Giỏ Hàng Items 0
Gỗ Công Nghiệp Bao Gồm Những Loại Nào?

Hiện nay, gỗ công nghiệp đang rất được mọi người ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong trang trí nội, ngoại thất nhờ các tính năng ưu Việt mà gỗ tự nhiên không có. Vậy gỗ công nghiệp là gì và bao gồm những loại nào? Cùng Gỗ Đỉnh tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là gỗ công nghiệp?

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được sản xuất thông qua việc kết hợp giữa keo hoặc các loại hóa chất với vụn gỗ tự nhiên để tạo thành một tấm gỗ mới. Đa phần các loại gỗ công nghiệp đều tận dụng những nguyên liệu gỗ thừa, tái sinh chúng thành những tấm gỗ mới có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên.

Tại các thành phố như Hà Nội, Thành phố HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng,....gỗ công nghiệp được sử dụng khá phổ biến trong trang trí nội thất tại các công trình, biệt thự, khách sạn, nhà dân,...Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp thường có hai thành phần cơ bản là lớp bề mặt và cốt gỗ công nghiệp. 

  Gỗ Công Nghiệp - công dụng khá phổ biến trong trang trí nội thất

  Gỗ Công Nghiệp - công dụng khá phổ biến trong trang trí nội thất

Gỗ Công Nghiệp Bao Gồm Những Loại Nào?

Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại với cặc đặc tính khác nhau, độ bền màu khác nhau và giá thành khác nhau. Một số loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay: 

1.Gỗ MFC

Gỗ MFC còn có tên gọi khác là cốt gỗ ván dăm, gồm nhiều loại như cốt đen, cốt trắng, cốt xanh,...có khả năng chịu được ẩm mốc. Nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng tự nhiên như gỗ Bạch Đàn, gỗ Keo, Cao Su,... có thời gian thu hoạch ngắn. Sau khi các loại cây này được khai thác sẽ được đưa về nhà máy để chế biến. Các cây gỗ sẽ được băm nhỏ thành các dăm gỗ kết hợp với kéo thông qua các máy ép để tạo độ dày cho tấm gỗ. Dưới cường độ áp suất cao tạo ra nhiều tấm gỗ công nghiệp với đa dạng kích thước như: 9mm, 12mm, 15mm, 18mm, 25mm, 36mm,...

Gỗ MFC khả năng chịu ẩm mốc tốt

Gỗ MFC khả năng chịu ẩm mốc tốt

Khả năng chịu được đinh, vít khá tốt nên được rất nhiều người lựa chọn làm các món đồ nội thất như giường, tủ, bàn, kệ để tivi, kệ sách,...Tuy nhiên bề mặt gỗ MFC thông qua mắt có thể cảm nhận được khá nhám, không phẳng mịn vậy nê giá cả của loại gỗ này khá hợp lý. Với đa dạng màu sắc từ đen, trắng, xám,... cho người dùng thoải mái lựa chọn. Hơn nữa, đồ nội thất được làm từ gỗ MFC còn khá bền có tuổi thọ từ 10-15 năm mà không hề bị thay đổi chất lượng.

2.Gỗ MDF

Tương tự gỗ MFC gỗ MDF cũng được làm từ gỗ vụn của các nhánh cây. Sau khi gỗ được đưa vào máy nghiền nát thành các sợi nhỏ cellulose, đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, nhựa,... rồi đưa vào máy trộn keo cùng chất kết dính, chất bảo vệ, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ... tạo thành các tấm gỗ lớn có độ bền cao. Gia công ép lại thành các tấm với kích thước tiêu chuẩn như: 1m2*2m4 có đội dày từ 2,5-25mm. Gỗ MDF thường có hai loại là gỗ MDF thường và gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống thấm. Phần bột gỗ trong lõi khá mịn, có trọng lượng nặng hơn so với gỗ MFC         

Gỗ MDF  - khả năng chấm thấm, giá thành rẻ

Gỗ MDF  - khả năng chấm thấm, giá thành rẻ

Gỗ MDF có ưu điểm là:

 - Bề mặt gỗ kha đa dạng gồm: Veneer, Melamine, Acrylic,... đến sơn màu như 2k, 4k,...

- Giá thành khá ổn định

- Thích hợp với nhiều thiết kế nội thất

- Giảm thiểu tối đa tỉ lệ cong vênh, co ngót, mối mọt

- Bề mặt gỗ khá phẳng dễ thi công các đồ nội thất

Tuy nhiên cũng có một vài nhược điểm như: khó làm được các đồ nội thất chạm trổ phức tạp, khả năng chịu được được kém. Ván gỗ MDF thường được ứng dụng vào sản xuất đồ nội thất gia đình như bàn ăn thông minh, tủ quần áo, cửa gỗ cho nhà trường, phân xưởng,...

Xem thêm: Gỗ Ghép Thanh Là Gỗ Gì?

3.Gỗ HDF

Gỗ HDF là một sản phẩm gỗ ép công nghiệp có tên là High Density Fiberboard, được phát triển dựa trên việc khắc phục các nhược điểm của gỗ MDF và MFC, nâng cao chất lượng của cốt gỗ, có tính bền bỉ và khả năng chịu được lực và mật độ cao. Quy trình sản xuất gỗ HDF khá phức tạp: các tấm gỗ tự nhiên trồng rừng sẽ được luộc, sấy khô ở nhiệt độ cao từ 1000-2000 độ C. Qua dây chuyền xử lý hiện đại sẽ sấy khô hết nước và xử lý hết nhựa trong gỗ nên các tấm gỗ HDF luôn đảm bảo được chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài. Để làm tăng khả năng chống mối mọt, độ cứng của gỗ nên bột gỗ sau khi được xử lý sẽ được kết hợp thêm với các chất phụ gia. Dưới áp suất cao từ 850-870 kg/cm2 sẽ định hình được hình dạng của tấm gỗ. Các tấm gỗ thường có kích thước từ 2000-2400mm và có đội dày từ 6mm-24mm, tùy theo yêu cầu của người dùng mà có thể sản xuất đa dạng kích thước tấm gỗ.

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) - giá trị thẩm mỹ cao

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) - giá trị thẩm mỹ cao

Với quy trình sản xuất hiện đại như vậy nê gỗ HDF sở hữu rất nhiều ưu điểm:
 - Với hơn 40 màu sơn giúp người tiêu dùng thoải mái chọn lựa
- Khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt nên phù hợp sử dụng cho nhà bếp, phòng học, phòng làm việc, nội thất phòng ngủ,...
- Bề mặt gỗ khá nhẵn, mang giá trị thẩm mỹ cao
- Khắc phục được các nhược điểm như trọng lượng khá nặng, dễ cong vênh, mối mọt ở gỗ tự nhiên
- Khả năng chống ẩm mốc khá tốt do có mật độ cao hơn các loại ván gỗ thông thường 

Với những thông tin giải đáp thắc mắc “Gỗ Công Nghiệp Bao Gồm Những Loại Nào?”, hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều hiểu biết hơn về gỗ công nghiệp. Để có thể hiểu biết hơn về nhiều loại gỗ khác cũng như quan tâm đến các mặt hàng tượng, bạn có thể truy cập vào trang Gỗ Đỉnh bạn nhé!

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn. 

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 (zalo)

Website: https://godinh.com/