ngày như: Keo, bạch đàn, xoan,…
Để tăng độ bền đẹp cho sản phẩm thì gỗ sau khi được thu hoạch về người ta sẽ xử lý bằng cách luộc lên và sấy khô ở nhiệt độ 1000 - 2000 độ C. Thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại HDF được xử lý hết nhựa và nước trong thân cây gỗ.
Tiếp theo, để tạo thành ván gỗ thì sẽ trộn bột gỗ vừa tạo cùng các phụ gia, keo dính và cần phải ép dưới áp suất từ 850 đến 870 kg/cm2.
Về độ mịn của mặt gỗ, người ta sẽ phủ bề mặt lớp Melamine Resin và sợi thủy tinh nên gỗ luôn có độ trong suốt, giúp giữ màu sắc được lâu dài. Bởi vậy, các sản phẩm được làm từ gỗ HDF (High Density Fiberboard) có rất nhiều mẫu mã, màu sắc và đều được ưa chuộng trên thị trường gỗ công nghiệp hiện nay.
Cấu tạo gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Gỗ HDF có mấy loại thông dụng
Gỗ HDF (High Density Fiberboard) được chia làm 2 loại thông dụng trên thị trường gỗ công nghiệp như: Gỗ HDF siêu chống ẩm và Black HDF siêu chống ẩm. Mỗi loại đều có kết cấu, đặc điểm và ưu, nhược điểm riêng biệt như:
Gỗ HDF siêu chống ẩm: Loại gỗ HDF siêu chống ẩm này có ưu điểm về khả năng kháng nước vượt trội, chống ẩm mốc hay bị cong vênh khi thời tiết thay đổi thất thường. Gỗ này rất phù hợp trong các gia đình miền Bắc nước ta. Thông thường, loại này được được ứng dụng trong làm cửa nhà, sàn nhà. Nhờ được ép khá chặt chẽ khá kỹ và kết hợp với keo siêu dính nên gỗ có chất lượng khá cao.
Gỗ Black HDF siêu chống ẩm: Loại gỗ này sẽ sử dụng với lực nén cực lớn nên sẽ có độ bền hơn hẳn HDF siêu chống ẩm. Nếu sử dụng Black HDF các nhà sản xuất hay người dùng sẽ không cần dán nẹp chắc chắn ở cạnh như gỗ công nghiệp MFC vẫn cam kết chất lượng đồ bền chắc chắn từ khoảng 20 - 25 năm hoặc có thể kéo dài hơn nếu bạn sử dụng cẩn thận.
Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Ưu điểm và nhược điểm của loại gỗ HDF
Ưu điểm của gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Ngoài chất lượng cao, giá thành phù hợp thì gỗ HDF còn có một số ưu điểm thuyết phục người dùng lựa chọn như:
Tăng khả năng chống nước, ẩm, trầy xước.
Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt nên sản phẩm rất phù hợp trong các trường học, khách sạn, nhà ăn và nhà hàng,…
Độ cứng cao, chịu được tải trọng khá lớn nên bạn có thể đặt các vật nặng lên sản phẩm.
Dễ di chuyển nên nó phù hợp với đại đa số người dùng nhất là những gia đình muốn một phong cách đơn giản tinh tế nhưng cũng đầy ấm cúng trong ngôi nhà của mình.
Gỗ được làm từ 85% gỗ tự nhiên từ các loại cây thông dụng nên vừa bảo vệ môi trường vừa tạo cảm giác thư giãn thoải mái tăng cường sức khỏe cho người dùng.
Gỗ được ứng dụng trong các toà nhà chung cư cao cấp
Nhược điểm của gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Dù được đánh giá hoàn hảo với độ bền, đẹp cao thì sản phẩm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm khó chịu như:
Tuy giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên nhưng so với các loại gỗ công nghiệp như: Ván Dăm, gỗ Dán hay MFC thì HDF có giá thành cao.
Nếu không vệ sinh thường xuyên dễ bị mối mọt “xâm lấn” và mất đi vẻ đẹp tự nhiên trên các vân gỗ nhân tạo.
Ứng dụng, giá trị của gỗ HDF trong đời sống hàng ngày
Với công nghệ sản xuất chất lượng cao, độ cứng, độ bền của sản phẩm được tăng lên rõ rệt. Chính vì thế, gỗ HDF ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi ngôi nhà nhỏ. Các sản phẩm được làm từ gỗ HDF được ứng dụng “rộng rãi” nhờ tính ưu việt.
Ván sàn gỗ HDF: Ván sàn làm từ gỗ HDF đang rất thịnh hành và hầu như nó phủ sóng khắp các tòa nhà chung cư. Việc sử dụng sàn gỗ HDF sẽ tạo nên sự hài hòa trong kết cấu, các đồ vật trong nhà cũng dễ dàng phối với nhau tạo nên sự lịch lãm, sang trọng.
Cửa gỗ HDF: Cửa gỗ HDF có ưu điểm ít bị cong vệnh, chịu được va đập và cách âm, cách nhiệt tốt. Bên cạnh đó, việc di chuyển lắp đặt cũng dễ dàng hơn.
Cửa Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Ngoài ra, gỗ HDF (High Density Fiberboard) còn được ứng dụng khi làm tủ bếp, giường ngủ,… Làm tăng sự kiện đại và phong cách trong mọi không gian.
Nội thất Gỗ HDF (High Density Fiberboard)
Nhìn chung, trong tương lai gỗ HDF (High Density Fiberboard) sẽ còn phát triển hơn nữa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng trong đời sống xã hội hiện nay. Sản phẩm làm từ gỗ HDF chắc chắn đem lại sự hài lòng tạo nên một ngôi nhà hiện đại, thoải mái trong chính tổ ấm của mình.
Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.