Cây Du Sam ít được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Loài cây này thường sinh trưởng ở những vùng núi đá vôi. Thường thì loại gỗ Du Sam được đánh giá cao về chất lượng sử dụng.
Cây Du Sam
Tên gọi: Du Sam, Du Sam Đá Vôi, Ngô Tùng, Thông Dầu, Tô Hạp Đá Vôi, Mạy Kinh.
Loài cây này phân bố ở khu vực đồi núi và các thung lũng có độ cao 200 m đến 1.000 m. Cây có thể cao đến 40 m - 50 m. Nón cây (quả) có hình quả trứng ngược, dài 16 – 19cm và có nhiều “vảy”. Cây ra nón vào tháng 3 và chín vào tháng Lá kim, dài 2-6,4 cm và rộng 3,6-4,2 mm. Thân gỗ cây tương đối phẳng nhưng nứt dọc, bong thành từng mảng.
Lá cây Du Sam
Quả cây Du Sam
Phân bố cây Du Sam:
Cây tập trung chủ yếu ở các tỉnh của Trung Quốc: Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Tây, Tứ Xuyên và một ít ở bắc Việt Nam.
Ứng dụng Gỗ Du Sam:
Gỗ Du Sam mềm, có màu vàng nhạt, thớ mịn và thơm, dễ gia công nên được ưa chuộng để làm nhà và nhất là để đóng đồ gỗ hay ốp trần, tường. Ngoài ra, gỗ cây Du Sam còn có thể chế tạo các loại tinh dầu tự nhiên từ trong gỗ. Tinh dầu Du Sam là loại tinh dầu cực kỳ quý và được chứng minh là có nhiều tác dụng tốt cho con người. Để làm tinh dầu Du Sam, người ta làm nhỏ gỗ ra rồi đem chưng cất để thu được tinh dầu nguyên chất.
Nếu sử dụng gỗ Du Sam với mục đích làm tượng gỗ, Tranh gỗ hay đồ nội thất gỗ thì không cần thiết phải loại bỏ tinh dầu ra khỏi gỗ. Thông thường, người thợ chỉ cần phơi gỗ một thời gian để gỗ co ngót tối đa, sau đó có thể dùng được.
Lục Bình gỗ làm bằng gỗ Du Sam
Tranh Phúc Lộc Thọ gỗ du Sam
Tình trạng bảo vệ:
Trước tình trạng loại gỗ Du Sam bị săn lùng và số lượng cá thể ngày càng giảm hiện ở Việt Nam số lượng cá thể của loài cây này còn không đến 20 cây nên trường Đại học Lâm nghiệp và Chi cục kiểm Lâm Bắc Cạn đã lập đề tài nghiên cứu để tìm cách nhân giống nhằm bảo tồn nguồn gien của loài cây quý hiếm này. Việc nghiên cứu nhân giống cây gỗ Du Sam đã bước đầu đạt được thành công mở ra những hy vọ