Giỏ Hàng Items 0
Gỗ Cẩm Là Gỗ Gì ?

Trên thị trường gỗ hiện nay, mọi người chúng ta đều có thể thấy sự xuất hiện rất đa dạng của nhiều loại gỗ tốt và chất lượng. Chắc mọi người chưa thể chọn cho mình loại gỗ thích hợp đúng không nào? Hôm nay, Gỗ Đỉnh sẽ giúp mọi người hiểu hơn về gỗ Cẩm nhé. Chúng tôi tin, mọi người sẽ không thể bỏ qua bài viết bổ ích này đâu.

Cây Gỗ Cẩm

Cây Gỗ Cẩm

Các bạn thường thắc mắc và đặt ra rất câu hỏi rất nhiều về loại gỗ này phải không? Gỗ Cẩm là gỗ gì ? Gỗ Cẩm Nhóm Mấy ? Gỗ Cẩm có tốt không ? Nó có nguồn gốc ở đâu? Gỗ Cẩm có mấy loại? màu sắc như thế nào? đặc điểm ra sao? Chúng có gì khác với nhiều loại gỗ khác? Các bạn hãy cùng Gỗ Đỉnh giải quyết vấn đề này nhé?

Tên gọi: Thường có tên gọi khác là Trắc Lai. Trắc bông, cẩm lai nam.

Tên Khoa Học: Có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis Pierre.

Thuộc họ: Cây thuộc họ Đậu-  Fabaceae.

Bộ: Thuộc bộ đậu - Fabales

Lớp ( nhóm): Cây gỗ thuộc nhóm IIA trong bảng phân loại nhóm gỗ quý Việt Nam.


Thân, hoa, lá cây Gỗ Cẩm

Thân, hoa, lá cây Gỗ Cẩm

Đặc điểm nhận dạng cây gỗ Cẩm

Cây gỗ to, có tán hình ô, xanh và cao đến 20 - 25 m, chiều cao dưới cành là 5 - 10m.

Đường kính thân 0,5 - 0,6m. Vỏ cây có màu xám, điểm những đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ. 

Thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim, dài 15 - 18 cm; có 11 - 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng 1,5 - 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành và không có lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt.

Quả đầu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu đen nhạt.

Đặc điểm sinh học, sinh thái cây gỗ Cẩm

Mùa hoa tháng 12 - 1, mùa quả chín tháng 2 - 4.

Cây sinh trưởng rất chậm đến trung bình. Tái sinh rải rác do hạt, khó nảy mầm. Mọc rải rác hoặc thành từng đám 5 - 10 cây trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa với các loài cây như Bằng lăng (Lagerstroemia sp.). Cây mọc nhiều ở độ cao dưới 800 - 900 m. Cây thường mọc chỗ ẩm, ven sông, suối đất bằng hoặc có độ dốc nhỏ, cùng với các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae  như: Sao đen - Hopea odorata, Chiu liu - Terminalia sp., Dầu đồng - Dipterocarpus tuberculatus,... Cây ưa đất feralit nâu đỏ hay nâu vàng phát triển trên đá bazan và feralit xám trên cát kết hay phù sa cổ có tầng dày, thoát nước.

Phân bố cây gỗ Cẩm

Loài cây này được phân bố ở Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam như:

Ở các tỉnh phía Nam như: Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắc Lắc (Đắc Min, Gia Nghĩa), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Ninh Sơn), Bà Rịa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Đồng Nai (Thống Nhất, Trảng Bom, Tân Phú, Vĩnh An, Vĩnh Cửu. Cẩm Mỹ), Bình Phước (Phước Long, Đức Phong), Tây Ninh (Tân Biên).

Ngoài Việt Nam cây còn được trồng ở: Lào và Campuchia.

Xuất xứ cây gỗ Cẩm

Ở Việt Nam

Đặc điểm, màu sắc, vân gỗ Cẩm

Gỗ thuộc một loại gỗ quý, gỗ có màu nâu hồng.Có vân đen, cứng, thớ mịn. Cả thịt gỗ và vân gỗ có chung một màu, nên những đường vân uốn lượn ẩn rất đẹp tạo ra những nét độc đáo phá cách( trừ Cẩm Sừng có màu đen và không có vân, có mùi thối khác biệt).

Vân Gỗ Cẩm

Vân Gỗ Cẩm

Đặc điểm chung của các loại gỗ Cẩm

Chất gỗ rất cứng và chắc. Toàn thân gỗ đều màu là gỗ tốt, ít bị mối mọt hay nứt nẻ. Điểm nữa là loại gỗ này thường có mùi như cây tre ngâm nước lâu ngày giống mùi bùn ( sình).

Xem thêm: Gỗ Cẩm Hồng Là Gỗ Gì ?

Phân biệt gỗ Cẩm Lai và gỗ Cẩm Sừng

Dựa vào màu sắc và vân gỗ Gỗ Cẩm Lai thường có màu sắc khác biệt hẳn so với những loại Cẩm khác có thể là vàng nâu hay đỏ nâu, vân gỗ rõ nét rõ nhất trong các loại Cẩm.

Vân Gỗ Cẩm Lai

Vân Gỗ Cẩm Lai

Gỗ Cẩm Sừng thường có không có vân, một màu đen sẫm tương tự như gỗ Mun.

Vân Gỗ Cẩm Sừng

Vân Gỗ Cẩm Sừng

Ứng dụng gỗ Cẩm

Gỗ rất quý, cứng, thớ gỗ mịn, khá giòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng. Gỗ được dùng để đóng Nội Thất Cao Cấp như giường, tủ, bàn ghế, trang trí và đồ tiện khảm, làm tượng gỗ mỹ nghệ như Tượng Phật Di Lặc gỗ, Tượng Linh Vật, Tượng Quan Công...

Tượng Phật Di Lặc Gỗ Cẩm Lai

Tượng Phật Di Lặc Gỗ Cẩm Lai

Tình trạng nguồn tài nguyên gỗ Cẩm

Loài gỗ này được xếp vào nhóm gỗ sẽ nguy cấp.

Do gỗ quý, ngoại hạng, nên gỗ Cẩm Lai đang bị săn lùng ráo riết và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhanh chóng.

Ngày nay, ngay ở các vùng trước đây có nhiều như Đồng Nai, Đắc Lắc.. cũng khó tìm được cây gỗ Cẩm có đường kính trên 30cm như trước đây. Nhiều vùng khác như Sa Thầy, Gia Nghĩa gần như vắng hẳn bóng loài cây gỗ Cẩm này.

Giá thành gỗ Cẩm

Giá các loại gỗ có sự chênh lệch thay đổi thường xuyên. Cũng vì bị khai thác kiệt quệ nên giá thành của loại gỗ này thường ở mức khá cao.

Biện pháp bảo vệ

Loài cây gỗ này được lưu vào Sách Đỏ năm 1996 thuộc Danh Mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm 2.

Bảo vệ nghiêm ngặt tại các vườn quốc gia như: VQG Cát Tiên (Đồng Nai), Chư Đôn (Ea Súp - Đắc Lắc) Mom Rây (Sa Thầy - Kontum) cũng như nhân giống cây và đem trồng

Mua sản phẩm làm bằng gỗ Cẩm: Gỗ Cẩm

Gỗ Đỉnh - Chuyên cung cấp hàng ngàn sản phẩm gỗ nội thất, tượng gỗ Phong Thuỷ.

Liên hệ ngay với Gỗ Đỉnh để được tư vấn!

Điện thoại: 086 863 2345 - 07 8481 3456 

Website: https://godinh.com

Email: godinh321@gmail.com