Cây Cao Su đã được du nhập vào Việt Nam một khoảng thời gian khá lâu, tuy nhiên cho đến hiện nay những lợi ích về việc ứng dụng gỗ Cao Su mới được phổ biến rộng rãi. Chắc hẳn đối với nhiều người loại gỗ này vẫn còn xa lạ và chưa có tính ứng dụng. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp cho mọi người tìm hiểu sự thật về loại gỗ này, chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!
Gỗ Cao Su và đặc điểm nhận dạng
Hình ảnh cây gỗ Cao Su trong tự nhiên
Tên thường gọi: Cao Su
Tên khoa học: Hevea brasiliensis
Họ: Crotonoidea
Nhóm gỗ: Nhóm VII
Đặc điểm sinh học
Gỗ Cao Su là một loại gỗ cứng nằm ở các vùng nhiệt đới, gỗ thường có màu sáng mà lấy từ những thân cây Cao Su từ 20 năm tuổi trở lên, khi cây đã không còn khả năng cho mủ nữa. Chính vì vậy, gỗ Cao Su rất thân thiện với môi trường vì nó được tận dụng và tái tạo nhằm mục địch lấy gỗ.
Gỗ Cao Su thuộc nhóm VII, bởi chúng có sức chống chịu và độ bền kém, không thể sử dụng trong thời gian dài nên không được ưa chuộng như những loại gỗ khác.
Đặc điểm của gỗ Cao Su
Hầu hết những loại gỗ Cao Su đều có ứng dụng trong nghành nội thất. Sau khi thu hoạch, người ta sẽ xẻ những thanh gỗ Cao Su thành hình trong hoặc xẻ dọc theo thân cây. Ưu điểm của loại gỗ này đó chính là các thớ gỗ dày, ít bị cong vênh và có màu sắc đẹp, trẻ trung rất thích hợp để làm gỗ nội thất.
Hoa cây gỗ Cao Su
Đặc điểm nhận biết cây gỗ Cao Su
Hầu hết khi khai thác gỗ Cao Su người ta luô lo sợ chúng bị mối mọt, nấm và côn trùng tấn công. Tuy nhiên vào những năm 1980 vấn đề này đã được giải quyết dưới sự phát triển của những phương pháp xử lý hóa học để gỗ có thể bền hơn và ít bị nấm mọt hơn. Hiện nay sau khi thu hoạch gỗ Cao Su người ta thường áp dụng cách ngâm chúng trong áp lực của bồn pha hóa chất chống mối mọt, sấy khô khuếch tán hóa chất và làm khô. Cứ như vậy chất lượng của chúng sẽ bền hơn và có được thời gian sử dụng lâu hơn.
Đặc điểm phân bố của Cao Su
Cây Cao Su có nguồn gốc từ khu rừng mưa nhiệt đới Amazon, tuy nhiên cho ngày nay cây Cao Su đã được trồng rất nhiều nơi trên thế giới. Ở các vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với nhiệt độ dao động từ 22 - 30 độ C.
Vào những năm 1878, thực dân Pháp đã đưa loại cây này du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên cho đến những năm 1897 cây Cao Su mới có giải pháp sinh trưởng tốt. Và vào năm 1907 nhà máy Cao Su đầu tiên đã được thành lập tại Việt Nam có tên là Suzannah đặt tại Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai. Đến nay, cây Cao Su tại Việt Nam hầu hết được trồng tại các tỉnh Đồng Nai, Tây Nguyên và các khu vực vùng Đông Nam Bộ nói chung.
Ưu điểm của gỗ Cao Su
Ưu điểm của gỗ Cao Su có một số ưu điểm sau:
Dễ dàng gia công, bám sơn tốt.
Bền bỉ, ít cong vênh
Màu sắc đa dạng, phù hợp với nhiều không gian nội thất.
Thân thiện với môi trường, khi cháy không thải ra khí độc